Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/08/2023, 14:36 PM

Con đường của bậc A-la-hán

Câu chuyện về cuộc đời Đức Phật rất nôm na, đơn giản sau những năm tháng dứt bỏ cuộc sống vàng son, bỏ lại sau lưng tất cả chỉ để tìm con đường thoát khổ thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Chỉ cần đọc một đoạn ngắn thôi, các bạn đã bỏ qua những điều cốt yếu cần hiểu, cần liễu ngộ. Người ta quen cách nghe thật nhiểu, biết thật nhiều, hiểu thật nhiều…theo kiểu “nuốt chữ” nhưng không bao giờ nghiền ngẫm để thấm thía, để liễu ngộ, học hỏi. Liễu tri chứ không phải tưởng tri. Hệt như cách thông thường mà họ thọ dụng thực phẩm, cứ nhồi nhét, cứ bổ sung bất kỳ thứ gì có thể, thành thử cơ thể cứ tăng thể trọng nhưng mang đầy mầm bệnh, thần kinh suy nhược, nghẽn tắt tuần hoàn….Toàn bộ cái nhân ấy đưa đến cái quả ấy là điều tất nhiên. Nhưng rồi cũng chính họ vướng víu với vòng tuần hoàn nhân quả đó một cách tự nguyện trong sự phát triển y học, khoa học, cùng với bao nhiêu thứ tà đạo, mê tín, bùa ngải, vong nhập, các đạo sĩ, pháp sư…Và khi ấy lại kêu lên rằng: Cuộc đời sao mà khổ quá.

Nhiều năm hoạt động trong tổ chức thiện nguyện Trường sinh học (TSH), tôi chứng kiến nhiều cái vòng lẩn quẩn trong cuộc mày mò tìm kiếm đó của con người mà tiêu biểu cuộc truy tìm con đường chữa bệnh và con đường giác ngộ, con đường thoát khổ. 

Chữa bệnh thì đã rõ, TSH hay các phái thiền chữa bệnh đang phát triển như nấm sau mưa, kẻ đến, người đi nườm nượp mỗi ngày nhưng thực tế là “phước chủ may thầy”. Còn con đường giác ngộ thì thực đáng bàn. Người ta bị dẫn dắt bởi nhiều giáo lý mang tính lý thuyết, mù mờ, hư ảo thậm chí siêu nhiên, huyền bí để rồi chui vào mê cung cho đến khi bệnh tật, phiền não, tai ương… lại vội vàng chạy thầy, chạy thuốc, bổ đi khắp nơi, chạy vào TSH, chạy vào các pháp môn trị bệnh…Ngay trong bệnh viện, thì bóng dáng các sư thầy trong các khoa phòng, cấp cứu, hồi sức cũng đầy cả. Đừng nhầm lẫn ăn chay thì không bệnh, chỉ ít nguy cơ hơn người ăn thịt động vật mà thôi. Trong những người quanh tôi tôi có nói đến những nhầm lẫn này.

Chưa bao giờ người ta đặt ra câu hỏi rõ ràng, thiết thực khi được tiếp duyên, dẫn dắt, thuyết phục: Tu để làm gì? Có chữa được bệnh của tôi không? (Đây mới là câu hỏi quyết định). Có vượt qua được bốn nỗi khổ kiếp người không? Và bao giờ? Lộ trình ra sao? Bao lâu? Có qui trình rõ ràng không?...v.v… 

Chữa bệnh và giác ngộ

00

Thực ra nếu bạn là người hiểu để hỏi thì cũng không có người đủ tầm để trả lời, hoặc ấp úng, loanh quanh, tìm lời để lừa mị bịp bợm mà chính họ cũng không hay là mình cũng đang bị lừa. Đó là điều có thật. Đang diễn ra. Diễn ra một cách hỗn loạn, ngang nhiên như thị phần thực phẩm chức năng, các loại tân dược, thảo dược cổ truyền, các loại thuốc được quảng cáo rầm rộ trên các trang mang xã hội.

Đức Phật không bệnh, không tìm đường chữa bệnh mà là sự tìm kiếm con đường vượt thoát tất cả những cảnh giới mà người chứng kiến mỗi ngày Sanh - Lão - Bệnh - Tử. Con đường mà Đức Phật tìm ra trong lịch sử loài người chưa từng có. Và sau khi chứng đắc, người đã đảnh lễ, đã công bố:

Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhức thiết thế gian

Sanh lão bệnh tử

Con đường dứt trừ khổ đế, vượt thoát bệnh tật, phiền não, khổ ách đó không phải là lý thuyết không phải thứ giáo lý đang truyền tụng khắp nơi trên thế giới gọi là Đạo Phật. Chính Đức Thế Tôn đã vượt qua và truyền dạy lại cho 500 Tỳ kheo trong tăng đoàn. Cả 500 Tỳ kheo đều chứng đắc với quả vị tuy khác nhau, nhưng cả 500 Tỳ kheo đều có giải thoát, đều thoát khỏi chuyện bệnh tật, phiền não, khổ ách. Cho nên mọi lời nguỵ biện của tất cả sư thầy về giáo thuyết chung cứ nhắm mắt mà tu cho đến vô lượng kiếp là sự lừa mị, bịp bợm rất khó chấp nhận được mà những trang sử Đạo Phật cho thấy dấu vết tư tưởng của 750 Tỳ kheo (dự lưu) đã len vào thượng tọa bộ. Vì thế mà Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc mỗi khi nói đến sự bịp bợm ông không tiếc lời công kích, phỉ báng.

Tôi không bệnh vực Trưởng lão mà thậm chí nói đến điều này, tôi nghĩ ngay đến tổn thất ngay trong gia đình mình khi tiếp cận Chánh Pháp. Chẳng qua đó là cách tiếp cận chân lý, cách hiểu, cách ngộ những lời Phật dạy mà người truyền đạt dù là bậc A-la-hán nhưng diễn thuyết vẫn là lời lẽ, ngôn từ của con người thế tục và vì lẽ ấy sự ngộ nhận là điều không tránh khỏi. Nói cách khác, theo tôi, không cần phải công kích, không cần phải tấn công vào thành trì vô minh làm gì. Cứ nói đến hướng đi đúng của chánh pháp, diễn đạt phương pháp thóat khổ, mọi chúng sanh ai đủ duyên thì tiếp nhận chưa đủ thì đành vây thôi. Sự việc tổn thất của tôi xin dành lại cho bài thiểu dục và ly dục. 

Ở đây, tôi muốn nêu lên cái lộ trình mà Đức Trưởng lão đã nhắc đến nhưng dường như tất cả nhưng người đi sau do mãi mê truyền đạt giáo lý, mải mê gieo duyên mà quên mất cái mục đích chấn chỉnh, phục hưng chánh pháp của Trưởng lão. Việc phục hưng lại Chánh Pháp không phải việc giành thị phần, cố tăng cường hoằng dương, chiêu nạp môn sinh, tổ chức nhiều lớp học…mà vấn đề ở chỗ chỉ cần khẳng định được nơi đây là chánh Pháp. 

Nó khác ở chỗ tổ chức vượt thoát nỗi khổ kiếp người chứ không phải chỉ là làm nên một ngôi chùa, thậm chí nó chẳng thể lộng lẫy bằng những cung điện, những khu du lịch tâm linh tiền tỉ, vài chục, vài trăm tỉ đang chen nhau trên khắp cả nước chỉ để chiêm bái, ngưỡng vọng sự sang trọng, uy nghi, kiêu sa, phù phiếm nhưng…nguồn lợi khủng từ cúng dường thì không hề phù phiếm chút nào.

Con đường mà Trưởng lão đã đi cũng lặp lại chính con đường đầy những nhầm lẫn của Đức Phật đã được nhắc đến với tên hai vị thầy đáng kính Alara Kalama và Uddaka Ramaputa để cuối cùng tất cả đều khẩn khoản: “Hiền giả hãy ở lại đây, chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng”. Trưởng lão đã đúng đắn khi quay trở lại với thầy Thanh Từ để trình bày sự chứng đắc, chia sẻ niềm vui mà Phật giáo đã đánh mất suốt hơn hai ngàn sáu trăm năm.

Để dựng lại những gì đã mất, Trưởng lão dày công soạn thảo cả thư viện với nhiều bộ sách: Đường về xứ Phật (10 tập), Những lời gốc Phật dạy (4 tập), Đạo đức làm người, Đạo đức giải thoát, 37 phẩm trợ đạo…cùng lúc với việc tổ chức lớp học với hầu hết tu sinh là những bậc tôn túc, chức sắc Phật giáo. Ngoài cái thư viện thực sự nói lên công sức phục hưng chánh pháp của Trưởng lão còn mãi đến ngàn sau, còn các lớp học, cứ nghe những clip pháp thoại Những bức tâm thư mà thương cho Ngài, thương cho nỗ lực không mệt mỏi đã không được đền đáp xứng đáng.

