Nam mô đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát
Bồ-tát Địa Tạng và Bồ-tát Quán Thế Âm đồng là cha lành mẹ hiền của chúng sinh khổ nạn, là nơi nương nhờ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi. Mỗi lần nghe tiếng còi cứu hỏa, lòng tôi đau buốt như chính mình đang ở trong hoàn cảnh đó.
Nhớ lại lúc lên 7, nhà bị cháy đến hai lần, bao nhiêu tài sản của cải đều cháy tan thành tro bụi, thân phụ vì chuyện này mà sinh bệnh; một gia đình hạnh phúc, an vui vô tình bị lửa thiêu hủy sạch. Trận hỏa hoạn đó do nhà hàng xóm tụ tập đánh bạc đến khuya, những người đánh bạc hút thuốc, quăng tàn thuốc vào đống rác kế nhà tôi, kết quả nhà cửa tiêu tan. Những kẻ đánh bạc đó, quả thật hại người vô cùng.
Vào năm Dân Quốc thứ 42, cuộc sống gia đình tôi hết sức túng quẫn, con cái còn nhỏ, thân thể ốm yếu, tinh thần dằn vặt, tôi giống chú dê con bị lạc đường. Tôi vào thánh đường nghe các cha giảng đạo, tham gia các hoạt động của Thiên Chúa giáo, có khi gia nhập Nhất Quán đạo. Họ bắt buộc phải đóng 30 đồng, tôi không có tiền. Nhờ túc duyên dẫn dắt về với Phật pháp, không tin theo các tà thuyết kia.
Buổi sáng nghe kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện, buổi chiều nghe Quán Thế Âm Bồ-Tát Phổ Môn phẩm, mưa gió bão bùng thế nào cũng đều buông tất cả phiền não đi nghe kinh; nghe đến khi nào hết mới thôi, càng nghe tâm càng thanh tịnh. Tôi thường mộng thấy Đại Bi Đại Nguyện Đại Thánh Đại Từ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát và Quán Thế Âm Bồ-tát Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn, hai Ngài ban tặng cho đời tôi rất nhiều điều hỉ lạc, đây gọi là pháp hỉ sung mãn!
Ngày mùng 01 tháng Giêng năm Dân Quốc thứ 45, tôi chính thức tiếp nhận chức giám ngục thành phố Đài Trung. Bao nhiêu tang vật thu được của tội nhân đều để vào kho đối diện với Pháp viện chờ ngày thụ lí, cấp trên giao tôi ở giữ kho. Phòng ở tuy nhỏ, chỉ đủ đặt một cái giường đơn, tôi vẫn thiết bàn thờ Phật, dùng vải màn ngăn làm đôi; bếp thì bỏ lên bàn, lúc ấy dùng bếp dầu. Buổi chiều nọ, bất cẩn làm dầu chảy ra đầy bàn. Sau khi lau khô, châm lửa nấu cơm, chờ cơm sôi, tôi ra phía sau rửa rau. Rửa xong, nhìn vào nhà thấy lửa cháy phừng phừng, thế nào cũng không dập được, càng lúc lửa càng cháy mạnh. Trong khi tôi cuống cuồng không biết phải làm sao, bỗng có một chàng thanh niên khoảng hơn hai mươi ở đâu chạy đến, bất chấp hiểm nguy, ra sức dập lửa. Thấy chàng dũng cảm như vậy, không ai không chép miệng nói kì lạ thật. Cuối cùng, lửa được dập tắt. Định thần, tôi vội tìm cảm tạ chàng thanh niên dũng cảm, nhưng chàng đã đi từ lúc nào không ai hay biết.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ tát độ thai nhi mang ý nghĩa gì?
Cũng may vụ hỏa hoạn đó chỉ làm cháy chiếc giường thôi, tất cả đồ vật trong kho vẫn nguyên vẹn. Bây giờ nghĩ lại, chàng thanh niên đó há chẳng phải hóa thân của Bồ-tát Địa Tạng đó sao? Trong phẩm thứ 12 kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện có đoạn: “Nếu đời sau này có trang thiện nam người thiện nữ nào, muốn cầu trăm ngàn vạn ức điều nguyện, trăm ngàn muôn ức việc cho đời hiện tại và vị lai, nên quay về nương tựa chiêm ngưỡng đảnh lễ cúng dường ngợi khen tôn tượng Bồ-tát Địa Tạng, như vậy nguyện điều gì cầu muốn điều gì cũng được thành tựu, lại nguyện Bồ-tát đầy đủ đại từ bi, luôn luôn bảo hộ gia trì mình, trong giấc mộng thấy Bồ-tát xoa trên đầu thọ kí…” Chuyện này đã xảy ra cách đây 20 năm, nhưng cảnh tượng đó vẫn còn in trong tâm khảm. Nếu đồ vật trong đó bị thiêu rụi, rồi cháy lan qua những nhà lân cận, nhất định tôi đã bị bóc lịch trong nhà giam.
Lại nữa, ngày 01.05 năm Dân Quốc thứ 57, tôi được điều đến làm tại Pháp viện ở Đài Bắc. Mới làm được một tuần, bệnh cũ tái phát phải xin nghỉ. Tôi đến Công Bảo khám và đến Đài Đại Y viện chữa trị, nhưng bệnh càng lúc càng nặng. Chiều thứ tư hàng tuần, tại Công Bảo có bác sĩ nổi tiếng Dư Thiên Điền khám. Vào ngày ấy, mới tờ mờ sáng đã đông nghịt, thấy có nhiều phụ nữ ở tận miền Nam cũng lên khám. Y thuật của bác sĩ Từ rất được mọi người xem trọng, tôi cũng không ngoại lệ. Ông đưa cho tôi xem kết quả kiểm nghiệm: Bị u cơ trong tử cung. Bằng mọi giá, phải phẫu thuật, ông bảo đến bệnh viện Đài Bắc nơi ông làm việc để mổ. Ở trong đó hai mươi ngày, luôn đắn đo có nên mổ hay không? Hay là thôi khỏi mổ? Bạn bè và người thương ai cũng khuyên mổ để khỏi phải bệnh tật hành hạ; thà chịu đau một lần rồi thôi còn hơn cứ đau hoài. Con cái thấy mẹ bị bệnh hành hạ, cũng cố “sách tấn” mẹ nên mổ. Tôi thà chết chứ chẳng chịu mổ, nghĩ đến là sợ rồi. Thấy tôi nhất quyết, bác sĩ bảo hãy về nhà. Tôi về nằm chờ chết. Đến nhà, toàn thân đau nhức, lại hối hận vì sao không chịu mổ, lại muốn nhập viện… Tóm lại, cứ do dự mãi không thôi, nửa muốn nửa không.
Tôi vốn đã sùng bái Bồ-tát Địa Tạng từ lâu, song chưa có cơ hội thờ phụng cúng dường. Trong khi ở nhà đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo, thần trí hôn mê, bỗng thấy thánh tượng Bồ-tát Địa Tạng và quyển kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện, liền hoảng nhiên đại ngộ. Tôi đối trước tượng Bồ-tát, phát nguyện tụng 108 bộ kinh Địa Tạng: “Ngưỡng nguyện Bồ-tát minh chứng, hôm nay con phát nguyện cho dù có vào núi đao biển lửa, cũng vẫn kiền thành tin theo Phật pháp, đồng thời ra sức khuyên người tin Phật, cầu Bồ-tát đại từ đại bi gia hộ cho con được tai qua nạn khỏi!” Tôi suốt ngày nằm trên giường, rên rỉ với mình như vậy, quả nhiên bệnh càng ngày càng khởi sắc, sức khỏe dần được khôi phục. Thấm thoát, tôi đã tụng đủ 108 bộ kinh Địa Tạng Bồ-Tát Bổn Nguyện. Mãi đến hôm nay, ngày nào ít nhất cũng tụng một bộ, có được linh cảm không thể nghĩ bàn, trong lòng lúc nào cũng là Bồ-tát Địa Tạng, không niệm mà niệm; thân thể khỏe mạnh, những món nợ tiền kiếp ngày nay nhờ Bồ-tát gia hộ nên đã trả hết. Tôi nhất tâm kiên định cầu liễu thoát sinh tử, tự tại giải thoát. Nam mô Minh Dương Cứu Khổ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát Ma-ha-tát!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm