Con mất đi sự kính nể ở người tu
Con sinh ra trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Gia đình con rất tin, nhưng không hiểu nhiều về đạo Phật. Chúng con chỉ đơn giản là ăn chay sáu ngày mỗi tháng, đi chùa vào ngày rằm thế thôi. Trong năm nay, con gặp hai chuyện không vui khiến đức tin của con về đạo Phật bị lung lay.
Sư cô Hỷ Nghiêm chia sẻ:
Chào chị, cám ơn chị vì chị còn có nhiều niềm tin nơi các thầy, các sư cô nên chị mới mở lòng ra chia sẻ những khó khăn của mình. Tôi rất cảm thông với những nỗi niềm thắc mắc mà chị đang gặp phải. Vì trong quá khứ tôi cũng từng trải qua tâm trạng ấy. Bây giờ xin chị hãy thực tập mỉm cười và thở vào thật sâu, thở ra thật nhẹ để cảm nhận được sự may mắn là mình đang còn trái tim khỏe mạnh, hai lá phổi tốt... chừng ấy thôi cũng thấy là mình có có rất nhiều điều kiện lành rồi. Đây là những yếu tố tốt để nuôi dưỡng mình, giúp mình thực tập vượt thắng được những khó khăn, chấn chỉnh lại những gì đổ vỡ.
Chị biết không? Ngày trước tôi cũng hay có những câu hỏi tại sao, tại sao người đi tu có thể làm như thế, nói như thế. Nhưng tôi đâu có hiểu rằng: "Người tu là đang tu".
Tu tức là sửa, mà sửa thì cần phải có thời gian, đâu dễ gì một sớm một chiều là có thể sửa được hết mọi yếu kém? Chưa nói đến người tu ấy có duyên may gặp được môi trường tốt, pháp môn tu học rõ ràng, cụ thể hay không? Vả lại, những thói quen tập khí xấu như tham, sân, giận của một người được huân tập không chỉ trong một đời này, mà từ nhiều đời, nhiều kiếp trước nữa. Thế mà mới tu có 5-10 hay 20 năm làm sao đã chuyển hóa hết được những thói quen của nhiều đời, nhiều kiếp? Một người còn đang trên đường tu tập, không thể tránh khỏi những lúc thất niệm, bị cảm xúc lôi kéo, không làm chủ được tâm hành nên đã nói ra những câu làm đau lòng người khác. Tuy vậy trong mỗi người ai cũng có những hạt giống đẹp, nếu biết nhận diện những nét đẹp nơi người kia thì trái tim mình sẽ từ từ mở ra.
Hiểu được phần nào tôi thấy mình như bừng tỉnh, tôi đã biết cảm thông, bớt đặt những câu hỏi. Tôi bắt đầu nhìn lại mình mà thực tập và thực tập từ đó.
Niềm tin, trước hết là tin vào khả năng của chính mình. Tin Bụt (Phật) không phải là tin Bụt ở bên ngoài mà hãy thực tập nương tựa Bụt nơi chính mình. Bởi trong mình có đầy đủ đức tính của Bụt như tình thương, sự tha thứ bao dung, khả năng buông bỏ, khả năng sống hạnh phúc... Trong cuộc sống, đôi khi vì quá bận rộn nên mình thường để những đức tính của Bụt trong mình đi rong chơi. Vì thế khi có những việc bất như ý xảy đến thì mình khó chịu, dẫn đến tình trạng trách móc, hờn tủi. Đó cũng là lẽ tất nhiên thôi.
Để tránh bớt những xung đột xảy ra trong nội tâm và những đòi hỏi đối với hoàn cảnh xung quanh, mỗi ngày mình hãy thực tập nương vào hơi thở một cách miên mật có ý thức. Thực tập theo dõi hơi thở sẽ giúp chị điều phục được những cảm xúc mạnh, làm lắng dịu lại thân tâm
Theo dõi hơi thở làm cho tâm trầm tĩnh lại, bớt dần khuynh hướng chạy ra ngoài. Từ đó mình thấy vấn đề được cụ thể, rõ ràng hơn, khi hiểu được thì khả năng cảm thông và tình thương tự động phát khởi. Trước hết là thương chính mình, không muốn mình tiếp tục sống trong tâm trạng hờn giận, trách móc hay rong ruổi. Đó là sự hiện diện của Bụt. Do vậy, tin Bụt không phải chỉ tin suông như lễ bái, cầu nguyện hay ăn chay làm phước thiện. Tin Bụt là tin bằng cách sống, cách nhìn vấn đề một cách sâu sắc, có tuệ giác. Nhờ vào sự thực tập theo dõi hơi thở để dừng lại những suy nghĩ tiêu cực và nhìn sâu vào lòng sự thật mà mình chuyển hóa được những đòi hỏi thành sự yêu thương nâng đỡ.
Làng Mai
Nguồn: http://langmai.org/tham-van-duong/xuat-gia/con-mat-di-su-kinh-ne-o-nguoi-tu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?
Trung ấm nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Xem thêm