Công đức niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát"
Lợi ích khi niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát là vô biên, nó không chỉ giúp chúng ta giải trừ được những đau khổ thường gặp trong cuộc sống mà còn có thể giảm trừ tham, sân, si trưởng dưỡng tâm Bồ đề thanh tịnh của chúng ta.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: "Này Vô Tận Ý! Giả sử có người thọ trì danh hiệu của rất nhiều Bồ tát, nhiều như số cát trong sáu mươi hai ức sông Hằng, và chẳng những chỉ niệm tụng mà còn suốt đời dùng hương hoa đèn quả, hoặc bốn thứ: thức ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc men... để cúng dường Tam Bảo. Ý ông như thế nào? Những thiện nam tín nữ ấy có được công đức nhiều hay không?"
Bồ tát Vô Tận Ý đáp: "Công đức này rất nhiều, thưa Thế Tôn!"
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, cho đến chỉ một lần lễ lạy cúng dường, thì công đức của hai người này đồng nhau không khác, trong trăm ngàn muôn ức kiếp công đức này không thể cùng tận."
Quán Thế Âm Bồ Tát trong vô lượng kiếp về quá khứ đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Sau khi thành Phật, Ngài vì không quên chúng sanh nên mới trở lại thế giới này, ẩn giấu thân Phật mà hiện thân Bồ-tát để cứu giúp chúng sanh. Ðó gọi là "ẩn lớn hiện nhỏ." Cho nên Bồ Tát Quán Thế Âm tuy bề ngoài hiện thân Bồ-tát, kỳ thật bên trong ngầm chứa Phật hạnh. Ẩn bên trong là hạnh nguyện của chư Phật, hành vi của chư Phật. Ðó là lý do tại sao Bồ Tát Quán Thế Âm có thể hóa hiện thân Phật để thuyết pháp cho chúng sanh!
Quán Thế Âm Bồ Tát làm như thế là vì Ngài không thể bỏ mặc chúng sanh như quý vị, tôi, và bao người khác nữa. Ngài xem tất cả chúng sanh như con vậy. Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng khác nào một người mẹ luôn quan tâm đến con cái như luôn để ý xem đứa này có Tham không, đứa kia có Sân không, đứa nọ có Si không... suốt ngày Ngài bận rộn trông nom chúng sanh chúng ta!
Quán Thế Âm Bồ Tát "tầm thanh cứu khổ" Ngài lắng nghe tiếng kêu của chúng sanh mà đến cứu họ thoát khỏi khổ nạn. Nếu quý vị đang chịu khổ sở, thì chỉ cần liên tục Nhất tâm niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, tất quý vị sẽ được "gặp rủi hóa may" và mọi sự được thuận lợi đúng như quý vị mong muốn. Ða số người đời không biết đến diệu pháp này, cho nên khi gặp chuyện lo sợ, nguy hiểm, đau bệnh, sanh tử ... họ không biết niệm danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát!
"12 đại nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát"
1. Nguyện thứ nhất: Khi hành Bồ Tát - Danh hiệu: Tự Tại Quán Âm - Viên thông thanh tịnh căn trần - Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền!
2. Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ - Quyết một lòng cứu độ chúng sanh - Luôn luôn thị hiện biển đông - Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều!
3. Nguyện thứ ba: Ta Bà ứng hiện - Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau - Oan gia tương báo hại nhau - Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền!
4. Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái - Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê - Độ cho chúng hết u mê - Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương!
5. Nguyện thứ năm: Tay cầm Dương Liễu - Nước cam lồ rưới mát nhân thiên - Chúng sanh điên đảo, đảo điên - An vui mát mẻ, tiêu tan ưu phiền!
6. Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng - Lòng từ bi thương xót chúng sanh - Hỷ xả tất cả lỗi lầm - Không còn phân biệt sơ thân mọi loài!
7. Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ - Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh - Cọp beo, thú dữ vây quanh - Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nạn!
8. Nguyện thứ tám: Tội nhân bị trói - Bị hành hình, rồi lại khảo tra - Thành tâm lễ bái thiết tha - Quán Âm phù hộ, thoát ra nhẹ nhàng!
9. Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã cứu vớt , giúp cho người vượt khúc lênh đênh - Bốn bề biển khổ chông chênh - Quán Âm độ hết, an nhiên Niết Bàn!
10. Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn - Vòng hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn - Tràng phan, bảo cái trang hoàng - Quán Âm tiếp dẫn, rước về Tây Phương!
11. Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký - Cảnh Tây Phương, tuổi thọ không lường - Chúng sanh muốn sống miên trường - Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về!
12. Nguyện thứ mười hai: Tu hành tin tấn - Dù thân nầy tan nát cũng đành - Thành tâm nổ lực thực hành - Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời!
"Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" !!!
Phẩm Phổ Môn Lược Giảng
Hán dịch: Dao Tần, Tam-tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập.
Giảng thuật: Hòa thượng Tuyên Hóa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm