Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/04/2022, 11:03 AM

Con đường thực nghiệm qua lăng kính Kalama Sutta và Canki Sutta

Ngài thị hiện là một con người lịch sử bằng xương bằng thịt. Bằng nỗ lực của mình, Ngài đã giác ngộ, chứng đắc quả vị Chánh đẳng giác và Ngài đã giáo hóa cuộc đời này bằng thân hành, khẩu hành, ý hành của mình.

1. BA KHUYNH HƯỚNG NHẬN THỨC THỜI ĐỨC PHẬT 

Ba khuynh hướng nhận thức chính thời Đức Phật còn tại thế là: Truyền thống luận, Ngụy biện luận (lý luận suông) và Thực nghiệm luận. Trước hết, ta tìm hiểu về Truyền thống luận. Trong Veda giáo, Veda là do sự mặc khải của Phạm Thiên. Phạm Thiên là tối thượng, Đấng toàn năng, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Chúa tể mọi định mệnh, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Sự hiểu biết cao nhất từ Thánh điển Veda chỉ có giai cấp Bà-la-môn mới có đủ thẩm quyền giải thích. Cứ theo chỉ đạo của Veda thông qua giai cấp tế tự thì không có gì là không thể cả. Vì thế, Bà-la-môn cậy vào quyền uy của Thượng đế mà tự cho mình là: “Giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm Thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm Thiên” [2]. Vì vậy, xã hội Ấn Độ thời bấy giờ được chia làm bốn giai cấp. Trong đó, Bà-la-môn (Bramana) là giai cấp tối cao, họ thay mặt cho Phạm Thiên để lãnh đạo tinh thần cho dân chúng nên phải được các giai cấp dưới tôn kính và họ có toàn quyền hưởng thụ mọi sự sung sướng. Họ chủ trương sống là phải sở hữu, giàu có, phải lập gia đình, có người nối dõi. Họ không quan niệm về nghiệp quả như Đức Phật tuyên thuyết sau này và họ rất chú trọng đến tế lễ.

Vậy khuynh hướng nhận thức Ngụy biện luận là như thế nào? Đó là nhận thức dựa vào việc bàn luận hay lý luận suông chứ không phải bằng sự tuệ tri thông qua sự hành trì. Những nhà ngụy biện dùng những lời lẫn tránh và mập mờ không có chỗ kết thúc khi được hỏi về một vấn đề nào đó. Chính vì thế, Thế Tôn ví lập thuyết của phái này trường uốn như con lươn

Ngài thị hiện là một con người lịch sử bằng xương bằng thịt. Bằng nỗ lực của mình, Ngài đã giác ngộ, chứng đắc quả vị Chánh đẳng giác và Ngài đã giáo hóa cuộc đời này bằng thân hành, khẩu hành, ý hành của mình.

Ngài thị hiện là một con người lịch sử bằng xương bằng thịt. Bằng nỗ lực của mình, Ngài đã giác ngộ, chứng đắc quả vị Chánh đẳng giác và Ngài đã giáo hóa cuộc đời này bằng thân hành, khẩu hành, ý hành của mình.

Bệnh dưới lăng kính Phật pháp

Trong kinh Phạm Võng, Đức Phật có đề cập đến sáu mươi hai luận thuyết của ngoại đạo. Tất cả những quan điểm này khởi lên đều do họ cảm nhận nên suy diễn ra như thế. Nếu như những trường phái ấy cứ suy diễn như vậy thì họ mãi mãi không thể thoát ra được kiến chấp, không tìm được con đường để cởi trói cho mình. Phật ví họ như những con cá bị mắc vào lưới dù vùng vẫy nhưng cũng không sao thoát được. Tất cả những trường phái nêu trên đều không mang lại hạnh phúc tối thượng và lợi lạc lớn cho con người.

Đối với chân lý chân thật dù được người ta chấp nhận hay không chấp nhận thì nó vẫn nguyên vẹn như nó đang là. Lòng tin kiên cố phải có lý trí dựa trên thực nghiệm, quán sát, có ước muốn nỗ lực, tinh tấn và tự thân chứng ngộ.

Đối với chân lý chân thật dù được người ta chấp nhận hay không chấp nhận thì nó vẫn nguyên vẹn như nó đang là. Lòng tin kiên cố phải có lý trí dựa trên thực nghiệm, quán sát, có ước muốn nỗ lực, tinh tấn và tự thân chứng ngộ.

Khuynh hướng nhận thức thứ ba đó là Thực nghiệm luận. Ngoài hai phái trên có một trường phái Du tăng, họ sống đời sống vô sở hữu. Trong thời Đức Phật, Ngài không phải là người duy nhất lên đường tìm cầu chân lý. Có rất nhiều người cũng khát khao tìm được chân hạnh phúc cho đời mình. Cho nên có nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc. Sự khác biệt rõ rệt giữa thực nghiệm qua sự hành trì và chứng đắc của Phật và các nhà thực nghiệm luận. Điển hình như đạo Jain, họ cũng thực nghiệm bằng bản thân thông qua sự hành khổ để đoạn trừ nghiệp quá khứ, đạt được hạnh phúc. Tuy nhiên, quan điểm và sự hành trì ấy không đưa đến đoạn tận khổ đau, thậm chí còn chịu khổ ngay trong kiếp sống hiện tại. Đối với Phật giáo, thực nghiệm dựa trên sự đoạn trừ tham, sân, si đưa đến vô tham, vô sân, vô si. Đây chính là mục đích của Sa môn hạnh, là A la hán [3], là Niết Bàn. Vì vậy, hạnh phúc của Phật giáo là hạnh phúc trong sự tương duyên, vô ngã. Đó mới là chân giải thoát, là hạnh phúc của bậc Thánh.

2. ĐỨC PHẬT BÁC BỎ TRUYỀN THỐNG LUẬN VÀ NGUỴ BIỆN LUẬN 

Kinh điển Veda cho rằng Phạm Thiên là tối thượng, là Đấng sáng thế và con người trong nhãn quan của họ phụ thuộc Thần thánh, là một loài hữu tình được tạo ra để thể hiện ước muốn của Thượng đế, mọi nỗ lực vươn lên của con người đều không có kết quả gì nếu không được Thần thánh đoái hoài. Phật giáo bác bỏ điều đó và khẳng định con người là tối thượng, là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, chính con người sinh ra thế giới chứ không do một bậc Thần thánh nào cả: “Trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt” [4]. Mặt khác, đạo Bà-la-môn cho rằng họ là giai cấp tôn quý được thuần chủng thọ sanh và họ chủ thuyết có con đường đưa đến Phạm Thiên – Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Nhưng khi bị Đức Thế Tôn cật vấn: Có một Bà-la-môn nào cho đến bảy đời đại Tôn sư những Bà-la-môn tinh thông ba tập Veda hay trong những tu sĩ thời cổ – những vị sáng tác, trì tụng các Thần chú đã tận mắt thấy Phạm Thiên hay không? Họ đều trả lời không có [5]. Như thế, Đức Phật phê bình và ví quan điểm trên của họ như những người mù nối đuôi theo nhau. Vì chính họ trả lời chưa có Bà-la-môn nào thấy được Phạm Thiên mà lại tuyên bố có trực đạo đưa đến Phạm Thiên, Phật ví điều này cũng giống như một chàng trai yêu say đắm một cô gái nhưng không biết gì về cô gái ấy hay như một người muốn xây một cái thang tại ngã tư đường để leo lên lầu nhưng lại chẳng biết nhà lầu đó cao, thấp hay trung bình và hướng của nhà như thế nào? [6].

Chủ trương của Đạo Phật là thực nghiệm qua quá trình tự tu tập, tự chứng ngộ chứ không dựa trên một ai hay một pháp học mà không có sự chứng nghiệm thật thụ.

Chủ trương của Đạo Phật là thực nghiệm qua quá trình tự tu tập, tự chứng ngộ chứ không dựa trên một ai hay một pháp học mà không có sự chứng nghiệm thật thụ.

Bất cứ lập luận nào đưa ra mà chỉ dựa trên những quan điểm sai lầm, tà kiến đều không mang đến lợi ích gì và không thể chấp nhận được. Do vậy, niềm tin mù quáng không suy xét hay do lập luận suông không có cơ sở đều bị Phật phê phán. Bởi vì pháp cần phải được hành trì và chứng nghiệm như người uống nước nóng, lạnh tự biết, không thể chỉ qua phân tích mà hiểu được, càng cố gắng lý luận mà không có thực nghiệm càng dễ đưa đến sai lầm, mâu thuẫn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Thế Tôn phủ nhận tất cả các lập luận. Sự hùng biện của Ngài là phá vỡ sự cố chấp vào tư kiến không có cơ sở của họ để đưa họ về mục đích chính đó là sự thực nghiệm, đạt đến trí tuệ giải thoát vô thượng.

3. CHỦ TRƯƠNG THỰC NGHIỆM CỦA ĐỨC PHẬT 

Trong kinh Kalama, bậc Thiện Thệ dạy có mười điều không nên vội tin. Đó là: Một, chớ có tin vì nghe báo cáo. Hai, chớ có tin vì nghe truyền thuyết. Ba, chớ có tin vì theo truyền thống. Bốn, chớ có tin vì được Kinh điển truyền tụng. Năm, chớ có tin vì lý luận suy diễn. Sáu, chớ có tin vì diễn giải tương tự. Bảy, chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện. Tám, chớ có tin vì phù hợp với định kiến. Chín, chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền. Mười, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình [7]. Như vậy, chủ trương của Đạo Phật là thực nghiệm qua quá trình tự tu tập, tự chứng ngộ chứ không dựa trên một ai hay một pháp học mà không có sự chứng nghiệm thật thụ. Ví như người đi tìm kho báu nhưng chỉ xem bản đồ mà không chịu lên đường tìm cầu của báu thì không bao giờ đến và lấy được kho tàng hoặc giả có bản đồ, có đi tìm nhưng tấm bản đồ đó là giả thì chỉ nhọc công phí sức. Cũng vậy, khi vội tin vào một luận thuyết nào đó mà không có sự thẩm sát bằng tuệ giác thì dễ dẫn đến đi sai đường. Chỉ khi nào tự thân mình tuệ tri được đây là thiện pháp đưa đến giải thoát, kia là ác pháp dẫn tới khổ đau thì hành giả mới bắt đầu tinh tấn thực hành để điều thiện được phát triển và loại bỏ các bất thiện không cho nó có cơ hội sinh khởi.

Đức Phật dạy mười điều không nên tin, tuy nhiên vẫn phải có cái để chúng ta tin nhận. Vậy cơ sở của niềm tin ấy là gì? Đó là thực nghiệm, tuệ tri các pháp. Thực nghiệm ở đây là không ra khỏi hiện tại, nó là một dòng chảy mà rõ nhất là phải tuệ tri được cái gì là thiện và cái gì là bất thiện, tuệ tri về hạnh phúc và khổ đau. Con đường thực nghiệm là con đường giải thoát khổ đau, là Chánh đạo của bậc Giác ngộ mà nơi ấy tham, sân, si đều bị đoạn tận. Viên mãn điều nói trên thì sống với tứ Phạm trú (tức Tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ và xả vô lượng). Bởi vì, ai tu tập tâm từ thì sẽ ngăn chặn, chuyển hóa được lòng sân hận, nóng nảy… Ai tu tập tâm bi thì sẽ làm lắng dịu được lòng hận thù, độc ác, tàn bạo… Ai tu tập lòng hỷ sẽ loại trừ được tâm ganh ghét, đố kỵ, hẹp hòi,… Người nào tu tập tâm xả thì sẽ đoạn trừ đoạn lòng thiên vị, chấp thủ, ái luyến. Có thể nói rằng từ, bi, hỷ, xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một xã hội tốt đẹp. Vì vậy, ai có ước nguyện được sống trong thế giới hòa bình, an lạc, hạnh phúc thì cần phải tu tập các pháp môn này. Mong muốn tiến tu trong con đường Chánh đạo và cuối cùng giải thoát, giác ngộ thì không thể không tu tập giáo pháp Tứ vô lượng tâm này.

4. TIẾN TRÌNH ĐI ĐẾN CHẤP NHẬN MỘT QUAN ĐIỂM 

Qua sự lập luận, giải thích và phản vấn các quan điểm mà những triết gia Bà-la-môn chủ trương thời đó, Đức Phật đã cho tất cả mọi người thấy rất rõ rằng niềm tin về chân lý vốn không phải là bản chất của chân lý. Chân lý đích thực theo nhãn quan Phật giáo không phải là cái gì đó mang tính phiến diện mà phần lớn người có niềm tin mù quáng thường chấp chặt vào để hãnh diện tự hào. Trong kinh Canki, con đường giác ngộ, hộ trì và chứng đạt chân lý chính là con đường biến niềm tin về chân lý trở thành một chân lý chắc thật tối thượng. Mặt khác, điểm trọng yếu của bài kinh nằm ở chỗ qua việc phân tích của Đức Phật đã cho ta thấy được những sai lầm của niềm tin trong triết thuyết đương thời.

Chân lý không bao giờ có một chiều. Đức Phật nêu ra năm vấn đề mà nó luôn luôn có hai chiều hướng kết quả, đó là: Tín (niềm tin); tùy hỷ (vui theo); tùy văn (nghe và truyền tụng lại); cân nhắc suy tư các lý do và chấp nhận các quan điểm. Đây là những vấn đề liên quan đến tôn giáo, triết học, liên hệ đến tất cả mối quan hệ giao tế của con người dẫn đến hai kết quả khác nhau. Thứ nhất, có điều được tin, được tùy hỷ, tùy văn, suy luận, được chấp nhận lại là một sự trống rỗng, hư vọng hoàn toàn. Thứ hai, có nhiều điều không hề được tin, được tùy hỷ,… ấy vậy mà trên thực tế chúng lại là một chân lý chân thật, không hề có thay đổi qua sự biến chuyển của thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai) [8]. Niềm tin thông qua cơ sở lý luận dựa trên con số có thể tạo ra tính thuyết phục, tuy nhiên bản thân của chân lý không lệ thuộc về tính thuyết phục hay logic vì nó là chính nó, dù quá khứ, hiện tại hay vị lai nó đều là như vậy không có sự thay đổi. Một quan điểm đưa ra đối với người này có thể họ tán dương, chấp nhận nhưng đối với kẻ khác thì họ lại phản bác hoặc có lòng hoài nghi,… Đối với chân lý chân thật dù được người ta chấp nhận hay không chấp nhận thì nó vẫn nguyên vẹn như nó đang là. Lòng tin kiên cố phải có lý trí dựa trên thực nghiệm, quán sát, có ước muốn nỗ lực, tinh tấn và tự thân chứng ngộ.

61

Tiếp theo, Thế Tôn dạy: Người có trí hộ trì chân lý sẽ không bao giờ kết luận một chiều đây là sự thật ngoài ra tất cả điều còn lại là sai. Như Lai khuyến khích mọi người hãy tự nương tựa mình, là hòn đảo của tự thân. Những gì mang lại hạnh phúc, an lạc, thiện pháp từ đó được tăng trưởng, bất thiện pháp được đoạn trừ thì nên thực hành tinh cần, đây mới là chân lý thật, không hư vọng. Ngược lại, những điều mà làm ác thịnh thiện suy thì nên viễn ly vì đó là ác đạo đưa đến khổ đau, trầm luân trong sanh tử.

Vậy bản chất của hộ trì chân lý và chân lý được hộ trì là như thế nào? Ở câu hỏi này có hai ý. Đầu tiên, là nói đến tư cách của người hộ trì chân lý. Thứ hai, là kết quả tất yếu mà người hộ trì muốn dấn thân truyền bá, giáo hóa. Trong kinh Canki, Đức Phật trả lời câu hỏi ấy như sau: Người hộ trì chân lý chân chánh sẽ nói: Đây là niềm tin của tôi và vị ấy không kết luận niềm tin này là chân thật còn lại những điều khác là sai lầm. Ai làm được như thế thì người đó đang hộ trì chân lý. Phật giáo không trói buộc, đặt để bất cứ ai, Đạo Phật không truyền bá bằng thanh gươm đi trước. Câu trả lời trên của Phật vô cùng tuyệt diệu, không đề cao chính mình, không tự mãn khen mình, chê người mà chỉ nói rằng: Đây là niềm tin của tôi đang sống, tôi cảm thấy hạnh phúc, được lợi lạc vì thế tôi muốn chia sẻ cho mọi người để ai cũng được thành tựu như vậy, tin hay không là tùy vào mọi người, chọn làm pháp môn hành trì hay không là quyền của bạn.

Tuy nhiên, sự hộ trì chân lý vừa nêu chưa phải là giác ngộ chân lý đích thực. Có nghĩa là người hộ trì chân lý chưa chắc là vị ấy đã giác ngộ chân lý. Hộ trì là một thái độ, động lực và tiến trình của nó kéo dài theo quỹ đạo đúng với bản chất của chân lý chỉ làm cho người đó tiếp cận một phần nào với chân lý mà thôi. Sống trọn vẹn với chân lý mới được gọi là thể nghiệm chân lý. Sau khi lắng tai nghe pháp, hành giả phải tìm hiểu nghĩa lý bằng sự nhận thức chứ Thế Tôn không dạy tìm hiểu chân lý bằng niềm tin mù quáng, chỉ vì đó là truyền thống, có trong Kinh điển hay vì đó là do Tôn sư của mình dạy,… Vì Chánh pháp là đến để mà thấy. Nó là chân lý chắc thật vượt mọi không gian, thời gian, thiết thực hiện tại, có khả năng hướng thượng, hướng thiện và được người trí chứng hiểu.

Tiếp theo, Phật dạy muốn có kết quả lâu dài và bền bỉ thì chúng ta cần phải hoan hỷ thực hành, hoan hỷ chấp nhận. Khi hoan hỷ chúng ta sẽ có động lực, hăng hái trong việc học và hành giáo pháp. Sau đó, phát khởi ước muốn thiện lành, khuyến khích mọi người cùng làm theo, cùng nỗ lực tinh tấn và có sự cân nhắc đàng hoàng.

Tuy nhiên, chân lý được giác ngộ nhưng như vậy chưa phải là chứng đạt chân lý. Khi và chỉ khi pháp được luyện tập, tu tập và hành tập nhiều lần, chân lý mới được chứng đạt. Như vậy, điều kiện đặt ra là khi giác ngộ chân lý rồi phải tinh cần hành trì nhiều, pháp được thực nghiệm, được thể nhập chân lý mới có thể chứng đạt được Niết bàn, chân hạnh phúc. Nếu không nỗ lực siêng năng theo đuổi chân lý thì không thể chứng đạt. Dĩ nhiên, khi chuyên tâm thực sẽ có những khó khăn ở bước đầu tiên nhưng cố gắng tu tập, thay đổi tập khí, tin vào Chánh pháp và thực hành Chánh pháp miên mật thì nhất định sẽ có ngày tự mình chứng tri chân lý và đạt được thành tựu viên mãn.

Niềm tin vào Tam bảo, vào chân lý chân thực không hư ngụy được hiểu là lòng tin có lý trí, tự tin vào chính mình. Con đường hành pháp khác với niềm tin vào Đấng sáng thế hay sự mặc khải ban phước giáng họa của Thượng đế mà ngoại đạo chủ trương. Con đường thực nghiệm của Phật giáo dựa trên nội quán của thân, tâm trong mối quan hệ với thế giới. Hành trì chân lý một cách tinh tấn liên tục sẽ đưa đến đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si chứng, khổ đau được đoạn trừ, đạt được chân hạnh phúc, chân giải thoát. Điều đó là thiết thực hiện tại và có tính lâu dài.

Chú thích và tài liệu tham khảo:

[1] Viên Trí, Phật giáo qua lăng kính xã hội, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2018,  tr.118.

[2] Trường Bộ Kinh, Kinh Khởi thế nhân bổn số 27. (kinh Tiểu Duyên, Trường A Hàm).

[3] Tương Ưng Bộ IV, Thiên Sáu Xứ, Chương IV, Tương Ưng Jambukhadaka.

[4] Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm Rohitassa.

[5] Kinh Trường Bộ I, Kinh Tam Minh.

[6] Kinh Trường Bộ I, Kinh Tevijja số 13.

[7] Kinh Tăng Chi Bộ III, Kinh Kalama.

[8] Xem Kinh Trung Bộ II, kinh Canki số 95.A

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm