Con đường Niết Bàn
Mục đích lớn nhất của người xuất gia tu hành chính là vượt thoát ra ngoài mọi sự trói buộc khổ đau trong sinh tử luân hồi, không còn bị dính mắc vài bất cứ cái gì, đạt đến giác ngộ giải thoát Niết Bàn.
Mục đích lớn nhất của con người bình thường là mong muốn có một đời sống an vui hạnh phúc đủ đầy.
Mục đích lớn nhất của người xuất gia tu hành chính là vượt thoát ra ngoài mọi sự trói buộc khổ đau trong sinh tử luân hồi, không còn bị dính mắc vài bất cứ cái gì, đạt đến giác ngộ giải thoát Niết Bàn. Lúc ấy ta có phước đức lớn, uy lực lớn, trí tuệ lớn, dùng năng lực lớn đó, tận tâm tận lực giảng kinh thuyết pháp cứu độ, giúp đỡ tất cả chúng sinh, con người vượt thoát khỏi biển khổ trầm luân, cùng được giác ngộ giải thoát như mình. Như vậy chính là trên báo ân cha mẹ, ân Phật tổ, ân đất nước, ân thí chủ đàn na, dưới cứu giúp vạn loại chúng sinh.
Muốn thực hiện được tâm nguyện này, trước hết phải có người sáng mắt, trí tuệ, đạo hạnh hướng dẫn, cũng như muốn đi đến một nơi nhất định nào đó, hoặc là tự mình biết đường đi, hoặc là có người biết đường dẫn đi mới có thể đến đích. Nếu không biết đường, thì dù cố gắng nỗ lực thì chỉ càng đi càng xa, không bao giờ đến đích. Như thiền gia hoàng đế Trần Thái Tông bảo:
"Về Nam xe Bắc lối càng xa"
Tức là muốn về phía Nam nhưng lại ngồi trên xe chạy nhanh về hướng Bắc, càng đi càng xa dần
Dễ dàng nhất là tuyệt đối không làm, không nói, không nghĩ những điều xấu ác tổn hại người vật và thiên nhiên. Siêng năng nói, suy nghĩ và làm tất cả các điều thiện, cứu giúp chúng sanh, mọi người bớt khổ đau. Thường giữ thân tâm cho được thanh tịnh.
Niết Bàn ngay nơi ta đang đứng

Làm bất cứ việc gì cũng chú tâm, tập trung chuyên nhất, dần dần sẽ thành tựu niệm, định tuệ hướng tới hạnh phúc an lạc miên viễn.
Thực hành pháp thiền tứ niệm xứ do đích thân đức Phật Thích Ca chỉ dạy sẽ giúp chúng ta thành tựu Tuệ giác “Thấy biết như thật” đối với các pháp, chứng nghiệm thật sự trong đời sống hàng ngày, an nhiên tự tại ngay trong bao nhiêu rắm rối phiền não của cuộc đời. Tuệ giác thấy biết như thật (như thật tri kiến) là hoàn toàn thấu rõ thực tính, thực tướng của các pháp, thấy mọi thứ đúng như thật, không còn sai lầm.
Niệm thân là tỉnh giác chánh niệm, thấy biết như thật về thân thể
Niệm thọ là tỉnh giác chánh niệm thấy biết như thật về cảm thọ, cảm xúc
Niệm tâm là chánh niệm tỉnh giác thấy biết như thật về tâm thức
Niệm pháp là tỉnh giác chánh niệm thấy biết như thật về vạn pháp (mọi sự vật hiện tượng)
Như vậy, chúng ta sống hoàn toàn tự do tự tại an lạc, không còn bị dính mắc, trói buộc bởi bất cứ thứ gì, cũng không còn bám víu, nô lệ vào bất cứ cái gì. Muôn vạn khổ đau phiền não sợ hãi không còn tác động, ảnh hưởng đến tâm ý cảm xúc của chúng ta nữa.
Muốn đạt được định lực, tuệ giác này, một trong những phương pháp thực tập pháp thiền tứ niệm xứ, giúp tâm ta luôn tỉnh giác chánh niệm, sáng suốt trong mọi suy nghĩ, trong hành động, trong việc làm, trong lời nói. Làm bất cứ việc gì cũng chú tâm, tập trung chuyên nhất, dần dần sẽ thành tựu niệm, định tuệ hướng tới hạnh phúc an lạc miên viễn.
Thiền tông thì chủ trương tham cứu công án, triệt ngộ tâm tông, minh tâm kiến tánh, sống với Phật tính chính là giải thoát.
Những người phật tử bình thường,siêng năng thực tập phép này một cách chuyên nhất, cũng đạt được những mong ước của mình.
Đường Niết Bàn
Tứ niệm xứ
Biết đúng như thật
Thân thọ tâm pháp
Chân hạnh phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm