Chuyện vãng sanh của Sư bà Đàm Lựu (1933 -1999)
Sư Bà đã biết trước lúc ra đi. Hơn ba tháng trời từ lúc Sư Bà bệnh nặng cho đến cuối lễ “Trà tỳ”, đạo tràng Đức Viên luôn vang rền câu “Nam Mô A Di Đà Phật" không dứt.
Sư Bà Đàm Lựu sinh năm 1933, tại xã Thanh Oai, Hà Đông, Bắc Việt (Hà Nội bây giờ).
Lúc 2 tuổi, cha mẹ đem tặng cho Sư Cụ Đàm Soạn nuôi vì khó nuôi. Năm 16 tuổi, Sư Bà thọ giới Sa Di Ni, 19 tuổi thọ giới Tỳ kheo Ni.
Sư Bà ưa thích giản dị, tính tình khiêm cung, nhu hòa nhẫn nại. Thực hành chí nguyện độ sinh làm hoài bão.
Năm 1952, Sư Bà theo Sư phụ vào Nam. Năm 1964, du học ở Tây Đức. Năm 1970, Sư Bà làm giám đốc Cô Nhi Viện Lâm Tỳ Ni. Năm 1977, ra nước ngoài. Năm 1980, lập chùa Đức Viên ở San Jose, Calijornia Mỹ quốc.
Năm 1984, để sáng lập một đạo tràng rộng rãi khang trang, thuận lợi cho việc hoằng pháp độ sinh, Sư Bà bắt đầu gây quỹ để xây dựng, bằng cách hướng dẫn Ni chúng và Phật tử trong chùa làm thức ăn chay, bán vào các ngày cuối tuần, mỗi nửa tháng và lễ lớn.
Để mọi người đều có thể gieo trồng thiện căn với Tam bảo, Sư Bà kêu gọi và phát động việc thu nhặt lon nhôm, giấy báo, thùng cát-tông,…Công tác này được nhiều người nồng nhiệt tham gia.
Vị Sư khờ niệm Phật tiêu nghiệp chướng, tự biết ngày giờ vãng sanh
Pháp môn mà Sư bà hành trì là trì chú và niệm Phật. Lòng tin sâu xa khởi phát sau khi chứng kiến sự vãng sanh của Sư Cụ Đàm Soạn, Ngài an nhiên tự tại biết trước ngày giờ. Cũng từ đó, ý nguyện cầu sinh Tây Phương của Sư Bà không lúc nào xao lãng.
Ngày 25 tháng 9 năm 1998, Sư Bà cho họp buổi họp “Bất thường” để thành lập Ban Điều Hành mới cho chùa. Các đệ tử linh cảm sẽ có chuyện không hay xảy ra.
Đêm 25 tháng 12 năm 1998, Sư Bà được đưa đi bệnh viện vì không thở được do chân tay và bụng đều sưng lên. Sáng hôm sau, bác sĩ cho xuất viện vì không thể làm gì được, Sư già Nguyên cố nài nỉ họ tìm cách. Trong khi đó, Sư Bà vẫn bình thản trước bệnh trạng nguy kịch của mình và còn bảo:
- “Con vẫn chưa thành người lớn được!”
Khi trở về chùa, chúng đệ tử lo ngại bu quanh không đi ngủ, Sư Bà đuổi hết ra khỏi phòng:
Lần khác:
- “Thương Thầy thì để cho Thầy niệm Phật chứ!”
Mặc dù cơn bệnh hành hạ, lăn lộn trăn trở nhiều, nhưng khi được chư Tăng đến hộ niệm, Sư Bà vẫn cố gắng lặng yên chấp tay niệm theo và không quên nói lời cảm tạ khi quý Thầy ra về.
Ngày 11 tháng 1 năm 1999, sau khi thử máu trong cơn ngất, bác sĩ cho Sư Bà nhập viện để truyền Sodium vì thiếu trầm trọng. Nhiều bác sĩ đến khám vô cùng kinh ngạc, họ không hiểu tại sao Sư Bà vẫn tỉnh táo và chỉ mê vài phút, giá như người khác thì phải hôn mê mãn tính hết rồi? Sư Bà bảo Sư già Nguyên thông dịch:
- “Con nói với họ là nhờ Thầy niệm Phật hằng ngày đó!”
Thời gian Sư Bà nằm viện, y tá phải lấy máu xét nghiệm mỗi ngày, đâm kim nhiều quá đến nỗi họ phải xót xa xin lỗi, Sư Bà vẫn an nhiên:
- “Cám ơn! Cô thật khéo tay!”
Trong khi các đệ tử đau lòng càm ràm với họ, Sư Bà liền quở:
- “Gớm! Con xem, tay Thầy như là bong bóng vậy. Có sao đâu! Cứ để họ làm công việc cần làm. Tại tay Thầy khó, chứ đâu phải họ dở mà con nhằn!”
Rồi quay qua cười và “Thank you” họ.
Lần sau đến, thì họ xin cúng dường một Vein, những mong Sư Bà bớt đau. Sư Bà tươi cười đáp:
- “Cô để mà dùng!”
Cô y tá ngỡ ngàng, sau đó khi hiểu ý, cô vô cùng cảm động, ôm lấy tay Sư Bà và gọi “Mama” (mẹ) mỗi khi tương ngộ.
Có lần lưng và cạnh sườn đau dữ dội phải đưa đi cấp cứu…Bác sĩ vào thăm, khi khám bụng, Sư Bà nói:
- “Bụng tôi giống biển cả.”
Họ cấp tốc cho thuốc giảm đau, rồi hỏi đệ tử:
- “Làm sao Sư Bà còn vui được trong nỗi đau kinh hoàng đó nhè?”
Một vị nhớ lại lời Sư Bà hôm trước, bèn đáp:
- “Nhờ thầy niệm Phật hằng ngày thôi”
Đến ngày 15 tháng 3 năm 1999, sức khỏe Sư Bà suy sụp trầm trọng, dạy đệ tử thỉnh chư Tăng về làm lễ cầu siêu cho mình. Chúng đệ tử rơi lệ xin Thầy chầm chậm ra đi, nhưng Sư Bà bảo rằng không trì hoãn được nữa. Quý Thầy đến tụng Kinh cầu nguyện. Đệ tử đẩy xe đưa Sư Bà lên bạch Đại Tăng. Sư Bà vẫn ung dung tự tại và thành kính yêu cầu quý ngài tụng chú vãng sanh để cầu siêu và hộ niệm cho mình. Khi thấy các đệ tử buồn so, Sư Bà liền dạy:
- “Các con nên nhất tâm niệm Phật cầu nguyện cho Thầy tiêu hết dư nghiệp mà được vãng sanh”
Một hôm Sư Bà dạy:
- “Sau này Thầy đi rồi, chị em các con phải thương yêu lẫn nhau, phải tu học và sống theo chánh pháp.”
Và:
- “Các con phải dũng mãnh, tinh tấn niệm Phật khi còn khỏe. Trừ hao đến lúc bệnh, thân tâm mỏi nhọc, niệm Phật rất khó định tâm. Mê thì nhiều mà ngộ thì ít.”
Ngày 23 tháng 3 năm 1999, bác sĩ của Sư Bà vào thăm hỏi:
- “Thầy có biết khi đi rồi thì Thầy về đâu không?”
Sư Bà khẳng khái nhất quyết:
- “Về cõi Cực Lạc chứ về đâu!”
Đến ngày 26 tháng 3 năm 1999, vào lúc 21 giờ 27 phút, Sư Bà an lành vãng sanh trong tiếng hộ niệm của đại chúng. Sư Bà hưởng thọ 67 tuổi, 48 hạ lạp.
Sư Bà đã biết trước lúc ra đi. Hơn ba tháng trời từ lúc Sư Bà bệnh nặng cho đến cuối lễ “Trà tỳ”, đạo tràng Đức Viên luôn vang rền câu “Nam Mô A Di Đà Phật" không dứt.
Câu Hồng danh Vạn Đức đã vang lên, tỏa rộng khắp nơi, vượt cả mấy tầng trời, đúng như ước nguyện của Sư Bà đã từng tâm sự với các đệ tử:
- “Nơi đây có đạo tràng Đức Viên, giống như của Chư Tổ Tịnh Độ, mà tiếng niệm Phật vang rền không ngừng nghỉ”.
Tín tâm của đại chúng phát khởi và tăng trưởng, nhất là sau buổi “Trà tỳ” Sư Bà để lại gần trăm viên Xá Lợi, kích thước, hình dáng và màu sắc khác nhau. Có mảnh trắng đục như sữa, sắc óng như ngà, vàng nhạt, xanh cẩm thạch, trắng hoa tuyết, tím sen, đen huyền óng ánh. Đặc biệt là trái tim màu nâu đỏ, như bàn tay nắm lại của một em bé sơ sinh. Một cụ già thường đến niệm Phật, bảo rằng:
- “Bây giờ không tin cũng phải tin, đây là chứng cứ hiển nhiên nhất!”
Trích Vãng Sanh Lưu Xá Lợi –Tịnh Hải sưu tập.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm