Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/07/2022, 14:12 PM

Chuyện tu tiền

Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một đệ tử tại gia. Ông này thường đến than phiền rằng cha già của y, dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải làm việc kiếm tiền chứ không chịu tu hành gì ráo.

Một lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết :

- Nếu chuyện tu hành mà nảy tiền ra bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng !

Hôm nọ nghe xong nỗi băn khoăn của đệ tử, thiền sư Bạch Ẩn bảo :

- Chiều nay con hãy về bảo với cha con rằng Hòa thượng Bạch Ẩn bận việc quá nên không thể tu hành như ý. Ngài nhờ con tìm một người tu mướn. Cứ 10 chuỗi niệm Phật là một quan tiền. Cần chọn người trung hậu làm ăn sòng phẳng để kí giao kèo trao đổi. Người làm mướn có thể lĩnh tiền mỗi ngày hoặc hàng tuần cũng được.

Đệ tử y lời, trở về thưa với cha mình. Nhận thấy rằng đây quả là một công chuyện làm có ăn hẳn hỏi, ông lão sốt sắng nhận lời. Thêm vào đó, ngoài 10 chuỗi niệm Phật ăn tiền, ông còn hoan hỷ biếu không Hòa thượng hai xâu nữa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tâm bình an, tiền tài cũng chẳng mua được

Giao kèo đã kí kết, ông cụ cứ đến chùa lãnh tiền hàng ngày. Về sau để khỏi mất thì giờ, cụ thể dồn hàng tuần mới lĩnh.

Bẵng đi một thời gian không thấy cụ đến lĩnh tiền.  Người con theo lời dạy của Hòa thượng, cứ để cha làm theo ý muốn. Ngoài ba bữa ăn ông cụ ngồi ngay ngắn trước điện Phật … mà làm mướn. Cho đến một hôm, thấy cha mình cơ hồ đã ngưng lần chuỗi, mắt khép nhẹ, hơi thở điều hòa, nhẹ nhàng. Người con liền đến báo tin cho Hòa thượng hay.

Thiền sư Bạch Ẩn đến tận nơi quan sát. Thấy cụ già dáng ngồi có hơi nghiêng, do tuổi tác chất chồng, nhưng mặt mũi hồng hào. Gương mặt ông phảng phất một niềm bình thản khinh an.

Hòa thượng nói khẽ với người con, nhẹ như một hơi gió thoảng :

« Cha con đã nhập định ».

… Thiền sư đã dạy thiền cho ông cụ bằng cách ấy.

“Khi mê tiền chỉ là tiền

Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm”

Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. Ảnh Vũ Gia Hà

Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. Ảnh Vũ Gia Hà

Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (sinh năm 1940, Hà Nội), được nhiều người biết đến là nhà thơ dân gian. Những câu thơ giản dị của ông từ lâu đã ngấm ngầm đi vào trí nhớ người đọc, bởi sự dễ thuộc, dễ hiểu. Thơ ông nhiều giọng điệu, khi thì nghiêm túc, khi thì cười cợt. Nhưng “xương sống” của thơ Nguyễn Bảo Sinh là triết lý Đạo Phật. Những câu thơ của ông luôn khiến người đọc phải đào sâu suy tư theo lối “buông xả”, “hài hước hóa” cuộc sống. 

Nguyễn Bảo Sinh mạnh nhất ở thể thơ lục bát. Có lẽ vì thế mà thơ ông có nhiều người thuộc, ngoài tính triết lý dễ cảm, đương nhiên ở đây còn phụ thuộc vào tài năng của ông. Ngoài đời, Nguyễn Bảo Sinh có lối sống thật khác, ông làm kinh doanh chó cảnh, làm khách sạn cho chó mèo, tổ chức thi hoa hậu cho chó mèo. Được biết, ông từng học sư phạm, học sân khấu điện ảnh, nhưng cuối cùng lại không hành nghề từ ngành học.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Xem thêm