Thứ ba, 22/11/2022, 09:45 AM

Cổng thông tin PGVN và Ban TTTT địa phương ‘không thể tách rời’

Nhân sự kiện Đại hội đại biểu PGVN nhiệm kỳ 2022-2027, Đại đức Thích Thiện Hưng, Phó trưởng BTS, Trưởng Ban TTTT Phật giáo Bình Dương trả lời PV Cổng thông tin PGVN.

PV: Trong nhiệm kỳ qua, điều gì là đáng nhớ nhất đối với tập thể Ban TTTT tỉnh và đối với Đại đức Trưởng ban khi làm công tác truyền thông Phật giáo?

- Điều đáng nhớ nhất trong công tác truyền thông Phật giáo trong nhiệm kỳ qua là thông qua các kênh Facebook của Ban thông tin truyền thông (TTTT) mà các bạn trẻ cũng như người dùng mạng xã hội bắt đầu biết và quan tâm đến những hoạt động Phật sự trong tỉnh. Tuy nhiên, mặt trái của các trang mạng xã hội là luôn có những phần tử (antifan) chống phá vì mạng xã hội là kênh truyền thông đa chiều. Ban TTTT Phật giáo tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh công tác truyền thông trên các trang thông tin điện tử tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận với lại công nghệ mới tổ chức trên các diễn đàn Phật Pháp online bên cạnh đó Ban TTTT ứng dụng chuyển đổi số trong một số nội dung công tác như việc tổ chức họp online, tổ chức các diễn đàn trực tuyết những ngày lễ lớn. Trong tình hình chống dịch vẫn đảm bảo công tác thông tin truyền thông. Cùng với đó là ký chương trình phối hợp với các hội giao lưu hữu nghị quốc tế của tỉnh Bình Dương, trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh Bình Dương về các chương trình phối hợp trong công tác truyền thông và các chương trình an sinh xã hội.

Đại đức Thích Thiện Hưng, Trưởng Ban TTTT Phật giáo Bình Dương.

Đại đức Thích Thiện Hưng, Trưởng Ban TTTT Phật giáo Bình Dương.

PV: Nhiệm kỳ tới, Đại đức có kiến nghị gì để việc Phật sự truyền thông giữa các địa phương, nhất là Bình Dương với Cổng thông tin PGVN được thông suốt và chặt chẽ hơn nữa?

- Đối với việc làm công tác truyền thông, chúng ta phải kịp thời và chính xác, cho nên đứng trên tinh thần trách nhiệm và phụng sự tôi thấy sự thông suốt và chặt chẽ giữa Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam và Ban TTTT Phật giáo địa phương như thân và tâm không thể tách rời. Vì thân đau tâm liền biết, cho nên có tin Phật sự từ các Ban TTTT địa phương gửi lên, tôi hy vọng rằng Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam nhanh chóng kịp thời cho ý kiến chỉ đạo để cho chúng con làm việc theo đúng chủ trương của Giáo hội. Sự nhanh chóng và kịp thời đó như sự quan tâm làm nên gắn kết chặt chẽ đồng thời mọi vấn đề sẽ trở nên thông suốt. 

Để sự kết nối với các kênh thông tin truyền thông địa phương được tốt hơn thì cần hệ thống lại các trang thông tin điện tử của Phật giáo Việt Nam và các tỉnh thành để đảm bảo các tin bài sẽ được đăng và chia sẻ một cách nhanh chóng. Đồng thời cần có định hướng chủ đề theo tuần, theo quý, các ngày lễ lớn để đảm bảo tính truyền thông thống nhất.

Công tác Phật sự hiện nay cần phải có thêm nhiều chương trình phù hợp, nhiều hội thi online dành cho khối đối tượng là Phật tử trẻ để thu hút tham gia vào các công tác Phật sự. Nên tổ chức giao lưu và tập huấn nghiệp vụ công tác thông tin truyền thông ví dụ như viết tin bài chụp hình quay phim dựng phim... cùng với việc tổ chức các chương trình giao lưu để nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trong Ban Thông tin Truyền thông từ trung ương đến địa phương.

PV: Theo Đại đức, để không gây ra các hiểu lầm đáng tiếc về truyền thông Phật giáo, thì mấu chốt giải quyết công tác truyền thông của những người làm truyền thông Phật giáo là gì?

- Công nghệ 4.0 đã giúp cho công việc truyền thông Phật giáo dễ dàng tiếp cận người đọc nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì nếu tin xấu xảy ra sẽ bị phát tán rất nhanh nên công tác truyền thông Phật giáo cũng cần đưa thông tin một cách cẩn trọng, chính xác. Tránh việc người người đưa tin nhưng những tin tức và hình ảnh chưa kiện toàn, có nhiều rủi ro, tạo điều kiện cho kẻ xấu cơ hội chóng phá.

Mấu chốt của người làm truyền thông đó là cẩn trọng lúc đưa tin, dùng cái đầu lạnh để làm việc khi có vấn đề phát sinh. Tiếp cận thông tin đa chiều trước khi xử lý khủng hoảng truyền thông để có giải pháp phù hợp giảm thiểu tổn thất ít nhất có thể. Tránh trường hợp giải quyết khủng hoảng truyền thông này lại trở thành tiền đề cho một cuộc khủng hoảng truyền thông mới.

Đối với sự bùng phát của công nghệ hiện nay, thông tin truyền thông là nhu cầu thiết yếu ở mọi lĩnh vực. Riêng về Phật giáo đứng về mặt phương tiện là điều cần thiết, để truyền bá lời dạy của đức Phật. Bên cạnh đó còn phải cập nhật và đính chính thông tin tránh sự hiểu lầm rồi đi lạc hướng về thông tin Phật giáo. Nói về truyền thông là nói về tốc độ, nói về Phật giáo là nói về minh bạch. Cho nên để trách sự hiểu lầm về truyền thông Phật giáo thì phải đề cập đến 2 vấn đề: tốc độ và minh bạch. 

Vậy khi một sự việc nào đó xẩy ra thì nhiệm vụ của BTTTT phải nhanh chóng nắm bắt và tìm hiểu ngay, xem xét tùy mức độ sự việc mà báo cáo lên BTTTT cấp tỉnh hoặc Trung Ương để xin ý kiến chỉ đạo để có bài viết định hướng dư luận, tránh sự hiểu lầm về Phật giáo. Từ đó, nhanh chóng kịp thời là cách duy nhất chặn đứng thông tin sai lạc.

Điều mấu chốt để tránh ra hiểu lầm trong truyền thông Phật giáo gồm có một số nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất các ban TTTT nên chọn nhân sự là những con người có nghiệp vụ và đam mê, tránh cơ cấu vào cho đủ bộ phận nhưng không thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai cần có các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về viết tin bài cách quay dựng video, chụp ảnh, ngoài ra với đội ngũ cộng tác viên nên có tính toán hỗ trợ bồi dưỡng để đảm bảo công tác phối kết hợp và chịu trách nhiệm với những nội dung được đăng tải. Nên chọn cử nhân sự phụ trách công tác kiểm tra kiểm duyệt các tin bài trước khi được đăng lên để đảm bảo không gây phản cảm hoặc có những hiểu lầm sai lệch.

Thực hiện phỏng vấn: 
ĐĐ. Thích Đạt Ma Huy Bảo - SC TN Huệ Hoà

Ảnh: Thái Kiến Thuận.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Jun Phạm: "Tôi thích truyện tranh và đọc về Phật giáo"

Phỏng vấn 11:25 17/12/2024

Đối với ca sĩ Jun Phạm, các cuốn sách như những người bạn đã đồng hành cùng anh từ khi còn là cậu bé đến khi trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng.

Á hậu Hạnh Nguyên chuyển hóa nội tâm nhờ sách về Phật pháp

Phỏng vấn 09:37 12/12/2024

Á hậu Hạnh Nguyên chia sẻ về hành trình ăn chay đến tìm hiểu Phật pháp, thói quen đọc 5-20 trang sách mỗi ngày, cùng những tác động từ sách Phật pháp đến tư duy, cách sống và công việc.

Đỗ Thành Tín: “Âm thanh có khả năng giúp kết nối, hồi sinh…”

Phỏng vấn 11:39 11/12/2024

Đỗ Thành Tín, chuyên gia chuông xoay, nghệ sĩ và là người tổ chức liveshow “Thanh âm mùa tái sinh” diễn ra vào lúc 12h ngày 12/12 sắp tới tại TP.HCM…

Trò chuyện với một người trẻ tập "thiền động", yêu cây

Phỏng vấn 15:56 07/12/2024

Ở Đà Nẵng, có một bạn trẻ vô cùng yêu cây, mơ góp sức mình cho màu xanh đất mẹ - vị Bồ-tát từ bi nuôi dưỡng vạn loài. Đó là nhiếp ảnh gia 9x Đặng Công Lợi. Anh là chủ nhân của Fanpage “Thành phố màu xanh” và một kênh Vlog lan tỏa lối sống xanh.

Xem thêm