Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn
Là những người con của Đức Phật, chúng ta hiểu và luôn tôn kính, tự hào về tính cách và lòng từ bi quảng đại vô biên của Ngài.
Thế nhưng trong thực tế cho đến tận bây giờ ngoại đạo hay những người không thông hiểu thường cho rằng Đạo Phật là tôn giáo đầy bi quan, yếm thế bởi vị giáo chủ là Đức Phật đã từ bỏ gia đình nên bị chỉ trích là người con bất hiếu, là người chồng bạc bẽo và một người cha thiếu trách nhiệm. Còn với xã hội thì trong bài pháp đầu tiên Tứ diệu đế Đức Phật nói về những điều khổ đau, phiền não của kiếp người để trốn chạy khỏi những ràng buộc của gia đình và xã hội. Sự thật có phải Đức Phật là con người như thế và Đạo Phật có phải đã đem đến cho xã hội những bi quan, yếu hèn?
Sự bảo vệ tốt nhất của chúng ta chính là từ bi
Mặc dầu có những hoài nghi và thiếu thiện cảm như vậy nhưng sự thật rõ ràng và hiển nhiên rằng Đạo Phật là đạo của trí tuệ bởi Đức Phật luôn nhắc nhở hàng đệ tử trong tất cả mọi tình huống, sự việc đều phải xét suy cẩn trọng, không nên vội vã tin theo mà cũng không nên vội vàng buông bỏ điều gì. Một dẫn chứng trong bài kinh Đức Phật hướng dẫn cho bộ tộc Kalama làm thế nào để không bị hoang mang mỗi khi có những vị đạo sĩ đến truyền đạo và luôn nói tốt cho tôn giáo của mình. Đức Phật dạy: “Này người Kalama! Các ông chớ vội tin vào điều gì bởi văn phong, cách nói của con người, cũng đừng tin vào những tập quán đã có tự lâu đời. Đừng vội tin những gì được lập đi lập lại hay ngay cả bút tích của các bậc thánh nhân, cũng không nên tin vào những điểu tưởng tượng, không thực tế và cả những gì Như Lai nói mà hãy tự mình chứng nghiệm, xét suy, biết rõ để thực hành những điều lành, việc thiện nếu thấy mang lại lợi ích, an lạc, hạnh phúc thì hãy tin giữ tuân theo, ngược lại những gì bất thiện, vô ích, tác hại, khổ đau thì phải nên chấm dứt”.
Điều này cho thấy Đức Phật là người làm việc bằng sự suy tư, phân tích, Ngài từ bỏ mọi vật chất thế gian chính là để đi tìm một con đường giải thoát cao thượng cho bản thân, cho gia đình và cho cả chư thiên cùng nhân loại. Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng từ bi rộng lớn không thể nào nói hết của Đức Phật dành cho chúng sinh với rất nhiều những câu chuyện hay việc làm biểu đạt tình thương vô bờ bến của Ngài, đó là lòng nhiệt tâm, sự can đảm, bức phá mọi lề luật của xã hội lúc bấy giờ, khi được sinh trưởng trong giòng tộc cao quý giữa một đất nước Ấn độ đầy dẫy những phân chia, nặng nề giai cấp thì Ngài lại tuyên bố rằng ‘Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có sự bất bình đẳng trong dòng nước mắt cùng mặn’. Vì vậy dù khước từ đời sống thế tục nhưng với lòng từ bi và một trí tuệ sáng suốt vượt bậc, Ngài luôn quan tâm đến nhân quần xã hội trong nhiều lãnh vực khác nhau. Như đối với hàng phụ nữ Ngài là người tiên phong khởi xướng cuộc cách mạng bình đẳng giới đầu tiên sớm nhất hành tinh khi cho rằng trí tuệ và sự hiểu biết của người nữ và người nam không hề sai khác, chính là cách để giải phóng người nữ ra khỏi những ràng buộc, áp bức, luôn là kẻ nô lệ dưới cái nhìn miệt thị, thấp kém của xã hội, mà trong một đoạn kinh Đức Phật đã nói như sau:
Dầu là người nữ, dầu là người nam,
Cỗ xe vẫn sẳn sàng chờ đợi, cùng cỗ xe ấy
Sẽ đưa vào tận Niết bàn.
Như vậy tư tưởng cấp tiến, công bằng mà Đức Phật đưa ra hơn 2500 năm trước đến hôm nay có thể minh chứng, khẳng định sự mạnh mẽ cũng như khả năng lãnh đạo của người phụ nữ không thua gì nam giới, dù rằng trong một vài xã hội hay tôn giáo hiện nay người nữ vẫn còn bị kỳ thị, bị hạn chế bình đẳng do bởi sự hẹp hòi, thiếu hiểu biết mà thôi.
Hãy từ bi hỷ xả nhưng xin đừng chìm trong vô minh
Về mặt quản trị xã hội tuy Đức Phật không phải là nhà chính trị, nhưng luôn có những lời khuyên cho các vua chúa khi họ cần đến sự giúp đỡ của Ngài, với 10 vương pháp Phật thuyết cho Vua Udena ( Vua Ưu Điền ) cũng như Bảy pháp hưng thịnh cho người dân Vajji Đức Phật đã hướng dẫn các vị vua nên dùng thiện tâm và chánh pháp để điều hành đất nước sẽ đem lại sự an bình, thịnh trị và được dân chúng tin yêu, nể phục. Trong bài Kinh Thiện sinh (Sugàlovàda Sutta) Đức Phật còn giảng dạy về từng bổn phận, trách nhiệm tương quan giữa mỗi giai tầng trong xã hội cũng như trong gia đình, như cha mẹ đối với con cái phải như thế nào, con cái đối với cha mẹ, vợ đối với chồng, chồng đối với vợ, tình nghĩa giữa thầy trò, vua tôi, chủ tớ, tất cả phải dùng tình thương và sự chân tình để đối đãi với nhau và nên tránh xa bốn pháp Đức Phật gọi là thiên vị:
1. Không thiên vị vì thương.
2. Không thiên vị vì ghét.
3. Không thiên vị vỉ sợ hãi.
4. Không thiên vị vì tối dốt.
Ngoài những điều trên Đức Phật còn chỉ cho chúng sanh biết cách chi tiêu tiền bạc, bởi con người làm lụng vất vả khi có tài sản cần phải biết phân chia của cải ra làm 4 phần:
1. Trả nợ cũ, là phải lo cấp dưỡng cho cha mẹ đầy đủ về vật chất.
2. Cho vay nợ mới, là đối với con cái phải chăm sóc nuôi dưỡng tử tế.
3. Đổ xuống hố sâu, là cho việc tiêu dùng và nuôi sống hằng ngày.
4. Chôn của để dành, là những việc làm bố thí, giúp đỡ cho những người nghèo khó.
Không những tiền bạc mà cả thời gian cũng được xem là quý báu vì đời người ngắn ngủi, vô thường, mạng sống mong manh, bấp bênh chỉ tính bằng hơi thở nên phải luôn quán niệm, tỉnh thức và không nên nói những lời vô ích để tránh lãng phí thời gian là những gì mà Đức Phật nhắc đến trong phần Thập thiện nghiệp. Trong Kinh Pháp cú Phật dạy cũng có đoạn:
Dù sống một trăm năm
Không thấy pháp sanh diệt
Không bằng sống một ngày
Được thấy nghe chánh pháp.
Lòng từ bi vô lượng của chư Phật
Vì thương chúng sinh nên Ngài hay nhắc nhở đến vô thường, để không khỏi phí phạm đời người, thả trôi đời sống buông lung, dễ duôi theo vật chất. Đức Phật cũng thường dạy chữ hiếu đứng đầu trong các pháp lành ‘Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế’ nên dù là bậc Chánh đẳng giác Ngài cũng không quên bổn phận làm con để về tiếp độ vua cha Tịnh Phạn, di mẫu Gotami, tiếp dẫn người con trai duy nhất La Hầu La vào con đường chánh đạo, cùng với các vương tôn công tử trong thân tộc. Ngài ví thân bằng quyến thuộc như bóng mát của tàng cây cổ thụ, nên khi chứng ngộ, thấu hiểu những an vui, hạnh phúc trong đạo quả Ngài đem chia sẻ hết những gì chứng đạt cho tất cả mọi người để cùng nếm được những quả vị an lành. Đức Phật thấu hiểu sâu sắc con người sinh ra ai cũng sống với mong cầu được an bình, hạnh phúc, vì vậy chính Ngài là vị y vương ban phát những lương dược cần thiết giúp chúng sinh vượt thoát mọi khổ đau, sợ hãi bằng sự quán chiếu, thực hành hạnh nguyện yêu thương trong 37 phẩm trợ đạo trên con đường giải thoát cùng với 38 pháp hạnh phúc thực tập mỗi ngày, tinh tấn không ngưng nghỉ với Tứ chánh cần:
1. Ngăn ngừa các việc bất thiện chưa sinh.
2. Tận diệt những bất thiện đã sinh.
3. Phát triển điều lành chưa sinh khởi.
4. Tinh tấn phát triển những việc lành đã sinh.
Pháp Phật mênh mông, vi diệu tùy theo căn cơ, duyên phúc của mỗi người để tuân giữ hành theo cho được lợi lạc lâu dài trong luân hồi sanh tử. Những lời di huấn cuối cùng của Đức Phật cũng là nhắc nhở lấy giáo pháp và giới luật làm thầy, là đuốc sáng, là ngọn hải đăng cho chính mình, phải tinh tấn, tận lực chuyên cần để thành đạt giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Xem thêm