Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/07/2020, 07:34 AM

Con đã từng nghĩ sẽ không bao giờ tha thứ cho ba

Cách đây vài năm, trong đầu tôi không bao giờ có khái niệm báo hiếu cho chính cha ruột của mình. Tôi luôn nghĩ tại sao phải báo hiếu cho người không yêu thương mình, không nuôi dạy và chỉ cho mình những điều hay?

Cha mẹ là những vị Bồ Tát

Tôi sinh ra ở thành phố vào đầu những năm 90. Lúc đó, bố tôi làm ở hợp tác xã. Sau này, khi hợp tác xã giải thể, bố tôi cũng có đi làm vài nơi nhưng sau đó thất nghiệp. Vấn đề cơm áo gạo tiền trong gia đình đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của mẹ tôi.

Bố tôi là người khá vô tâm, nên mọi việc trong gia đình, nếu mẹ không lo thì tôi sẽ là người chủ động làm. Tôi luôn cố gắng để mẹ hài lòng và tự hứa sẽ cố gắng báo hiếu cho mẹ, chỉ mình mẹ mà thôi.

Dù cố tỏ ra mạnh mẽ nhưng không ít lần tôi cảm thấy tủi thân vì “những ông bố thiên thần” của bạn. Bố của Thương, bạn thân thời cấp 3 của tôi là người rất tuyệt vời. Ông ấy chu đáo hỏi thăm con gái khi nó đi học về, đèo hai đứa tôi đi mua sách hay xin cho bọn tôi vào lớp học thêm của thầy dạy có tiếng trong thành phố… Bố của Vân thì khá hào phóng. Lần nào nó được điểm cao cũng thưởng tiền, ngày lễ tết gì hai mẹ con nó cũng nhận được quà… Tôi rất ngưỡng mộ những ông bố đó!

Vì cảm thấy mình thiệt thòi, bất hạnh nên tôi luôn ghen tị, khó chịu với những ai có hoàn cảnh tốt đẹp, hạnh phúc hơn mình.Ảnh minh họa.

Vì cảm thấy mình thiệt thòi, bất hạnh nên tôi luôn ghen tị, khó chịu với những ai có hoàn cảnh tốt đẹp, hạnh phúc hơn mình.Ảnh minh họa.

Muốn học Phật trước tiên phải biết hiếu dưỡng cha mẹ

Nhưng có lẽ, ông bố làm tôi cảm thấy tủi thân nhất là bố của Quỳnh. Năm nhất đại học, chúng tôi về nhà Quỳnh vào dịp Giáng sinh (cả gia đình Quỳnh là người theo đạo Thiên chúa). Trong bữa cơm hôm đó, bố của Quỳnh hỏi han từng người bọn tôi và căn dặn đủ điều, nhắc nhở chúng tôi phải yêu thương con người và giúp đỡ những người mình có duyên gặp gỡ trong cuộc sống. Thú thật, đây là lần đầu tiên tôi được nghe những điều này. Tôi luôn nghĩ, nếu bố không thể cho tôi món quà vật chất thì ít nhất ông cũng chỉ dạy những điều hay lẽ phải này cho tôi thì tốt biết mấy.

Trước đây, vì cảm thấy mình thiệt thòi, bất hạnh nên tôi luôn ghen tị, khó chịu với những ai có hoàn cảnh tốt đẹp, hạnh phúc hơn mình. Lúc nào tôi cũng nghĩ cuộc sống thật bất công. Tại sao họ được sung sướng, hạnh phúc còn mình thì không?

Tôi tự mặc định mình là đứa trẻ bất hạnh nhất cho đến một ngày tôi gặp Trang. Khi kể về người bố vũ phu của mình, Trang luôn dùng những lời độc địa, oan nghiệt nhất. Không ít lần, cô gái 24 tuổi còn quay clip cảnh bạo lực của bố đẻ để làm bằng chứng tố cáo.

Cha mẹ cũng là con người nên vẫn còn có những sai lầm, khuyết điểm. Ảnh minh họa.

Cha mẹ cũng là con người nên vẫn còn có những sai lầm, khuyết điểm. Ảnh minh họa.

Phật ngôn về hạnh hiếu dưỡng Cha Mẹ

Khi kể cho tôi nghe về những “thủ đoạn” và cách thức để “tống cổ” bố đẻ ra khỏi cuộc đời mình, Trang hả hê lắm. Nhưng trong đôi mắt cô gái ấy, tôi cảm thấy có một khoảng trống và nỗi buồn không thể gọi tên.

Chắc tôi sẽ căm ghét và mong muốn bố đẻ biến mất khỏi cuộc sống của mình nếu như tôi không được gặp Phật Pháp. Biết Đạo có lẽ là hạnh phúc lớn nhất cuộc đời tôi. Tôi hiểu được tất cả mọi sự việc trên đời đều có Nhân quả, Nghiệp báo. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một nhân duyên thật đặc biệt. Tôi hiểu rằng các bạn Thương, Vân hay Quỳnh kiếp trước đã gieo duyên lành với bố nên kiếp này họ được yêu thương, chiều chuộng. Còn tôi và bố ít duyên hơn nên ông mới vô tâm, hời hợt. Trường hợp của Trang thì là một oan nghiệt nào đó chưa được hoá giải. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều đáng thương hơn là đáng trách. Ở đời này, cha mẹ, vợ chồng, con cái gặp nhau là để trả món nợ tình cảm xưa. Nếu không bình thản, khéo léo, chúng ta sẽ còn phải trả món nợ này nhiều kiếp nữa.

Thường thì tất cả mọi người sẽ không nhận ra mình yêu thương ai đó thật sự cho đến khi ta mất người đó. Ngày nghe tin bố tôi gặp tai nạn, người tôi đã run lên bật bật, nước mắt trào ra. Tôi cảm thấy mình là đứa con bất hiếu, đã lâu rồi kể từ ngày xa nhà đi học tôi không gọi điện hỏi thăm, mỗi lần về cũng chưa mua được cho ông món quà nào. Lúc ấy, những kỷ niệm đẹp giữa tôi và bố chợt hiện về trong ký ức.

Phận con cái không nên phán xét, thù hằn mà hãy yêu thương và tha thứ. Nhiều người đã nói rằng, chỉ khi bạn có con, bạn mới biết yêu thương bố mẹ của mình. Ảnh minh họa.

Phận con cái không nên phán xét, thù hằn mà hãy yêu thương và tha thứ. Nhiều người đã nói rằng, chỉ khi bạn có con, bạn mới biết yêu thương bố mẹ của mình. Ảnh minh họa.

Nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái

Khi còn bé, tôi đã rất thích gối đầu lên tay bố để ngủ, tôi rất vui khi đi học về lại được bố mua kem cho ăn… Trong đầu tôi lúc ấy chỉ mong bố bình an, tai qua nạn khỏi, tôi hiểu mình đã sai và mong có cơ hội chuộc lỗi. May mắn đã mỉm cười với tôi, bố tôi được cấp cứu kịp thời và qua cơn nguy kịch…

Trong cuộc sống, không phải ai cũng may mắn có cơ hội chuộc lỗi như vậy, Đức bạn tôi là một ví dụ. Mẹ của Đức qua đời cách đây 2 năm trước vì bệnh tiểu đường. Khi còn sống, căn bệnh quái ác khiến bác bị mù một mắt và phải cưa một chân. Mọi sinh hoạt hầu như diễn ra trên giường. Bạn tôi ngày đi làm, tối chăm mẹ, nhiều đêm thức trắng vì mẹ phải nhập viện cấp cứu. Tôi thấy Đức mệt mỏi và vất vả lắm nhưng cậu ấy vẫn đầy sức sống, hăng hái và nhiệt tình.

Điều này biến mất khi mẹ Đức qua đời. Bạn tôi không còn phải thức đêm, mệt nhọc như xưa nhưng đôi mắt thì ủ rũ, như người vô hồn. Đức bảo khi mẹ còn sống, dù nằm giường bệnh nhưng cũng có người nói chuyện, chia sẻ buồn vui. Giờ mẹ mất rồi, căn nhà bỗng dưng vắng lạnh, không còn ai hỏi han, tâm sự, bạn tôi buồn lắm. Đức nói chỉ mong mẹ sống thêm vài năm nữa để báo hiếu công sinh thành, nuôi nấng mà cũng không được.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có hay không "ông bà cha mẹ làm ác mà con cháu gánh chịu"?

Mỗi mùa Vu Lan, cài lên ngực bông hoa hồng trắng, bạn tôi lại nức nở!

Cha mẹ cũng là con người nên vẫn còn có những sai lầm, khuyết điểm. Phận con cái không nên phán xét, thù hằn mà hãy yêu thương và tha thứ. Nhiều người đã nói rằng, chỉ khi bạn có con, bạn mới biết yêu thương bố mẹ của mình. Vì sao vậy? Vì lúc đó bạn mới hiểu cảm giác chờ mong đứa con lọt lòng, bón cho con từng ly sữa, chén cơm, lo lắng khi con đau, con bệnh… Nếu chưa đền đáp, báo hiếu cho cha mẹ được ngày nào thì cũng đừng giận hờn, trách cứ, thù ghét cha mẹ mình nhé, dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa.

“Đừng trách mẹ Đừng trách cha

Đừng trách người ta sao thay lòng đổi dạ

Đừng trách cuộc đời không đủ rộng bao la.

Đừng trách gió mùa xa

Đừng trách lá nơi này sao cứ hoài rớt vội

Đừng trách những con người đã một lần lầm lỗi

Hãy tự trách mình sao không đủ thứ tha”.

>Xem thêm video: Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm