Công viên Vĩnh hằng Long Thành: Kiến trúc tâm linh đặc sắc miền cực lạc
Đảm bảo các tiêu chí của một công viên nghĩa trang như môi trường, dịch vụ, quy hoạch, an sinh xã hội và đặc biệt là yếu tố văn hóa tâm linh, mô hình Công viên Vĩnh hằng góp phần đề cao phong cách sống văn minh, gìn giữ văn hóa truyền thống ngàn đời của người dân Việt Nam.
“Sinh Lão Bệnh Tử” là quy luật muôn đời của tạo hóa và cuộc sống dương gian chỉ là cõi tạm. Khi một người mất đi, đối với Thiên Chúa giáo đó là lên Thiên đàng, với Đạo Khổng ví là đã Quy tiên, với Phật Giáo cho rằng về miền Cực lạc. Nơi an nghỉ vĩnh hằng của Gia tộc, ông cha là vùng đất hội tụ rất nhiều yếu tố để nơi yên nghỉ của người đã khuất được ấm áp, yên bình, mang đến sự thịnh vượng của con cháu trong gia tộc muôn đời sau. Đây cũng là nơi có vị trí thuận lợi để con cháu viếng thăm và tưởng nhớ người đã khuất.
Vùng đất Long Thành – Đồng Nai từ lâu được mệnh danh là miền đất Phật nơi có nhiều Chùa chiền và Thiền Viện. Địa thế vùng đất Long Thành là đất cao, sở hữu loại đất Phong thủy bậc nhất: đó là đất ngũ sắc có màu vàng, hồng vàng, màu son đậm, hồng có vân, có nơi đỏ; độ thẩm thấu tốt, không ngập úng, nhiều sinh khí.
Với tâm nguyện xây dựng một khu nghĩa trang hiện đại, thân thiện với môi trường, quy hoạch hạ tầng, cây xanh và các công trình kiến trúc theo chuẩn mực công viên văn hóa tâm linh. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến đã khởi công xây dựng dự án Công viên Vĩnh hằng Long Thành tọa lạc tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vào tháng 6/2017.
Công viên Vĩnh hằng Long Thành có vị trí giao thông thuận lợi khi kết nối được với các tỉnh lân cận như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu… Theo tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây chỉ mất khoảng 40 phút di chuyển bằng xe ô tô từ TP. Hồ Chí Minh đến công viên.
Thiền viện Trúc Lâm Long Đức với tổng diện tích xây dựng 2ha, tọa lạc ngay trung tâm Công viên Vĩnh hằng Long Thành, Thiền viện được thiết kế với kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa Phật Giáo Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Long Đức được Chủ Đầu tư - Công Ty Đầu tư Thương mại Nhật Tiến bàn giao làm cơ sở thứ 2 của Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Nhật Quang - Trưởng Ban Quản trị Thiền Phái Trúc Lâm, Trưởng Ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Đồng Nai, Hiệu trưởng Trường trung cấp Phật Học.
Đây được xem là một công trình kiến trúc tâm linh đặc sắc có diện tích xây dựng 4.000m², các Tượng Bổn Sư Thích Ca bằng đá khối ngọa tôn nghiêm cao 5,2m. Bao quanh là các công trình kiến trúc tâm linh bậc nhất như Tượng Phật Thích Ca nằm, có chiều dài 108m, Vườn Thánh Tăng gồm 18 vị La Hán hộ trì chánh pháp, Vườn Nhị Thập Tứ Hiếu, Vườn Âm Dương, các tượng Phật bằng đá khối tại các trung tâm và nhiều tiểu cảnh cao từ 2m đến 8m là nơi dành cho Phật tử, khách viếng thăm, cầu an, chiêm bái, tu tập và nghe giảng về Phật pháp. Vườn “Nhị Thập Tứ Hiếu” được tái hiện qua các hình tượng bằng đá khối, là những câu chuyện cảm động về những người con đã sống trọn vẹn tình hiếu thuận với các đấng sinh thành, dưỡng dục. Tôn vinh sự hiếu thuận quan trọng trong đạo làm người.
Tại Công viên Vĩnh hằng Long Thành, các lễ cầu siêu, lễ dâng hương,... cho những sinh linh an nghỉ được tổ chức vào các dịp lễ lớn trong năm, phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân; đồng thời còn là một địa điểm du lịch tâm linh cho du khách thập phương đến chiêm bái các công trình kiến trúc và cảnh quan công viên.
Ngoài ra, tại đây còn hỗ trợ cúng giỗ thay mặt gia đình trong điều kiện gia đình ở xa, dịch vụ chay tịnh, nghỉ ngơi, thư giãn dành cho khách đến thăm người thân, đặc biệt khách ở xa đến có thể lưu trú. Các Công viên Vĩnh hằng do Công ty Đầu tư Thương mại Nhật Tiến đầu tư được áp dụng các công nghệ quản lý hiện đại, đảm bảo quy trình cung cấp thông tin và phục vụ theo yêu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Những tiện ích và dịch vụ trong việc bảo tồn, bảo dưỡng, thắp hương, nghe kinh tụng niệm hằng ngày được quản lý khép kín với đội ngũ quản trang hơn một trăm nhân viên tận tình chăm sóc.
Đảm bảo các tiêu chí của một công viên nghĩa trang như môi trường, dịch vụ, quy hoạch, an sinh xã hội và đặc biệt là yếu tố văn hóa tâm linh, mô hình Công viên Vĩnh hằng góp phần đề cao phong cách sống văn minh, gìn giữ văn hóa truyền thống ngàn đời của người dân Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Ra đi để biết nẻo về
Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm