Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/07/2023, 12:45 PM

Có nên tin vào duyên nợ không? Làm sao để biết là mình có duyên nợ với người nào?

Hỏi: Làm sao để tránh tình trạng là cái gì cũng đổ cho duyên - nợ, không biết giữ gìn hạnh phúc rồi mình nói là hết duyên, mình chọn nhầm người thì lại nói là vì mình có nợ với người ta!

Hỏi:

Con là nữ, đã ly dị và có 1 con.

Làm sao để biết là mình có duyên nợ với người nào? Ví dụ, mình yêu một người và cứ chia tay rồi quay lại với người ta mãi, làm sao con biết đó là do con có duyên nợ với anh ta, hay là do mình yếu kém không kiểm soát được cảm xúc, chưa tu tập tốt nên khi tu tập tốt hơn một chút mình nhận ra là sự việc không đến mức phải chia tay rồi mình lại muốn sửa chữa lỗi lầm để quay lại?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu

Đáp: 

Đọc câu hỏi của chị quý sư cô thấy chị đã trả lời được phần nào cho câu hỏi của mình rồi. Cuộc đời là một chuỗi tương quan tương duyên. Không có một hiện hữu nào tự nó có được. Một bông hoa, không thể tự nó mà hình thành. Hoa phải nhờ những yếu tố khác như đất, nước, hạt giống, phân bón, người làm vườn…mới hình thành.  Mình cũng vậy, cũng do nhiều yếu tố kết hợp, như cha mẹ, thức ăn, nước uống, môi trường, xã hội…

Hạnh phúc và khổ đau cũng như thế, cũng do nhiều yếu tố tạo thành. Những yếu tố tương quan tương duyên đó dân gian gọi nôm na là duyên nợ, những gì đem lại hạnh phúc cho mình thì gọi là duyên, những gì đem lại khổ đau thì gọi là nợ. Trong Đạo Bụt gọi đó là tương quan tương duyên hay tương tức. Cũng cùng một người nhưng khi thương mình gọi là mình có duyên với người đó. Rồi cũng người ấy, cũng tình thương ấy nhưng mình không biết trân quý và tưới tẩm để cho tình thương lớn lên rồi khổ đau, mình gọi là mình có nợ với người ấy thì vô lý và mâu thuẫn quá phải không? Mình đâu chọn nhầm người, mình đâu cưới người mình ghét, mình cưới người mình thương mà. Chỉ do mình không biết nuôi dưỡng thôi.

Nếu nhìn sâu vào những khổ đau và hạnh phúc của mình, mình sẽ thấy được nguyên nhân và gốc rễ sâu xa của nó. Khi thấy được nguyên nhân và gốc rễ rồi, mình sẽ làm mới trở lại để nuôi lấy hạnh phúc của mình mà không còn đổ lỗi cho duyên nợ nữa. Nếu nhìn sâu thêm một tí mình có thể thấy được rằng khuynh hướng đổ lỗi cũng là một tập khí của mình. Trong mối quan hệ giữa mình với người kia, có lúc mình giận hờn, khổ đau, mình cứ nghĩ là người kia có lỗi với mình, người kia đã gây nên những nỗi khổ đau cho mình nên mình không chấp nhận được người kia và làm cho sự truyền thông trở nên bế tắc.

Khổ đau từ đó mà leo thang. Mình không nhìn lại để thấy rằng có thể mình đã đóng góp một phần nào đó trong nỗi khổ và cơn giận của người kia nên người kia đã hành xử, nói năng như vậy. Có thể mình không cảm thông đủ, có thể mình không đủ niềm vui và hạnh phúc để hiến tặng cho người kia, có thể mình không tưới tẩm những hạt giống tốt trong người kia, mà chỉ có than phiền và trách móc. Hoặc trong mình còn có những tính nóng nảy dễ bực bội cáu gắt, không dễ dàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Mình đã không nói những lời nói nhẹ nhàng ái ngữ, không hành xử khéo léo v.v…

Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở nên khó khăn và khổ đau. Khổ đau nếu biết tu tập chuyển hóa thì sẽ thương yêu nhau hơn, từ đó sẽ hạnh phúc hơn. Cho nên khổ đau hay hạnh phúc là do mình, do mình quyết định. Mình có đổ lỗi cho người kia, cho hoàn cảnh, môi trường, con cái… thì đó cũng là tập khí của mình. Sự thực tập là luôn luôn trở về để nhìn lại chính mình.

Có thể mình không trân quý đủ người thương của mình, mình không trân quý đủ những gì mình đang có. (Những gì mình không có hoặc chưa có thì mình ruỗi rong tìm kiếm, khi có rồi thì mình lại không biết trân quý, đợi đến khi tuột khỏi tầm tay mới thấy tiếc nuối và ân hận.) Nếu mình không thay đổi những tập khí của mình thì cho dù có cưới bao nhiêu người đi nữa mình cũng khổ đau.

Vì vậy, với sự thực tập là mình luôn luôn trở về với giây phút hiện tại, nhận diện và trân quý những gì mình đang có để nuôi lớn hạnh phúc, và đồng thời chuyển hóa những tập khí trong mình. Nếu chị có cảm hứng thực tập thì đây là những tài liệu mà chị có thể tham khảo thêm để giúp cho sự thực tập của mình ngày một tươi vui và hạnh phúc hơn: cuốn "Sống chung an lạc" ,"Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Hiểu đúng về tội trộm cắp của thường trụ

Hỏi - Đáp 17:00 09/11/2024

Lúc còn nhỏ, vì dại dột không hiểu biết nên tôi đã lên chùa tạo các lỗi sau: Vì rất mê hoa sen nên tôi đã lấy cắp hoa sen dâng cúng trên bàn Phật. Lúc khác, nhân thấy hạt sen trong hồ sen của chùa đã khô, tôi liền khởi tâm lấy cắp mấy hạt sen này mang về nhà trồng...

Xem thêm