Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/09/2023, 15:15 PM

Chuyện luân hồi của 3 con dê

Luân hồi tái sinh xoay vần, mọi thứ đổi dời thật chớ trêu, kiếp trước còn là người thân thiết ruột thịt bên nhau, kiếp này lại đã đổi vai thành "người cầm dao, vật dưới thớt" mà ăn thịt uống máu nhau. Luân hồi phũ phàng và tàn khốc như vậy, mấy ai biết giật mình lo sợ mà tìm đường thoát ra?

Chuyện thứ 1: 

Đời Bắc Tống, Lưu Đạo Nguyên từng làm quan huyện lệnh Bồng Khê. Sau khi thôi việc về quê, một hôm đến chơi nhà họ Tần, nghỉ lại một đêm. Nửa đêm nằm mộng thấy một phụ nữ khóc nói với ông rằng:

-Tôi là vợ của chủ nhà họ Tần này, từng đánh chết một người thiếp của chồng, vì thế phải đọa làm thân dê. Hiện đang bị nhốt trong chuồng, sáng mai sẽ bị giết để đãi ông. Thân tôi dù chết cũng đáng tội chẳng tiếc gì, hiềm vì trong bụng đang có dê con, nếu lại vì tôi mà chết thì tội của tôi càng thêm nặng.

Lưu Đạo Nguyên đợi đến sáng mới đem chuyện ấy ra nói thì dê đã bị giết rồi. Cả nhà họ Tần nghe chuyện đều hết sức kinh sợ, liền đặt dê con trở lại vào bụng mẹ rồi mang ra đồng chôn cất.

Trích An Sĩ Toàn Thư. 

Chuyện thứ 2: 

Vào đời Đường, ở Trường An có phong tục sau tết là mọi người lần lượt thay nhau tổ chức yến tiệc đãi khách. Có ông chủ hiệu văn phòng phẩm tên là Triệu Đại, đến phiên đãi tiệc mời khách về nhà.

Đúng ngày, một quan khách vừa tới thì thấy phía trên chiếc cối giã gạo có một bé gái khoảng 13 - 14 tuổi, bị buộc vào một sợi dây, trên người mặc quần xanh, áo trắng. Bé gái ấy khóc lóc nói với quan khách rằng:

-Tôi vốn là con gái của ông chủ nhà này. Năm xưa tôi lấy trộm của cha mẹ một trăm quan tiền, định dùng mua son phấn, nhưng rồi chết đi chưa kịp mua. Số tiền ấy hiện vẫn còn đặt nguyên ở nhà bếp, trong một cái lỗ ở góc phía tây bắc. Tôi vì tội ấy mà nay phải làm thân dê.

Đứa bé gái vừa nói xong, quan khách nhìn kỹ lại thì chỉ thấy một con dê xanh đầu trắng, tưởng mình bị hoa mắt. Xong vì thấy kỳ quái nên vẫn nói lại với chủ nhà là Triệu Đại. Họ Triệu gạn hỏi về hình dáng đứa bé, thì quả thật rất giống với con gái của ông, đã chết cách đây hai năm.

Lập tức ông vào tìm trong nhà bếp, quả nhiên có số tiền còn nằm nguyên nơi bé gái đã nói. Triệu Đại liền mang dê vào chùa phóng sinh, lại phát nguyện từ đó cả nhà đều giữ giới, ăn chay.

Trích Pháp Uyển Châu Lâm. 

Tại sao chúng ta đã tu hành nhiều kiếp mà vẫn quanh quẩn trong luân hồi?

02

Lời bàn: 

Số tiền trộm cắp vẫn còn nguyên chưa dùng đến, mà quả báo khổ sở đã đến rồi, nhưng cũng không phải là chịu tội oan uổng. Đó quả thật là:

Trăm ngàn muôn thứ đều bỏ lại,

Chỉ riêng nghiệp báo vẫn mang theo.

Xét theo đó lại càng tin sâu nhân quả hơn nữa.

Chuyện thứ 3: 

Đời nhà Đường, trong khoảng niên hiệu Trinh Quán, quan Trưởng sứ Ngụy vương phủ ở Kinh Triệu là Vi Khánh Trị có đứa con gái mất sớm. Cả hai vợ chồng đều hết sức đau đớn, thương tiếc.

Sau đó hai năm, Vi Khánh Trị có dịp đãi khách, mua về một con dê để chuẩn bị giết thịt. Đêm đó, người vợ của Khánh Trị nằm mộng thấy con gái hiện về, mặc quần xanh, áo trắng, trên đầu giắt đôi trâm ngọc, khóc nói với mẹ rằng:

Khi con còn sống, thường lấy tiền bạc của cha mẹ tiêu dùng mà không hỏi xin, nay phải đọa làm thân dê để trả nợ. Sáng ngày mai con sẽ bị giết, con dê xanh đầu trắng chính là con đó, xin mẹ thương mà cứu vớt.

Người mẹ thức giấc kinh hãi, lập tức đích thân đi xem, thấy con dê sắp bị giết thịt quả nhiên nửa thân màu xanh, đầu trắng, lại có hai chòm lông trắng trên đầu phảng phất giống như đôi trâm ngọc. Bà lập tức bảo gia nhân dừng lại không được giết.

Lát sau thì Vi Khánh Trị đến, thấy khách đã tới mà việc nấu nướng còn chưa xong thì giận lắm, quát nạt nhà bếp. Nhà bếp sợ tội, lập tức phải giết dê. Đến khi dọn lên, khách mời không ai động đũa. Khánh Trị thấy lạ gạn hỏi, quan khách đều đáp rằng: “Trong lúc giết dê, chúng tôi từ xa đều nhìn thấy đó là một đứa bé gái.”

Đến khi Khánh Trị hỏi lại người vợ mới biết rõ sự việc, trong lòng đau đớn muôn phần, không lâu sau phát bệnh mà chết.

Lời bàn

Chuyện thứ 2 và thứ 3 tương tự nhau, cũng là trộm tiền của cha mẹ, cũng là bị đọa làm thân dê. Nhưng trong chuyện trước thì dê không bị giết, còn trong chuyện này thì cuối cùng dê vẫn bị giết. Đó không phải do may mắn hay rủi ro, mà là do số tiền lấy trộm vẫn chưa dùng đến nên khỏi chết, còn đã chi dụng rồi thì phải chịu chết để đền tội.

Lạm bàn:

Luân hồi tái sinh xoay vần, mọi thứ đổi dời thật chớ trêu, kiếp trước còn là người thân thiết ruột thịt bên nhau, kiếp này lại đã đổi vai thành "người cầm dao, vật dưới thớt" mà ăn thịt uống máu nhau.

Hãy nhìn lại những người thân bên ta, lấy gì đảm bảo kiếp sau ta không trở thành con vật bị chính người thân giết mổ như vậy? Nhất là với những người nghiệp chướng chồng chất từ các tội sát - đạo - dâm- vọng .v.v… thì thật không có gì đảm bảo.

Luân hồi phũ phàng và tàn khốc như vậy, mấy ai biết giật mình lo sợ mà muốn tìm đường thoát ra? 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm