Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/03/2022, 16:18 PM

Có tâm xuất gia – hãy đi nhanh khi còn trẻ khỏe

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm, dạy các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp này. Thế nào là năm?

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm, dạy các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp này. Thế nào là năm?

Thật khó tìm được, này các Tỷ kheo, một người xuất gia lớn tuổi lại tế nhị; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi có uy nghi tốt đẹp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi nghe nhiều; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi thuyết pháp; thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi trì luật.

Này các Tỷ kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp này.

Đời tu sĩ thanh thoát an lạc - Nhẹ nhàng nét đẹp an nhiên.

Đời tu sĩ thanh thoát an lạc - Nhẹ nhàng nét đẹp an nhiên.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Triền cái, phần Khó tìm được [1], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.432)

Lời bàn:

Thâm niên trong cửa thiền là một trong những điều kiện cần để thấm nhuần giáo pháp, hun đúc và kiện toàn những phẩm chất cần thiết của một người xuất gia. Vì thế, hàng đồng chơn (tuổi trẻ) xuất gia luôn là niềm hy vọng cho đạo pháp và thực tế cho thấy đa phần các cao Tăng đều xuất gia khi tuổi đời còn rất trẻ.

Vậy nên khi lớn tuổi mới đủ duyên xuất gia, nỗ lực ấy thật đáng trân trọng song phải phấn đấu, cố gắng thật nhiều. Bởi tập khí cuộc đời in sâu vào tâm thức như tấm vải đã ố bụi trần, sẽ rất khó để nhuộm thành màu như ý nếu không chuyên cần tẩy rửa tinh sạch. Vì thế, có không ít thách thức chờ đợi người xuất gia lớn tuổi…

Trước hết là sự tế nhị tức độ mềm dẻo, chín chắn đến thuần thục biểu lộ ra bằng hành xử bình thường trong đời sống hàng ngày. Chấp nhận làm sư đệ, ở vị trí thấp, ngồi sau và nhất là phải kính trọng, phục tùng, học tập hàng sư huynh chỉ đáng tuổi em, cháu mình là điều không đơn giản. Khá nhiều người xuất gia lớn tuổi chưa vượt qua được cửa ải này.

Kế đến là chuyển hóa tập khí để có được sự đỉnh đạc mà thanh thoát, nghiêm trang mà dung dị, nhẹ nhàng nhằm thành tựu uy nghi một cách tự nhiên cũng là điều khó. Dấu ấn thế gian hằn sâu vào nét mặt, lời nói, tiếng cười và cả mỗi bước chân đi… khiến người có kinh nghiệm dễ dàng nhận ra “chưa thấm tương chao”, dù lúc “ngài” nào cũng lần tràng hạt hay diện cả áo vàng sáng rực.

Càng khó hơn cho người xuất gia lớn tuổi nhằm thành tựu học rộng, nghe nhiều, thuyết kinh, giảng pháp và trì giới vì lực bất tòng tâm. Sức khỏe, ý chí và nhất là tập khí làm chướng ngại sự chuyển hóa không ít. Do vậy, hơn ai hết, những người xuất gia khi tuổi về chiều phải thấy rõ duyên nghiệp của mình để khắc phục, vươn lên.

Xuất gia vốn là con đường hẹp, càng hẹp hơn cho người luống tuổi. Trong các đại giới đàn hiện nay, không ít các cụ Sa di và Tỷ kheo xúng xính trong những bộ y vàng. Đây cũng là một tín hiệu lành cho xã hội và đạo pháp nếu chư vị biết nhìn lại mình để phấn đấu nhiều hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm