Chuyện tử tế: 77 tuổi vẫn miệt mài đi vá đường

Ở tuổi 77, ông Lê Văn Sơn (ngụ xã Đông Bình, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) vẫn cần mẫn đi vá đường, mong muốn đem đến sự an toàn cho người tham gia giao thông.

"Vui khi bà con an toàn"

Chúng tôi gặp ông Sơn vào những ngày trời Cần Thơ nắng như đổ lửa, ông vẫn cần mẫn mang theo dụng cụ, cát, đá, xi măng… đi vá đường. Những ổ gà, ổ voi là mối nguy cho người tham gia giao thông đều được ông lấp vá, san phẳng lại một cách cẩn thận và nhanh chóng. "Nhìn thấy bà con đi lại an toàn trên những con đường mình sửa, tôi vui lắm. Làm công việc này cũng là cách để tôi giữ sức khỏe, sống vui, sống khỏe ở tuổi già. Con cái không chỉ ủng hộ mà còn góp tiền cho tôi làm", ông Sơn chia sẻ.

Chuyện tử tế: 77 tuổi vẫn miệt mài đi vá đường 1
Đến nay, ông Lê Văn Sơn đã có hơn 10 năm tình nguyện vá đường

Vợ chồng ông Sơn có 10 người con (5 trai, 5 gái), cuộc sống ổn định nhờ có 5 ha đất canh tác lúa. Sau khi các con lập gia đình, vợ bệnh nặng qua đời, ông giao hết việc đồng áng cho con, rồi xin làm bảo vệ cho một công ty đến khi về hưu.

Năm 2014, ông Sơn bắt đầu hành trình vá đường. Thời gian đầu, ông bỏ tiền túi để sửa chữa những con đường ở gần nhà. Dần dà, nhiều người biết đến, góp tiền mua vật liệu; chủ cửa hàng vật liệu xây dựng ở địa phương cũng giảm giá và có lúc không lấy tiền. Nhờ sự chung tay của cộng đồng, ông Sơn mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều tuyến đường, góp phần làm cho đường sá phẳng đẹp.

"Mỗi ngày, tôi mua khoảng 1 bao xi măng cát đá để đi vá. Bà con hàng xóm, chủ cửa hàng hỗ trợ thêm nên không lo thiếu vật liệu. Người đi đường thấy thế cũng ghé lại động viên, phụ làm, góp tiền cho tôi mua vật liệu. Nhiều người thấy tôi phơi nắng thì mang nước, mang bánh mời dùng, tôi thấy rất ấm lòng", ông Sơn chia sẻ.

Rất đáng trân trọng

Trên chiếc xe máy cũ kỹ, hằng ngày ông Sơn đi "bắt bệnh" cho hầu hết các con đường trên địa bàn TP.Cần Thơ, sau đó vá lành những ổ voi, ổ gà. Những đoạn đường được vá lành ông không thể nhớ hết, bởi công việc này ông đã làm hơn 10 năm nay.

Chuyện tử tế: 77 tuổi vẫn miệt mài đi vá đường 2
Dù nắng nóng gay gắt giữa trưa, ông Sơn vẫn miệt mài vá đường, đem lại an toàn cho người tham gia giao thông

"Những đoạn tôi thường vá thuộc đường Bốn Tổng - Một Ngàn (nay là đường tỉnh 919). Đường này tôi đã vá không biết bao nhiêu lần, bởi cứ vá được vài tháng lại trở về như cũ, nhất là vào mùa mưa", ông Sơn nói.

Người ta có nhiều cách nghĩ về ông Sơn. Người nói ông tốt bụng, giúp bá tánh, tạo phước cho con cháu; người thì cho rằng ông làm chuyện bao đồng. Riêng ông Sơn thì có "triết lý" của riêng mình: "Một mình, ăn xài đâu có bao nhiêu nên tôi chỉ chuyên tâm lo việc vá đường từ thiện. Tôi nguyện dốc sức cho chuyện xã hội. Dù khó khăn đến đâu cũng không bỏ cuộc, bởi tôi tâm niệm vá được càng nhiều, người dân di chuyển trên đường sẽ thêm an toàn", ông Sơn chia sẻ.

Ông Trần Minh Mẫn (43 tuổi, ngụ H.Thới Lai) cho biết: "Việc làm của ông Sơn đã quá quen thuộc với bà con địa phương. Ngày nào cũng thấy ông miệt mài đi vá đường trên chiếc xe cà tàng chở đầy dụng cụ, rất đáng trân trọng".

Ông Võ Duy Quốc, Phó chủ tịch HĐND xã Đông Bình, cho biết: "Việc làm của ông Sơn là tấm gương sáng của cộng đồng. Ông có nhiều đóng góp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Với những việc làm đóng góp cho xã hội, ông đã được địa phương trao tặng trao nhiều giấy khen".

Nguồn: Báo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Chiếc lá nương cây

Phật pháp và cuộc sống 09:49 12/04/2025

Không biết “mặt trời” của bạn ló rạng vào lúc mấy giờ? Với những người xuất gia như chúng tôi, đúng 3 giờ 30 phút, khi tiếng chuông Đại hồng ngân vang khắp khuôn viên chùa, đánh thức màn đêm tĩnh lặng là báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Cách kiểm soát cái miệng

Phật pháp và cuộc sống 09:45 12/04/2025

Lần đầu tiên khi tôi đến học với vị thầy của mình, ngài Ajahn Fuang, ngài dạy rằng bài học đầu tiên của việc thiền quán là kiểm soát cái miệng.

Trong vòng tay Phật

Phật pháp và cuộc sống 09:40 12/04/2025

Sáng sớm. Mặt trời chưa lên, nhưng bầu trời phương Đông đã ửng một màu hồng nhẹ như cánh sen non. Gió ban mai mơn man qua hàng cau thẳng tắp, tiếng chim sẻ ríu rít trên mái chùa rêu phong. Tôi đứng trong sân chùa, tay chắp nhẹ, lòng an tịnh như mặt hồ không gợn sóng.

Hành trình tôn tạo 10.000 tượng Phật hướng về Đại lễ Vesak 2025

Phật pháp và cuộc sống 14:47 11/04/2025

Giữa nhịp sống hối hả, nơi những lo toan thường nhật vẫn âm thầm cuốn bước con người, có một hành trình đang lặng lẽ khởi sinh – một hành trình không mang dáng vẻ phô trương, nhưng lại sáng bừng bởi ánh sáng của tình thương, của niềm tin và lòng thành kính.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo