Con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
Đã có sanh, thì chúng sẽ già và sau cùng là chết. Như thế, một khi chúng ta tạo nhân trong quá khứ, thì nó sẽ là quả của hiện tại và quả của hiện tại sẽ là nhân cho quả của tương lai. Con người cứ như thế mà xoay vần mãi mãi không ngừng, đời nầy tan thì đời khác đến.
Hỏi: Con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Ðáp: Có ba câu trả lời có thể giải đáp câu hỏi này. Nhiều người tin vào một Thượng đế hay thần linh thì cho rằng trước khi một con người được sinh ra, con người không hiện hữu, rồi người ấy được sinh ra qua ý định của Thượng Ðế. Trong đời sống con người, tùy theo tín ngưỡng và hành động mà người ấy sẽ được lên thiên đàng vĩnh hằng hay đọa lạc nơi điạ ngục vĩnh viễn. Các nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, các nhà khoa học đã tuyên bố rằng con người xuất hiện từ những nguyên nhân tự nhiên, sống rồi chết, sự hiện hữu ấy không ngừng.
Phật giáo không thừa nhận những lối giải thích này. Lời giải thích thứ nhất gặp nhiều vấn đề về đạo đức. Vì nếu có một vị Thượng Ðế tốt tạo ra mỗi chúng ta, điều đó thật khó giải thích tại sao có quá nhiều người khi mới sinh ra bị dị dạng đến ghê tởm, hay tại sao có quá nhiều đứa trẻ bị mất do sự sẩy thai trước khi sinh. Những vấn đề khác với lời giải thích của thuyết hữu thần dường như rất bất công, rằng một người sẽ phải chịu đau khổ vĩnh viễn trong địa ngục do vì những tội lỗi anh ta đã tạo ra trong vòng sáu mươi hay bảy mươi năm trên đời này. Sáu mươi hay bảy mươi năm của một đời người không có tín ngưỡng và vô đạo đức thì không đáng để chịu những hình phạt vĩnh viễn như vậy. Cũng thế, sáu mươi hay bảy mươi năm của một người có tín ngưỡng và đạo đức chỉ là một kết quả nhỏ đâu thể có một cuộc sống sung sướng vĩnh viễn ở trên thiên đàng. Cách giải thích thứ hai khá hơn cách thứ nhất và có nhiều chứng cứ khoa học hơn để hỗ trợ cho điều đó, nhưng vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi quan trọng trên. Làm sao một hiện tượng quá phức tạp đến ngạc nhiên khi ý thức có thể phát triển từ một cuộc tiếp xúc đơn giản của hai tế bào, tinh trùng và trứng? Và hiện nay theo khoa cận tâm lý được thừa nhận là một phần của khoa học, hiện tượng đó giống như thần giao cách cảm tạo ra khó khăn để thích hợp với khuôn mẫu thiên về của tư tưởng duy vật.
Phật giáo đã cung cấp lời giải thích thỏa đáng nhất về việc con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Khi chúng ta chết, thần thức, với tất cả những khuynh hướng sở thích, tài năng và tính tình có sẵn và tùy thuộc vào đời sống này, chính nó sẽ tái thiết lập ở trong trứng thụ tinh. Như vậy, một cá nhân trưởng thành, là sự tái sinh và sự phát triển nhân cách, được quy định bởi hai yếu tố tính chất tinh thần trong quá khứ và môi trường sống mới. Nhân cách sẽ thay đổi và sẽ được bổ sung bởi những nỗ lực của ý thức và những yếu tố trong sinh hoạt như giáo dục, ảnh hưởng của cha mẹ và xã hội và một lần nữa cái chết xảy ra, rồi chính nó lại tự tái lập trong một trứng thụ tinh mới. Tiến trình sinh tử, tử sinh này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi tham ái và vô minh đoạn diệt. Khi một người làm được như thế, thay vì tái sinh thì tâm của họ đạt được một trạng thái, được gọi là Niết bàn và đó là mục đích tối hậu của đạo Phật và cũng là mục tiêu của cuộc sống.
Hỏi: Làm thế nào thần thức có thể đi từ thân xác này đến một thể xác khác?
Ðáp: Cứ nghĩ là nó giống như làn sóng của máy radio. Làn sóng máy phát thanh phát đi không bằng lời nói và âm nhạc mà từ năng lượng theo những tần số khác nhau và được truyền đi qua không gian, rồi được tiếp nhận bởi máy thu thanh với lời nói và âm nhạc như ở nơi nó được phát đi. Ðiều này ví như tâm thức vậy. Khi chết, năng lực tinh thần của con người đi qua không gian, rồi bị cuốn hút và được đón nhận bởi một trứng thụ tinh. Khi bào thai phát triển, chính thần thức tập trung ở não bộ nơi mà về sau "đài phát thanh" này được xem như một cá nhân mới.
(Trích từ "Hỏi hay, đáp đúng" (Good Question, Good Answer) - Bhikkhu Shravasti Dhammika, ĐĐ. Thích Nguyên Tạng dịch Việt)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm