Có hay không sự tồn tại của bản hữu
Dựa trên cơ sở nào mà chúng ta đi đến kết luận rằng không có bất cứ điều gì thực sự có tồn tại bản hữu? Chúng ta có thể liên hệ điều này với kinh nghiệm cá nhân của chính mình.
Trong nhận thức thô sơ của mình về thế giới, dù đó là kinh nghiệm nội tại hay nhận thức của đối tượng thực nghiệm, chúng ta có xu hướng tin tưởng vào một thực tại bản hữu của những hiện tượng này như thể chúng thực sự tồn tại ở đâu đó bên ngoài. Chúng ta cảm thấy chúng hiển thị rất rõ ràng và dùng tay mình sờ mó được. Tuy nhiên, khi chúng ta quan sát và nhìn nhận kỹ lưỡng những gì đảng xảy ra ở đây, thì đối tượng ấy bắt đầu biến mất.
Tuy vậy, điều này không phải thừa nhận rằng không có nghĩa là không có gì tồn tại. Kinh nghiệm trực tiếp, thực nghiệm của chúng ta xuất hiện trong thế giới này chứng tỏ sự tồn tại của chính mình là những chúng sanh có tri giác và cũng là sự tương tác của chúng ta với các đối tượng thế giới để xác nhận sự tồn tại của thế giới xung quanh mình. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu các pháp có thể không tồn tại khi chúng ta quán sát kỹ bản chất tối hậu của chúng, nhưng nếu trong cùng một thời điểm, kinh nghiệm thực tế của mình cho rằng chúng tồn tại, thì chúng ta hiểu chúng tồn tại như thế nào? Vì thực tại khách quan với tồn tại độc lập hoàn toàn trở nên bất ổn, nên các cấp độ nhận thức này chỉ là một sự thay đổi luân phiên, và điều đó cho thấy sự tồn tại của các pháp phải được hiểu trên mức độ danh nghĩa là thực tại định danh.
Khi đã đạt đến hiểu biết sự tồn tại của các hiện tượng, các pháp và các sự kiện này, có thể được thấu rõ chỉ trong phạm vi của thực tại định danh, chúng ta lại tập trung chú ý vào tự ngã và các đối tượng xung quanh mình, thì sẽ nhận thức được điều này là không phải cách chúng ta hướng đến để lĩnh hội chính mình và thế giới. Qua quá trình phân tích này, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng mặc dù thế giới và tự ngã xuất hiện như thể chúng có được sự tồn tại độc lập, nhưng trên thực tế, khái niệm phân biệt này là sai lầm và vọng tưởng.
Về việc áp dụng cụ thể các hình thức suy lý để đưa ra một kết luận như vậy, chúng ta nhận thấy rỏ trong văn học Trung Quán Tông việc lập luận để tìm ra sự trống rỗng của tính đồng nhất và khác biệt. Theo kết quả phân tích lâu nay, khi đi đến một kết luận chắc chắn rằng các pháp và những sự việc rõ ràng trở nên trống rỗng trong tồn tại bản hữu, chúng ta đạt được đỉnh điểm nơi mà hiểu biết của mình về điều này sẽ rất quả quyết. Mối quan hệ bền lâu với hiểu biết này có thể đạt tới đỉnh điểm nơi nhận thức hoặc tri giác của chúng ta sẽ không có cơ sở như thể chỉ là sự trống rỗng.
Mặc dù tôi không cho rằng nhận thức tánh không đòi hỏi phải đạt đến trạng thái định tỉnh sâu lắng vĩnh cữu, nhưng dường như nếu không đạt được sự tỉnh lặng miên viễn, thì nhận thức tánh không của chúng ta không thể thực sự tiến bộ nhiều. Những gì có vẽ xác thực là niềm tin vào tánh không trong tồn tại bản hữu hoặc tồn tại tự thân càng sâu hơn, thì chúng ta càng dể dàng giải thoát khỏi các yếu tố bám chấp và bảo thủ vào những đối tượng và bản ngã. Do đó, chúng ta cũng sẽ bắt đầu thoát khỏi tiến trình bó buộc thông thường, nhờ vậy, chúng ta hướng đến buông thả sự bám chấp vào các pháp và các đối tượng với phản ứng cảm xúc mãnh liệt.
'Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người'
Hơn nữa, điều có vẽ trở thành xác thực là nếu quán sát bản chất của các ảo tưởng và phiền não trong tâm mình, chúng ta nhận thấy một sự bám chấp mãnh liệt vào các đối tượng của cảm xúc như tham, sân hoặc bảo thủ. Bất cứ hiểu biết nào về tánh không cũng sẽ có tác dụng trực tiếp dựa trên việc diệt trừ các vọng tưởng. Sự hiểu biết này loại bỏ mấu chốt tồn tại bản hữu về đối tượng vọng tưởng của chúng ta. Nói cách khác, nếu chúng ta quan sát các trạng thái xác thực của tâm, thì chúng hoàn toàn thoát khỏi bảo thủ và bám chấp này; do đó, nhận thức về tánh không không thể làm hại chúng mà là tăng thêm sức mạnh cho chúng.
Liệu không phải tất cả quá trình hiểu biết và tư duy liên quan đến tánh không loại trừ thực tại quy ước, thực tại kinh nghiệm thường ngày của chúng ta? Về phương diện này, Tông Khách Ba đã nêu ra điểm quan trọng trong tác phẩm Ba Điểm Tinh Yếu Của Đạo Lộ để nhắc nhở chúng ta rằng nói chung, trong tất cả giáo lý minh triết, nó là nhận thức về hiện tượng nhằm loại bỏ tính cực đoan về phi tồn tại và nhận thức tánh không nhằm loại bỏ tính cực đoan về tồn tại.
Phật Hộ thực sự tóm tắt lập trường Trung Quán dựa trên cách hiểu biết về tánh không nhằm củng cố niềm tin trong thực tại của thế giới kinh nghiệm, đời sống thông thường hằng ngày. Ngài đã tổng kết các điểm được biểu hiện qua đoạn trích cô động trong tác phẩm Trung Quán Luận của Long Thọ. Trong đó, Long Thọ tuyên bố rằng bất cứ cái gì có nguồn gốc phụ thuộc, đều được gọi tánh không và điều này được cho là phụ thuộc. Đây chính trung đạo. Ở đây, Phật Hộ giải thích rằng sự hiểu biết chân thực về tánh không của chúng ta phải diễn ra dưới điều kiện nguồn gốc phụ thuộc. Hầu hết chúng ta cho rằng có một sự sáng tạo giữa nguồn gốc phụ thuộc và tánh không. Thực tế phụ thuộc của các pháp và hiện tượng tự nó gợi lên tánh không của tồn tại phụ thuộc hoặc tồn tại bản hữu. Trên hiện thực, các pháp hoàn toàn trống rỗng trong tồn tại gợi lên chính bản chất phụ thuộc. Bởi vậy, trên một ý nghĩa nào đó, chúng là hai mặt khác biệt của cùng một sự việc, hai cách khác nhau khi nhìn cùng một vấn đề. Vì thế, Phật Hộ đã nêu ra cách hiểu biết về các pháp thoại của Long Thọ dựa trên tánh không trong một phương thức duy nhất nơi mà tánh không và nguồn gốc phụ thuộc được quân bình với nhau.
Vì người mà tạo nghiệp ác chính mình phải chịu tội
Khi chúng ta phát huy sự hiểu biết như vậy, thì nó được cho rằng chính nhận thức hiện tượng sẽ loại trừ cực đoan về tồn tại và nhận thức tánh không loại trừ cực đoan về phi tồn tại. Ở đây, những gì xảy ra là một quá trình đảo ngược đối với các khái niệm xuất hiện thông thường trong các trường phái tư tưởng khác bởi vì hiện tượng gợi lên cách liên hệ tới thế giới ở ngay thực tại định danh. Bởi vì điều này, nên nó loại bỏ bất cứ hianhf thức nào của tồn tại bên trong và bởi vì tánh không được hiểu dưới điều kiện của nguồn gốc phụ thuộc, nên chính khái niệm về tánh không gợi lên các pháp tồn tại.
Vậy, điều gì chính xác là tiêu chí mà theo đó chúng ta quyết định rõ các pháp tồn tại hay không? Ở đây, chúng ta có thể phân biệt ba tiêu chí. Nhứ nhất là đối tượng của ý thức hay sự nhận biết mà khái niệm của nó tồn tại. Thứ hai là cái biết quy ước không bị nhận thức hợp lý khác phủ nhận. Tiêu chí thứ ba được áp dụng như một định ước không bị sự phân tích tuyệt đối phủ nhận, suy xét trong phương thức đích xác của tồn tại.
Nếu đưa ra ví dụ “sừng thỏ”, chúng ta sẽ có khái niệm về điều này. Chúng ta có thể có một hình tượng của nó và cũng sử dụng điều kiện như sừng thỏ. Mặc dù khái niệm này tồn tại nhưng chúng ta không thể cho rằng sừ thỏ là có thực, bởi vì nhận thức phi tồn tại về sừng thỏ sẽ lập tức mâu thuẩn với quan điểm “con thỏ có sừng”. Tiêu chí thứ ba là cần thiết bởi vì các nguyên lý triết học cơ bản như A-lại-da thức, tàng thức, và khái niệm bản ngã là các quan điểm được thừa nhận như một kết quả của tư tưởng triết học hợp lý. Do đó, nếu các pháp này có thực, thì chúng có thể trái với sự phân tích tuyệt đối mặc dù không đúng như thế. Dựa trên cơ sở của ba tiêu chí này mà chúng ta có thể xác định được các pháp có tồn tại hay không.
Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình
Nguyệt Xứng đã nổ lực để đạt đến hiểu biết bản chất của tồn tại bằng cách nào đó mà không cần tin tưởng vào bất cứ tồn tại bản hữu nào được thừa nhận, nhưng đồng thời có khả năng tạo ra phân biệt đích thực đáng kể giữa thực tại sai lầm và thực tại chân thật. Ví dụ sự khác nhau giữa người trong mơ và người thực. Chúng ta phải có cách phân biệt giữa hai lĩnh vực này. Đây là tính chất về quan điểm của Nguyệt Xứng, nơi mà cách hiểu biết tồn tại được phát huy chứ không bao hàm bắt buộc phải có niềm tin vào một số thực tại tự thân của các pháp và hiện tượng.
Trên cơ sở phát triển tuệ giác về tánh không uyên thâm như vậy, chúng ta có thể giải thoát khỏi luân hồi bằng cách tận diệt căn bản vô minh và các trạng thái tâm vọng tưởng phát sanh hoặc khi đã đạt được tâm Bồ đề trọn vẹn, chúng ta có thể chứng đắc giác ngộ hoàn toàn qua sự thực tập tánh không. Vì thế, qua lời dạy này trong tác phẩm Ba Điểm Tinh Yếu Của Đạo Lộ của Tông Khách Ba đã kết thúc với một sự khích lệ tuyệt vời để thực tập công án “ồ, con trai! Khi con nhận rõ nền tảng của ba yếu tố cơ bản của đạo lộ đích thực, con tìm ra nơi tỉnh mịch, nuôi dưỡng năng lực mãnh liệt và nhanh chóng đạt đến quả vị tối hậu”. Đây là lời khuyên mà chúng ta cần nên làm theo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm