Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/10/2022, 14:15 PM

Vợ chồng có phải duyên nợ?

Câu hỏi: Kính bạch thầy, hai người kết hôn làm vợ chồng kiếp này có liên quan gì đến kiếp trước không? Hạnh phúc gia đình có ảnh hưởng gì đến nợ, nghiệp của kiếp trước mang lại không ạ?

Trả lời: Có thể nói 90% hôn nhân là nhân duyên của kiếp này, còn nhân duyên kiếp trước là ít. Có hai tình huống mà chúng ta có thể xem nó là nhân duyên kiếp trước:

1 - Đôi nam nữ đó mới gặp nhau lần đầu hoặc 1, 2 lần, sau đó là thấy không thể sống thiếu nhau. Kể từ khi chính thức là vợ chồng của nhau cho đến lúc qua đời, họ chung thuỷ một vợ một chồng, yếu tố hạnh phúc chiếm đại đa số trong gia đình của họ và những yếu tố bất hoà gần như là không có, mà nếu có thì gần như không đáng kể. Đó là kết quả của một đời sống hạnh phúc mà trước đó hai người đã cam kết với nhau là gặp nhau trong kiếp sau. Cho nên kiếp này họ mới gặp nhau lần đầu, tiềm thức tâm của họ cảm nhận được tần số của người bạn đời kiếp trước của mình rất là thân quen, họ đã chọn đúng người đó thôi, chứ không phải là người khác.

2 - Đó là những ân oán. Và tình huống này rất là hiếm. 100 trường hợp, đôi lúc không có 1 trường hợp. Gặp nhau họ cũng thương đắm đuối nhau vậy, nhưng khi ở chung một thời gian họ trở thành kẻ thù của nhau để hành hạ nhau, trừng phạt nhau. Kiểu này thì không phải là quan điểm của Phật giáo, đó là quan điểm ở trong dân gian là đạo Nho. Từ đó Việt Nam mình mới có câu “Con là nợ, vợ là oan gia”, đó là một cách phân biệt đối xử “trọng nam, khinh nữ”. Nhưng nếu nói như thế mà đúng thì ta cũng có câu tương tự “Con là nợ, chồng là oan gia”, chứ sao chỉ là vợ mà chồng không phải là oan gia.

Phật giáo có câu: Tu trăm năm mới ngồi chung một thuyền, tu ngàn năm mới cùng chung chăn gối. Đó là sự nhấn mạnh về tính kì diệu của nhân duyên vợ chồng. Đến với nhau không phải muốn là được. Vạn sự đều phải nhờ duyên, nhờ phận.

Phật giáo có câu: Tu trăm năm mới ngồi chung một thuyền, tu ngàn năm mới cùng chung chăn gối. Đó là sự nhấn mạnh về tính kì diệu của nhân duyên vợ chồng. Đến với nhau không phải muốn là được. Vạn sự đều phải nhờ duyên, nhờ phận.

Bất cứ một người vợ (chồng) xem chồng (vợ) mình là oan gia thì không thể nào xây dựng được hạnh phúc. Con cái là một niềm hạnh phúc lớn, nó giữ gìn hạnh phúc vợ chồng. Nên đạo Phật xem vợ và chồng không phải là oan gia nợ nần mà là nhân duyên, phần lớn là ở kiếp này. Người trọng về chủ nghĩa hình thức thì chọn vợ chọn chồng thiên về nét đẹp, khi sắc đẹp không còn nữa thì tình yêu cất cánh bay. Người chọn vợ chọn chồng thiên về tài chính thì khi nào đó trở nên nghèo thì tình yêu kết thúc. Do đó, nói tóm lại theo Phật giáo thì không nên xem hôn nhân là nợ, vì người trả nợ không bao giờ vui, không thể nào được hạnh phúc. Như vậy là để nhân duyên vợ chồng được tốt thì theo đức Phật chúng ta phải đánh giá niềm tin tôn giáo, đời sống đạo đức, kiến thức hiểu biết và sự độ lượng của người mà mình sẽ gắn bó trọn đời có nhau. Đạo Phật không có nghiêm cấm ly dị như là đạo Thiên Chúa. Hôn nhân trong Thiên Chúa giáo được gọi là nhất hôn, nghĩa là trong một kiếp người chỉ được hôn nhân một lần duy nhất thôi, ai đã ly dị mà tái hôn lại lần thứ hai được xem là phạm giới và không được giáo hội của Vatican La Mã công nhận. Nếu người bạn đời đó bị chết đi, việc tái giá cũng được xem là không thích hợp, không được cho phép. Còn đạo Phật cho phép chúng ta được quyền tự do ly hôn, tái hôn, vì khi hôn nhân đó còn hợp pháp thì chúng ta phải chung thuỷ một vợ một chồng. Đó là sự khác biệt về quan hệ hôn nhân.

Trong kinh Jàkata là bản kinh nói về những kiếp trước của đức Phật có một đoạn Ngài nói là: “Công chúa Da Du Đà La và ta (với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa) không phải chỉ là vợ chồng ở kiếp này tâm đầu ý hợp mà ở nhiều kiếp trước đã từng là vợ chồng của nhau”. Đó là một dữ liệu rất là quý, cho thấy là đạo Phật chấp nhận hôn nhân mang tính là kiếp trước, người ta chung thuỷ nhau quá, hạnh phúc nhau quá, cho nên người ta không muốn mất nhau ở kiếp này nên muốn vẫn tiếp tục gặp nhau. Còn muốn nối kết hôn nhân hạnh phúc chung thuỷ ở kiếp này qua kiếp sau, thì ở kinh Tăng Chi đức Phật nêu ra 3 yếu tố mà cả hai cần phải nỗ lực làm:

1. Trong quá trình chính thức là vợ chồng của nhau, hai người phải chung thuỷ với nhau.

2. Một trong hai người chết trước thì trước khi chết phải cam kết là “Tôi sẽ chờ đợi anh (em)” và điều đó sẽ được khắc sâu ở trong tâm của người này.

3. Người đi sau phải tiếp tục giữ sự độc thân và cam kết là phải đi tìm gặp người đang chờ mình.

Nói một cách khác, đức Phật rất quan tâm đến đời sống vợ chồng và hạnh phúc trong hôn nhân và Ngài vẫn có những lời dạy rất cao quý về nó. Rất tiếc Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng bởi Phật giáo Trung Quốc, cho nên là các tu sĩ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, nam bắc Triều Tiên bị nhồi sọ từ nhiều thế kỷ qua là tu sĩ không đề cập đến vấn đề này, không bàn đến vấn đề này, không tư vấn về vấn đề này. Đang khi đức Phật dạy về hôn nhân cho người tại gia rất nhiều. Trên tinh thần đó, tôi tha thiết kêu gọi các quý Phật tử mỗi khi dựng vợ gả chồng cho con cái của mình nên tổ chức lễ cưới tại chùa. Thì trước sự chứng minh của các thầy, các sư cô, các bạn đồng tu thì đôi vợ chồng trẻ có cơ hội nghe được các kỹ năng hạnh phúc vợ chồng. Cái biết đó có thể sẽ giúp cho các đôi vợ chồng trẻ vượt qua được những thách đố trong cuộc sống. Có thể buổi sáng chúng ta tổ chức tại chùa, chiều tối chúng ta đãi ở nhà hàng. Việc quý vị chiêu đãi cho ngày trọng đại nhất cho con em của mình không mất đi và bây giờ chỉ tăng cường thêm yếu tố tâm linh. Một phần việc gia trì của chư Phật để cho hôn nhân được bền vững mà các sự hiểu biết, các kỹ năng để giữ gìn hạnh phúc vợ chồng sẽ giúp cho đôi vợ chồng trẻ này tự cứu giúp chính mình. Có thêm yếu tố tâm linh này rất là quan trọng. Ở miền nam tổ chức lễ cưới tại chùa bắt đầu trong vòng 7 thập niên qua đã trở thành một thói quen, còn ngày nay ở miền bắc đã bắt đầu có thói quen mới này. Là Phật tử chúng ta nên nhân rộng phổ biến. Đang khi tín đồ của Thiên Chúa giáo và Tin Lành chỉ tổ chức lễ cưới tại nhà thờ.

Và muốn biết tổ chức lễ cưới tại cùa như thế nào, quý vị cứ vào Google gõ “Lễ cưới tại chùa” có những bài viết và vài video clip rất là ấn tượng. Chỉ có lợi ích cho chúng ta thôi chứ không mất mát gì. Lễ cưới được tổ chức ở Tự viện của Phật giáo hoàn toàn ăn đồ thuần chay. Lý do tại sao chúng tôi phải làm như thế? Là khi chúng ta đi đến hôn nhân, với tư cách là vợ và chồng đều muốn mình có con, chứ đâu muốn mình bị tuyệt tự đâu! Để phước có con chúng ta phải gieo những hạt giống về mạng sống và tuổi thọ. Cho nên tổ chức ăn chay vào ngày cưới sẽ làm cho mình hạn chế được nghiệp sát, dầu chỉ là gián tiếp. Văn hoá này sẽ làm cho người phật tử tại gia được chăm sóc tốt hơn, được hướng dẫn cặn kẻ hơn và có được những kỹ năng để vượt qua được những thách đố trong hôn nhân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Có thể sửa đổi vận mệnh được không?

Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024

Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?

Xem thêm