Trở lại với vị thầy cũ của mình, Trưởng lão khác với Đức Phật. Ngài đã được sự động viên, hỗ trợ hết lòng của người thầy cũ trước bao nhiêu là đố kỵ, hiềm thù, nhỏ nhen ganh ghét như thời Đức Phật nhưng rất tiếc ngay cả bậc A-la-hán cũng không tránh khỏi sai lầm đó là không học lấy bài học của Đức Phật trong việc gạn lọc để phân chia sắp xếp Tỳ kheo vào Tăng đoàn của mình để tất cả những người đến đều nhập lưu, đều ly dục, đều chứng đắc. Vì thế, cho đến cuối cùng, không có được một học trò tiêu biểu để nói với tăng chúng rằng nơi đây là Chánh Pháp. Cả những lớp người nườm nượp đến tu viện cũng vậy, họ hăm hở như 750 Tỳ kheo kia, họ hoàn toàn chỉ có thể thiểu dục tri túc, không thể khác hơn, họ chỉ là lớp dự lưu khi mà chưa có được cái thánh hạnh, cái quyết tâm ly dục. Và do đó  có lấy một người thừa tự, chứng đắc để những người còn lại trong số họ rất nhiều người trực tiếp hoặc gián tiếp trở thành những chiếc loa phỉ báng Trưởng lão không thương tiếc.

Các bạn nếu có thời gian để nghe những bức tâm thư mới thương cho vị Thầy đã dốc hết công sức cho các lớp học nhưng bù lại là những thất vọng ê chề tình trạng phá hạnh độc cư, gom nhóm trò chuyện, tình trạng không theo chỉ dẫn, công kích các vị thiện hữu tri thức, lén chỉ trích bậc thiện hữu tri thức v.v...Cứ theo đó bạn có thể hình dung một tập hợp đông đảo nhưng không chọn lọc.

Mọi nỗ lực của Trưởng lão chỉ để lại một thư viện quí giá và những pháp thoại, những lời tâm huyết. Tôi nhớ những năm tháng còn làm việc ở TTDS Bình Dương, mỗi ngày khi vào bàn làm việc lại được đọc dòng chữ trên kệ trước mặt: “Người học trò giỏi không phải là người lặp lại thầy mình mà là người biết đưa con đường của thầy vạch ra tới cái đích xa hơn”. Tiếp nhận Tu viện Chơn Như, thầy M.H tỏ ra là học trò giỏi. Vâng, một học trò được Trưởng lão nuôi dạy và hoàn toàn tin tưởng nhưng có lẽ không có thời gian, không có cái thánh hạnh, đức độ như chính Người mong đợi, gửi gắm để trở thành một A-la-hán để thừa tự sự nghiệp phục hưng Chánh Pháp.

Thầy Pháp Lưu - Làng tu Nguyên Thuỷ Yên Bái mỗi khi nhắc đên Tu viện Chơn Như, ông bảo: “ Nơi ấy xưa Trưởng lão đã dự đoán rồi. Nó sẽ chỉ còn là thánh tích mà thôi”. Tôi cho đó là lời nhận xét cực đoan, phiến diện.

Con đường của Đức Phật của Trưởng lão đang được nhiều người tin tưởng, miệt mài học tập, bám đuổi nhưng vẫn còn thiếu qui củ, óc tổ chức. Sẽ có nhiều người trong số họ không bận tâm đến thị phi, cứ lẳng lặng tu tập. Dù chưa có một người chứng đắc A-la-hán nhưng chắc chắn nếu có sự vào cuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức sát hạch xem xét theo đúng lộ trình rất cụ thể của Trưởng lão để công nhận ta sẽ có rất nhiều tu sinh hoàn thành giới luật, thiền định…(với các bậc sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền). Không cần nhiều, chỉ cần công bố ta có những tu sinh lọt vào số 320 Tỳ kheo như trong Tăng đoàn Đức Phật, cũng đủ là lời công bố: Nơi đây là Chánh Pháp. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm