Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/04/2022, 09:12 AM

Công chiếu “Đám mây không bao giờ chết” – Cuộc đời và hành trạng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh

Bộ phim tài liệu “Đám Mây Không Bao Giờ Chết” này sẽ được phát trực tiếp trên trang YouTube của Plum Village (Làng Mai, Pháp), được thuật lại qua giọng của Ông Peter Coyote, một nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ tại Hoa Kỳ.

“Sư Ông Làng Mai đã cống hiến hơn một trăm quyển sách, được tiếp nhận bởi hàng triệu người đọc khắp nơi. Ông Martin Luther King, một nhà hoạt động hoà bình, đã đề cử tên của Sư Ông vào danh sách Nobel Hoà Bình. Nhiều người trong chúng ta tự hỏi bằng cách nào mà Sư Ông, một vị thầy tu thầm lặng, đã đối diện với chiến tranh đầy mất mát trên mảnh đất quê hương, kiên trì vun đắp con đường tâm linh, để rồi có thể mang lời dạy của Bụt đến với các nước Tây phương, và hơn hết giúp tưới tẩm cho biết bao nhiêu sự đổi mới trên thế giới.”

277577944_4965681270186489_5234177756740959846_n-640x360

“Đi gặp mùa xuân" - Hành trạng Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sư Ông là một vị thầy tâm linh của nhiều người, là một nhà nghiên cứu, một người hoạt động cho hoà bình, một nhà văn, và một nhà thơ. Rất nhiều người trong chúng ta yêu kính Sư Ông với những lời dạy về sự thực tập chánh niệm, và Sư Ông sẽ mãi là một vị thầy tu đạo Bụt giản dị, đơn sơ.

Bộ phim tài liệu “Đám Mây Không Bao Giờ Chết” này sẽ được phát trực tiếp trên trang YouTube của Plum Village (Làng Mai, Pháp), được thuật lại qua giọng của Ông Peter Coyote, một nhà hoạt động văn hoá, văn nghệ tại Hoa Kỳ. Bộ phim tổng hợp những tư liệu phim và hình ảnh nguyên gốc, kể lại câu chuyện của một thầy tu, một nhà thơ Việt Nam trẻ tuổi, khiêm nhường, trui rèn cái hiểu, cái thương trong sự tu tập ngay giữa lòng chiến tranh. Vượt lên trên tất cả bạo lực, sợ hãi, kỳ thị, vị thầy tu dũng cảm ấy đi trên con đường mang đạo Bụt vào cuộc đờ, dạy cho chúng ta về công năng của trí tuệ, sự thực tập cùng một đoàn thể, và hạnh nguyện giúp đời có thể mang lại nhiều niềm tin, an vui, và con đường đi tới cho không biết bao nhiêu người.Sau giờ phát trực tiếp, bộ phim sẽ được lưu lại trên trang này cho mọi người cùng xem.

Trân trọng cảm ơn trang YouTube của Plum Village (Làng Mai, Pháp), tập thể nhà làm phim, và Tăng thân khắp chốn với món quà quý báu này. Kính mời Đại chúng thưởng thức những giây phút nuôi dưỡng này, có mặt cho Sư Ông, có mặt cho ta, cho người thương của ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm