Kính ngưỡng tri ân Tôn giả Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề
Tôn giả Ba Xà Ba Đề là một vị Thánh Ni vẹn toàn đức hạnh. Ngài đã dành trọn tình thương yêu để chăm sóc và bảo vệ Đức Thế Tôn từ lúc Người mới đản sinh.
Tôn giả Ba Xà Ba Đề ngước nhìn Thế Tôn thật lâu, rồi chắp tay cung kính bạch:
- “Kính bạch Đức Thế Tôn, vào đêm nay con sẽ thành tựu Niết Bàn, nơi không còn sinh, già, bệnh, chết, không còn luân hồi, không còn tái sinh. Con thật hạnh phúc khi trọn kiếp này được là quyến thuộc, là đệ tử bên cạnh Thế Tôn.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, con là mẹ của Người, người mẹ trong thế gian vô thường hư ảo. Nhưng vĩ đại muôn phần hơn thế, Người lại là Cha của con, người Cha đã sinh ra con trong dòng Pháp bất tử. Người ban cho con niềm an lạc giải thoát, mãi mãi không còn phiền lụy, khổ đau.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, thân thể Người lớn lên từ những giọt sữa mà con đã chắt chiu gom góp. Nhưng tâm của con lại lớn lên từ dòng sữa Pháp thanh tịnh của Người. Nhờ dòng sữa này, con vĩnh viễn chấm dứt mọi cơn khát trong cuộc đời.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, được là mẹ của Thái tử là một vinh dự mà bất cứ bà mẹ nào trên đời này cũng đều ước muốn. Dù vậy, làm mẹ của một vị vua tối thượng thì vẫn phải trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nhưng con đã gặp được phúc duyên thù thắng nhất trên thế gian, đó là được trở thành mẹ của một Đức Phật mà trong vô lượng kiếp mới có một vị. Và chính Người đã ban cho con chiếc bè màu nhiệm để vượt thoát biển cả khổ đau của trầm luân sinh tử. Kính bạch Đức Thế Tôn, con xin được đảnh lễ Người.”
(Trích đoạn Lời tác bạch của Tôn giả Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề trước khi Ngài nhập Niết Bàn)
Tôn giả Ba Xà Ba Đề là một vị Thánh Ni vẹn toàn đức hạnh. Ngài đã dành trọn tình thương yêu để chăm sóc và bảo vệ Đức Thế Tôn từ lúc Người mới đản sinh. Sau này, khi Đức Thế Tôn đắc thành Đạo quả và chuyển vận bánh xe Pháp Bảo khắp cõi nhân thiên, công ơn của Tôn giả đối với chúng sinh là không thể tính kể.
Tôn giả cũng là người đầu tiên xin Thế Tôn cho người nữ xuất gia, đã mở ra lịch sử cho hàng Ni chúng, để lớp lớp thế hệ người nữ có cơ hội được bước vào đời sống của một Tỳ kheo Ni đầy phạm hạnh, thấm nhuần dòng Pháp thiêng liêng và sẽ có một ngày thoát ra khỏi khổ đau sinh tử.
Đền ơn Tôn giả, chúng con xin nguyện sẽ tinh tấn tu hành để phát triển và bảo vệ chánh Pháp. Chúng con nguyện dù gặp mọi khăn khó trở ngại vẫn luôn giữ vững lý tưởng. Nguyện Tôn giả gia hộ cho chúng con kiên tâm vững bước trên con đường hướng về giải thoát giác ngộ bao la.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết
Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.
Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam
Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.
Xem thêm