Con người trách móc Phật không giúp đỡ, nhưng nguyên do là đâu?
Có nhiều người, họ tự nhận mình là những người thành tâm tín Phật, nhưng đến khi có việc không được như ý, họ lại luôn miệng trách móc: “Phật, tại sao ngài không giúp con?”.
Tại sao người mắc trọng bệnh, người lại sống khoẻ mạnh?
Câu chuyện suy ngẫm
Có một câu chuyện xưa, kể rằng: Trên núi nọ có một ngôi chùa thờ Phật Tổ. Nghe nói ngôi chùa này vô cùng linh nghiệm, chỉ cần người ta thành tâm cầu nguyện, Phật Tổ sẽ phát tâm từ bi, giúp đỡ đỡ đạt được ước muốn của mình.
Có một người đàn ông nghe thấy vậy, nên đã thể hiện tâm thành kính của mình bằng việc mua thật nhiều sính lễ, lặn lội đường xá xa xôi lên núi lễ Phật.
Người đó vượt qua hết núi này rồi lại núi khác, ngay đến lúc mồ hôi đầm đìa, vì sợ mất tâm thành kính, nên quyết tâm không bỏ sính lễ xuống để nghỉ ngơi một chút. Đến khi kiệt sức, người này lại sợ lỡ mất giờ đẹp, vội vàng đi nhanh, không chút nghỉ ngơi. Trải bao khó khăn vất vả, tín đồ thành kính cuối cùng cũng đã đến ngôi chùa.
Người này cung kính đặt sính lễ lên trên ban thờ, quỳ xuống, chắp hai tay thành kính cầu xin Phật Tổ: “Phật Tổ hiển linh! Con đã đi thi cử công danh 10 năm nay, nhưng đều không được như ý muốn. Pháp lực của ngài vô biên, xin ngài hãy vì sự thành kính của con, mà giúp đỡ con năm nay có tên trên bảng vàng”.
Sau khi tín đồ thành kính cầu nguyện xong thì thu lại sính lễ để trở về.
Anh ta vừa mới đi ra khỏi chùa, thì có một người ăn mày tiến đến xin ăn, nói: “Thí chủ hào phóng! tôi đã nhịn đói 3 ngày 3 đêm rồi, xin ông thương hại cho tôi một chút sính lễ, để ăn cho đỡ đói!”.
Tín đồ nhìn thấy người ăn mày vô cùng dơ bẩn này, liền phất phất tay tỏ ra khinh ghét, nói: “Đi! đi! nhìn ngươi vừa rách vừa nát, đừng có làm bẩn sính lễ của ta, sính lễ của ta phải mang về cho vợ và con gái ăn! Đâu đến phần ngươi!”.
Ăn mày liên tục dập đầu, nói: “Thí chủ hào phóng! Tôi sắp đói chết rồi, chỉ cần cho tôi một chút sính lễ là đủ rồi! Xin ngài hãy cứu tôi!”.
Người đàn ông kia sợ người ăn mày cướp sính lễ, liền vội nâng sính lễ lên, chạy một mạch xuống núi không quay đầu lại nhìn. Người ăn mày toàn thân vô lực vì đói, trên mình chỉ có cái mền rách, co ro ngồi cạnh ngôi miếu. Đến đêm hôm đó, càng dần về khuya, thời tiết càng lúc càng lạnh, người ăn mày cầm lấy cái mền rách run rẩy cuốn quanh thân của mình.
Không biết từ đâu xuất hiện một con chó bị bệnh, chốc mủ toàn thân, đi cà nhắc đến bên cạnh người ăn mày, miệng ngậm lấy một góc chăn rách, tự đắp lên thân toàn mủ lở loét của mình, từ từ dựa vào thân người ăn mày để sưởi ấm. Bọc mủ trên thân của chú chó nhỏ bị vỡ ra, làm cho chăn lông bị bẩn, vừa hôi thối vừa nhơ nhớp.
Không gì vượt ngoài luật nhân quả
Người ăn mày tức giận đạp con chó ra, nói: “Cút! Cút! Ngươi toàn thân vừa mưng mủ vừa lở loét, đừng có làm bẩn chăn của ta, đây không phải là chỗ của ngươi”.
Con chó nhỏ toàn thân đau đớn, hai mắt ứa lệ từ từ chạy đi, và đêm hôm đó nó đã chết cóng ở bên cổng của ngôi miếu.
Ngày hôm sau, người ăn mày mặc dù có chăn che thân nhưng không có đồ ăn nên cũng chết vì đói.
Nửa năm sau, người đàn ông thành kính nói trên, lại khăn gói lên kinh thành thi cử, nhưng lại tiếp tục bị rớt. Anh ta giận đùng đùng chạy lên núi nam, phàn nàn với Phật Tổ: “Nói ngài pháp lực vô biên, thì ra chỉ là lừa người. Nếu ngài thật sự linh nghiệm, tại sao ngay đến kỳ thi đơn giản này cũng không thể giúp con, để cho con lại rớt thêm một lần nữa?”.
Lúc ấy, Phật Tổ cầm bảng vàng ra hỏi anh ta: “Tại sao ta phải giúp ngươi?”.
Người đàn ông trả lời: “Con thành kính khiêng sính lễ lên núi, một phút cũng không dám nghỉ ngơi. Với thành ý này, ngài nên phải giúp con”.
Phật Tổ gọi linh hồn của người ăn mày lên, người ăn mày kêu rên hỏi người đàn ông kia: “Tôi chỉ xin ông cho tôi một chút sính lễ, cho tôi một chút thức ăn lót dạ, nhưng ông không chịu. Đến một chút tâm bố thí cũng không có, Phật Tổ tại sao lại phải giúp ông? Nhưng Phật Tổ à, ngài cũng thật tàn nhẫn! Không cho con một chút đồ ăn, để con phải chết đói, sao ngài lại không có một chút tâm thương cảm nào?”
Phật Tổ liền gọi linh hồn của con chó nhỏ lên, con chó lớn tiếng sủa, hỏi người ăn mày: “Ta chỉ xin ngươi cho ta sưởi ấm ở bên chăn, việc này cũng không tổn hại gì đến ngươi, vậy mà ngươi cũng không cho. Phật Tổ vì lẽ gì mà phải giúp ngươi chứ?”.
Cuối cùng, Phật Tổ nhìn vào người đàn ông kia và ngươi ăn mày, Ngài nói: “Giúp ngươi có tên trên bảng vàng, giúp ngươi có đồ ăn, đối với ta mà nói thì chỉ là một cái phất tay. Nhưng vì các ngươi đến các việc mình có thể cũng không muốn giúp người khác, một chút cũng không muốn phó xuất. Do đó ta không thể giúp các ngươi được, bởi vì giúp con người cũng cần có tiêu chuẩn”.
Nghe Phật Tổ nói xong hai người bọn họ tự thấy xấu hổ, không còn dám phàn nàn gì thêm nữa.
Tôi cổ vũ lối sống lương thiện và lòng tin vào nhân quả
Đức Phật không ban phước cũng không giáng họa cho ai
Đức Phật chưa bao giờ cho rằng Ngài là thần linh hay Thượng đế, hoặc hơn thế nữa. Ngài chưa bao giờ bảo Ngài có quyền năng ban phước cho những ai kính tin Ngài, sùng bái Ngài, và giáng tai họa đến những ai không kính tin, không sùng bái Ngài. Đức Phật cho biết Ngài chỉ là người tìm ra chân lý và dẫn đường cho chúng sinh đến với chân lý đó; Ngài là người đã thoát khổ và chỉ cho chúng sinh biết phương pháp thoát khổ đó. Có thấy được chân lý hay không, có thoát khổ hay không, tất cả hoàn toàn tùy thuộc vào sự nỗ lực của mỗi cá nhân.
Đức Phật không thể làm cho chúng sinh này thoát khổ, khiến cho chúng sinh kia giải thoát, giúp chúng sinh nọ được an vui. Ngài chỉ có thể nói cho chúng sinh biết làm thế nào để thoát khổ, làm thế nào để được an vui; Ngài dạy cho chúng sinh biết con đường để chứng ngộ chân lý. Tóm lại, như Đức Phật đã nói, Ngài chỉ là bậc Đạo sư, vị Thầy chỉ đường.Đức Phật là người hướng đạo, là người chỉ đường, còn đến đích, đạt được mục tiêu hay không, sớm hay muộn là do chúng ta, chúng ta có chịu đi hay không, chúng ta đi mau hay chậm.
Đức Phật dạy về Nhân quả, Nghiệp báo, Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã, chỉ rõ bản chất của đời sống. Đức Phật dạy về Tứ đế, Bát chánh đạo, chỉ rõ nguyên nhân của khổ, phương pháp diệt khổ và an lạc hạnh phúc có được sau khi đoạn tận nguyên nhân của khổ. Nhưng đôi khi chúng ta không quan tâm, không nhớ những lời dạy của Ngài, không đi theo sự chỉ đường của Ngài để có được những gì mình mong muốn, mà chúng ta lại chạy theo những ảo tưởng mê lầm, niềm tin mù quáng, chúng ta làm theo cảm tính, đến với Ngài bằng niềm tin và những hành động mê lầm.
Hiểu rõ luật nhân quả để có một cuộc sống an bình, ý nghĩa
Đức Phật khẳng định chúng ta là hải đảo tự thân, là nơi nương tựa của chính mình. Ngài dạy chúng ta đừng tìm cầu nương tựa nơi ai khác, kể cả Ngài. Đức Phật dạy chúng ta chính là người bảo hộ cho mình, không ai có thể bảo hộ chúng ta ngoài chúng ta. “Chính các ngươi là kẻ bảo hộ cho các ngươi, chính các ngươi là nơi nương tựa cho các ngươi” (Kinh Pháp cú, kệ 380). Tuy nhiên chúng ta lại không có lòng tin nơi chính mình, không đủ sáng suốt và lòng kiên định để tin tưởng và mạnh dạn thực hành lời Đức Phật dạy, đi trên con đường mà Ngài đã vạch ra hướng chúng ta đến an vui, hạnh phúc.
Khi gặp khó khăn, bất hạnh, khi đối mặt với những biến cố cuộc đời, do lúc bình thường không có sự rèn luyện và tu tập, không học và thực hành lời Đức Phật dạy nên chúng ta hoảng loạn, cuống cuồng chạy tìm nơi nương tựa, tìm nơi bảo vệ mình. Thay vì đến chùa cầu đạo, tìm phương pháp tu tập chuyển hóa khổ đau, thay đổi bản thân và hoàn cảnh để có được an lạc, hạnh phúc, chúng ta lại đến chùa cầu khẩn, xin phép mầu, cúng giải hạn; tụng kinh, trì chú cốt để cầu sự bảo hộ nơi các vị Bồ-tát, thiện thần.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Nổi tiếng trên mạng xã hội bởi câu chuyện... ăn chay từ trong bụng mẹ
Phật giáo và người trẻ 13:40 08/11/2024Nguyễn Khoa Nam, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải chưa một lần dùng đến các món ăn có thịt.
Xem thêm