Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/05/2024, 15:30 PM

Chuyện vãng sanh của cụ bà Huỳnh Thị Dền (1917 -2000)

Hàng ngày bà ở nhà một mình, chuyên tinh niệm Phật. Khi bà bệnh, các con đề nghị bà nên niệm Phật Dược Sư để uống thuốc, bà bảo: “Mẹ đã quen niệm Nam Mô A Di Đà Phật rồi, Phật nào cũng là Phật, là đấng cao cả thiêng liêng. Phật A Di Đà cũng là đấng Y Vương”.

Cụ bà Huỳnh Thị Dền, pháp danh Quảng Khánh, sinh năm 1917, ngụ tại Bình Dương. Lập gia đình khi lên 19 tuổi, chồng làm nghề Đông y, sanh được năm gái, một trai.

Bà tính tình hiếu thuận, từ hòa, giản dị, ưa bố thí, thích phóng sanh, thương yêu người nghèo khổ, giúp đỡ trẻ mồ côi…Nên ai ai cũng đều quý mến.

Thuở nhỏ, bà thường theo mẹ đến chùa lễ Phật, hạt giống Phật pháp sớm được nẩy mầm, bà bắt đầu biết niệm Phật từ đó. Lúc mẹ qua đời, bà tự tay nấu nướng cúng dường 14 vị Sư.

Năm 1968 chồng mất, bà thủ tiết nuôi con.

Bà thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật, khi buồn cũng như khi vui, khi các con bệnh bà lại càng tha thiết niệm Phật nhiều hơn.

Năm 1978, gia đình bà sang Mỹ, hai năm sau định cư tại Sacrameto. Đến năm 1990, cả nhà đều quy y Tam Bảo với Sư Bà Diệu Từ tại chùa Diệu Quang.

Cuộc đời và ký sự vãng sanh của ba tôi, biết trước một tháng ngày vãng sanh

261184144_1355841981537495_3455582574854904382_n (2)

Trong 10 năm, hàng ngày các con bà đi làm, bà ở nhà một mình, càng chuyên tinh niệm Phật. Khi bà bệnh, các con đề nghị bà nên niệm Phật Dược Sư để uống thuốc, bà bảo: “Mẹ đã quen niệm Nam Mô A Di Đà Phật rồi, Phật nào cũng là Phật, là đấng cao cả thiêng liêng. Phật A Di Đà cũng là đấng Y Vương”. 

Sau này vì già yếu, bà ít đi chùa hơn trước, nhưng luôn khuyên con cháu đi chùa để nghe Pháp, tụng kinh và niệm Phật, được vậy bà mới vui. Hàng tháng, bà còn động viên các con cháu đến chùa để thọ Bát Quan Trai và làm Phật sự, nhất là vào những ngày lễ lớn; từ sáng, là bà đã đánh thức các con dậy về chùa làm công quả rồi trưa về ngủ tiếp. Vì gia đình bà phát nguyện cúng dường toàn bộ rau cải (làm rau ghém) cho Phật tử dự lễ.

Riêng bà thì thích đi ngày thường, bởi dễ gặp Thầy (Sư Bà) để thưa hỏi về pháp môn niệm Phật. Mỗi lần được gặp riêng Thầy, bà mừng lắm. Có bữa nọ đi chùa về, cô Quảng Duyên hỏi:

- “Hôm nay mẹ đi chùa về có mệt không?”

Bà khoe:

- “Bữa nay, mẹ cầm tay Thầy, mẹ tưởng chừng như đang nắm tay một vị Phật sống. Từ đây về sau, tụi con không nên làm điều gì phật ý Thầy mà mang tội với Phật đó!”

Ngày 22 tháng 3 năm 2000, giữa đêm thức giấc, dậy đi ra ngoài, khi sắp bước trở vô phòng, bà chăm chú nhìn ra cửa sổ thấy bên ngoài vùng trời đêm bỗng rực sáng và toàn là bông hoa tuyệt đẹp. Bà bèn hỏi cô con gái lớn:

- “Sao bông hoa đâu mà nhiều quá vậy?”

Con bà liền nhìn ra chẳng thấy gì cả, liền đáp:

- “Đâu có gì đâu!”

Ngày 7 tháng 5 năm 2000, khi ngủ trưa dậy, bà thuật lại rằng:

- “Mẹ vừa nằm mơ thấy đi đến một cảnh tuyệt đẹp! Toàn là hoa, thật là nhiều hoa đẹp!”

Ngày 18 tháng 5 năm 2000, trong phòng bà xuất hiện một mùi thơm kỳ lạ, qua hôm sau cũng thế, từa tựa mùi nước hoa mà không phải.

Thường ngày, bà rất thích nghe băng kinh và băng thuyết giảng của Sư Bà Diệu Từ. Đặc biệt là cuốn băng Báo Ân Phụ Mẫu. Nên trước khi ngủ, bà nghe băng, lúc thức dậy thì nằm im niệm Phật.

Đến ngày 20 tháng 5 năm 2000, bà còn ngồi nói chuyện vui cười với cháu con. Tâm trí bà rất tỉnh táo. Những lúc mệt mỏi thì bảo người nhà đỡ nằm xuống. Lúc đó, bà nằm yên lép nhép niệm Phật, con bà ghé sát hỏi khẽ:

- “Mẹ! Mẹ nói gì?”

Bà lắc đầu:

- “Không, để yên mẹ niệm Phật.”

Nhìn thần sắc biết bà đang mệt và yếu nhiều hơn. Sau khi bàn bạc các con đưa bà vào nhà thương để truyền nước biển.

Vào bệnh viện 11 giờ 30 đêm, ngày 20 tháng 5 năm 2000, bác sĩ khám, y tá xét nghiệm máu và chụp hình phổi. Khoảng 1 giờ sau, bác sĩ cho biết huyết áp bà xuống thấp, trong người thiếu Potassium và cảm nên cho trụ sinh vào nước biển. Bà suốt ngày hôm sau có khi khỏe khi không, thường nằm yên nhắm mắt, miệng lép nhép niệm Phật.

Tối 21 tháng 5 năm 2000, khoảng 9 giờ bà muốn uống thuốc sổ, con bà hỏi:

- “Mẹ muốn xin y tá thứ thuốc làm cho phân xốp hay uống nước trái prune?”

Bà đáp:

- “Mẹ muốn uống prune!”

Vài giờ sau bà đi cầu mấy lần.

Đến 5 giờ sáng ngày 22 tháng 5 năm 2000, đáp ứng lời thỉnh cầu qua điện thoại, Ni Sư Tịnh Lạc, Sư Cô Tịnh Minh và cô Quảng Hảo đến bệnh viện thăm bà. Khi ấy, bà lên cơn mệt nhiều. Ni Sư bảo mọi người chia nhau đứng hai bên giường và đến gần nói với bà:

- “Chúng tôi niệm Phật A Di Đà cho cụ nghe và cụ niệm theo nhe!”

Bà tuy mệt nhưng gật đầu mỉm cười, tự sửa lại thế nằm, duỗi thẳng chân ra trông có vẻ thoải mái, nét mặt không còn thấy mệt nữa. Ni Sư và sư Cô đồng cất tiếng:

- “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật”

Tất cả mọi người đều niệm theo.

Tới 8 giờ 10 phút tối ngày 22 tháng 5 năm 2000, bà trút hơi thở cuối cùng trong tiếng hộ niệm. Bà hưởng thọ 84 tuổi. Ni Sư bảo tất cả niệm Phật liên tục đừng ngừng nghỉ.

Được 20 phút sau, Ni Sư cùng cô Quảng Hảo đồng reo lên:

- “Phật pháp thật nhiệm mầu!”

Lúc đó, da mặt của bà bỗng chuyển sang màu hồng và sáng lên, da căng thẳng ra mất hết các nếp nhăn mấy phút trước đó, và những điểm lấm tấm trên gương mặt cũng tiêu hết. Chỉ còn một màu hồng hào tươi trẻ như người phụ nữ khoảng 50 tuổi.

Vì lúc mất miệng bà há ra để thở. Nhưng khi da mặt bà đổi màu hồng thì bỗng nhiên cằm dưới từ từ đưa lên và khép kín miệng lại.

Ni Sư Tịnh Lạc và Sư Cô Tịnh Minh từ giã ra về. Mọi người còn lại vẫn tiếp tục hộ niệm.

Đến 9 giờ 40 tối, lúc ấy cô Quảng Duyên đứng kế bên ngang đầu bà, bỗng trông thấy hai trái tai dài ra hơn bình thường. Cô hơi sợ lui ra sau để đổi em cô đứng vào, song đôi mắt vẫn dán vào đấy.

Trái tai của bà vẫn còn dài ra. Cô liền khều người chị và Quảng Hảo, rỉ tai chỉ cho họ xem.

Kể từ khi bà mất, lúc mọi người niệm Phật, nhân viên nhà thương tôn trọng vấn đề tôn giáo nên không ai đến quấy rầy. Các con bà và cô Quảng Hảo đồng niệm suốt 12 tiếng đồng hồ. Sau lễ hỏa táng thu được rất nhiều Xá Lợi.

Trích sách "Chuyện Vãng Sanh" - Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm