Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/07/2019, 16:11 PM

Cô giáo miền Tây Bến Tre làm nhang sinh học từ loài cây dại

Từ kinh nghiệm dân gian của ông bà truyền lại, chị Đào- một giáo viên môn sinh học trường THCS Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, nghiên cứu biến lá quao thành nhang sinh học.

Ở miền Tây, có loài cây tên là quao nước. Đây là loài cây mọc dại phổ biến ở miền Tây. Chúng thường mọc dại ven các kênh, rạch với chức năng chống sạt lở là chính, thỉnh thoảng được dùng trong đông y. Vì thế, khi nói đến việc dùng lá cây quao để làm nhang hầu như đều khiến mọi người khó tin.

Từ cây quao mọc dại ở miền Tây, cô giáo đã sáng tạo ra cây nhang thiên nhiên không độc hại

Từ cây quao mọc dại ở miền Tây, cô giáo đã sáng tạo ra cây nhang thiên nhiên không độc hại

Bài liên quan

Trải qua nhiều lần thất bại và mất nhiều năm nghiên cứu, đến năm 2016 cô giáo Ngô Song Đào (huyện Mõ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) đã trình làng loại nhang sinh học.

Từ kinh nghiệm dân gian của ông bà truyền lại, chị Đào- một giáo viên môn sinh học trường THCS Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, nghiên cứu biến lá quao thành nhang sinh học. Với cách làm này, sản phẩm do cô Đào tạo ra vừa không gây ô nhiễm, vừa tăng thêm thu nhập cho người trồng, tránh lãng phí. Đặc biệt, loại nhang này không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất độc hại nào, nên rất đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Từ loài cây, không tẩm chất độc hại, hương vị thiên nhiên, hương nhang của cô giáo đã giúp môi trường không bị ô nhiễm, người sử dụng không độc hại.

Từ loài cây, không tẩm chất độc hại, hương vị thiên nhiên, hương nhang của cô giáo đã giúp môi trường không bị ô nhiễm, người sử dụng không độc hại.

Chị Ngô Ngọc Gia (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), chia sẻ: “Hồi mới đầu nghe nhang lá quao cũng hiếu kỳ,tôi cũng dùng thử để xem sản phẩm như thế nào. Tôi dùng thì cảm nhận thấy nhang rất tự nhiên, nó không độc hại như những loại nhang khác, mùi thơm lại dễ chịu”.

“Tôi mong muốn tạo ra một cái sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Khách hàngcó lựa chọn mới hoàn toàn hữu cơ, khi thắp trong gia đình hoàn toàn có bầu không khí trong lành” - cô Đào chia sẻ.

Từ việc nghiên cứu tới sản xuất, không phải dễ dàng. Nhưng không gì làm cô giáo ngưng niềm say mê của mình. Cô quyết tâm làm bằng được.

Từ việc nghiên cứu tới sản xuất, không phải dễ dàng. Nhưng không gì làm cô giáo ngưng niềm say mê của mình. Cô quyết tâm làm bằng được.

Có ý tưởng từ năm 2013, nhưng khi bắt tay vào sản xuất thì cô Đào gặp muôn vàn khó khăn. Dù thất bại hàng chục lần nhưng cô vẫn không bỏ cuộc. Bởi với cô, sau mỗi lần như vậy côlại có thêm kinh nghiệm để giúp sản phầm ngày thêm hoàn thiện. Mãi đến năm 2016, dự án nhang sinh học của cô Đào mới thành công và sau đó đã đạt giải khuyến khích cấp quốc gia về cuộc thi khởi nghiệp năm 2017.

Theo cô Đào, để làm nhang, lá quao sao khi phơi khô sau 36 tiếng sẽ được xay nhuyễn và phối trộn với các loại được liệu thuốc bắc. Bản thân lá quao không có tinh dầu, khó cháy vì thế chị Đào đã phối trộn thuốc bắc cùng một số thảo dược khác vừa có tinh dầu, vừa có hương thơm, kết hợp cùng lá quao để tạo thành nhang sinh học. Sau đó, trải qua quá trình se và phơi từ 2-3 giờ sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Cô đã phải thay đổi công thức tới 16 lần

Cô đã phải thay đổi công thức tới 16 lần

Bài liên quan

Cô Đào chia sẻ: “Công đoạn quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của sản phẩm là ở sự điều chỉnh độ nén của máy và công thức không được sai, khi làm sai hàm lượng thì sản phẩm sẽ ra không như mong muốn. Để có được hương thơm tốt nhất và độ cháy tốt nhất, tôi đã phải thay đổi công thức 16 lần”.

Khởi nghiệp sản xuất nhang sinh học của cô giáo miền Tây đã đem lại lợi ích và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn. Càng trân trọng hơn khi cô giáo vùng sâu còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, nhất là lao động nữ và có tuổi đời trên 50. Chị Đào còn thu mua lá quao khô tại chỗ cho người dân với giá 20.000 đồng/kg.

Khởi nghiệp nhang sinh học của cô giáo Đào đã mang lại công việc cho nhiều người lao động

Khởi nghiệp nhang sinh học của cô giáo Đào đã mang lại công việc cho nhiều người lao động

Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (ngụ huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), cho hay: “Những chị em phụ nữ khoảng 50 tuổi trở lên có công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập. Làm ở đây 1 ngày chị em kiếm được 70.000-100.000 đồng tùy theo thời tiết”.

Cùng chúc dự án khởi nghiệp của cô giáo sẽ thành công với thiện tâm giữ an toàn sức khỏe của người sử dụng.

Cùng chúc dự án khởi nghiệp của cô giáo sẽ thành công với thiện tâm giữ an toàn sức khỏe của người sử dụng.

Nhang sinh học có nhiều lợi ích dù là khắc tinh của muỗi nhưng hương thơm đồng quê thư thả và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do không có chất dễ cháy nên lượng khói hầu như không có, độ cháy mỗi cây kéo dài từ 80 đến 90 phút và cháy liên tục không bị tắt giữa chừng nên rất được nhiều người ưa chuộng. Hiện sản phẩm nhang quao của chị Đào đã có mặt tại nhiều các địa phương như: Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL,...

Theo Dân Việt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm