Cúng chay và cúng mặn
Trong những ngày lễ Tết, tưởng niệm, cúng kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những thân nhân quá vãng là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Vì thế, vào những ngày lễ Tết hay giỗ chạp, chúng ta thường sắm sanh lễ vật, bày cỗ để dâng cúng với quan niệm phổ biến là “lễ bạc nhưng lòng thành”.
Hỏi:
Chúng tôi được biết, việc giết thịt gà, vịt v.v… để làm cỗ dâng cúng trong các ngày lễ Tết, giỗ chạp là góp phần làm cho nghiệp báo của những người quá cố thêm nặng nề, khó được siêu thoát, không phải là sự báo hiếu đúng Chánh pháp. Như thế, có phải hàng Phật tử chúng tôi nên cúng chay để hương linh được lợi ích? Chúng tôi là Phật tử, vì bận rộn công việc làm ăn và hoàn cảnh gia đình chưa đủ điều kiện nên không thể tu tập hạnh ăn chay. Xin hỏi người chưa thực hành ăn chay thì có bị phạm giới hay ảnh hưởng đến tu học không?
Phong tục thờ cúng tổ tiên và tuệ giác của đạo Phật
Đáp:
Trong những ngày lễ Tết, tưởng niệm, cúng kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những thân nhân quá vãng là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Vì thế, vào những ngày lễ Tết hay giỗ chạp, chúng ta thường sắm sanh lễ vật, bày cỗ để dâng cúng với quan niệm phổ biến là “lễ bạc nhưng lòng thành”.
Đối với những người con Phật, cúng kính ngoài ý nghĩa tưởng niệm, tri ân còn là dịp để cầu nguyện, làm các công đức nhằm hồi hướng phước lành cho người thân đã quá vãng. Kinh Địa Tạng có nói về việc các hương linh bị đọa trong cảnh khổ luôn mong mỏi những người thân làm được nhiều phước đức để hồi hướng cho họ. Mặt khác, các hương linh cũng chẳng mấy vui khi thân nhân vì họ (cúng giỗ) mà tạo nghiệp sát sanh, hại vật làm cho nghiệp báo của người sống lẫn người chết càng nặng nề thêm.
Đặc biệt, trong vòng bảy tuần thất (49 ngày), việc cúng chay mỗi ngày và mỗi tuần thất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi đây là khoảng thời gian cần thiết cho hương linh quyết định khuynh hướng tái sanh. Nếu trong thời gian này, thân nhân quá chú trọng đến hình thức, tổ chức tang lễ rình rang, đãi đằng ăn uống (rượu thịt) linh đình mà quên đi phần cốt lõi là cầu nguyện và tạo phước cho hương linh thì chắc chắn hương linh sẽ không được lợi ích, thậm chí có thể bị đọa lạc.
Do vậy, với tinh thần chánh kiến, để cho âm dương lưỡng lợi, tránh quả báo của việc giết hại, tốt nhất đối với hàng Phật tử là mỗi khi gia đình có tang lễ hay cúng giỗ, nên cúng chay và thành tâm cầu nguyện. Ngoài ra, để thêm phần phước báo cho hương linh và toàn thể gia đình, thân nhân cần tu tạo phước điền bằng cách cúng dường chư Tăng, bố thí, phóng sanh, chẩn tế âm linh cô hồn và các việc phước thiện khác.
Về vấn đề ăn chay, đối với hàng Phật tử, luôn quy hướng Tam bảo và giữ gìn năm giới là pháp tu căn bản. Vì thế, khi chưa hội đủ điều kiện để thực hành ăn chay nhưng đối với năm giới mà hàng Phật tử đã phát nguyện thọ trì (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối và không uống rượu) thì không hề vi phạm. Tuy vậy, phát tâm thực tập ăn chay để tịnh hóa thân tâm là việc cần làm.
Dù không bắt buộc nhưng hàng Phật tử luôn được khuyến khích thực hành ăn chay, ít nhất là hai ngày trong một tháng (vào ngày Rằm hoặc mùng Một âm lịch). Trong ngày ăn chay, ngoài việc ăn các loại thực phẩm là thực vật, không dùng ngũ vị tân, người Phật tử còn hướng đến gìn giữ tam nghiệp thân, miệng và ý trong sạch, tránh xa các điều xấu ác. Ngoài ra, ăn chay còn có tác dụng nuôi dưỡng tâm từ, giảm thiểu nghiệp sát và giúp cơ thể tự thanh lọc, tránh được nhiều bệnh tật. Khi thực hành ăn chay, chúng ta ý thức về mình nhiều hơn, sẽ kham nhẫn tốt hơn trước những cám dỗ hay những điều không vừa ý khác…
Như vậy, ăn chay là pháp trợ duyên cho việc phát triển các hạnh lành, hỗ trợ tích cực cho quá trình tu học, hướng thiện của hàng Phật tử. Do đó, các bạn phải nỗ lực bằng mọi cách để thực hành ăn chay chí ít là trong những ngày Rằm và mùng Một đồng thời động viên, thuyết phục toàn thể gia đình, thấy được những lợi ích thiết thực của việc ăn chay để cùng thực hành. Hiện nay, việc ăn chay không còn xa lạ với mọi người trong xã hội và việc chuẩn bị bữa ăn chay cho cá nhân hoặc cả gia đình rất đơn giản, dễ dàng. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào sự phát nguyện, quyết tâm thực hiện của bạn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trăm năm thương nhớ cơm chay Tín Nghĩa giữa Sài Gòn
Thuần chay 09:32 29/10/2024Lặng lẽ suốt 100 năm trên con đường náo nhiệt, cơm chay Tín Nghĩa không quá đông khách, nhưng ai đến đây đều sẽ quay lại vì… nhớ ngày xưa.
Đến Việt Nam ăn chay có dễ không?
Thuần chay 10:56 28/10/2024Hằng năm Việt Nam đón hàng triệu lượt khách quốc tế, trong số đó có nhiều người ăn chay, vậy nên 'ăn chay ở Việt Nam có dễ không?' là câu hỏi mà nhiều du khách quan tâm khi đặt chân đến đất nước hình chữ S.
Ăn rau muống mỗi ngày mà tốt quá chừng
Thuần chay 15:49 27/10/2024Rau muống giúp ngừa táo bón, tăng khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi... khi ăn thường xuyên.
Những món chay thơm ngon dễ làm từ đậu phụ
Thuần chay 10:10 24/10/2024Đậu phụ là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực chay. Không chỉ bổ dưỡng, đậu phụ còn dễ chế biến thành nhiều món ăn phong phú. Dưới đây là một số món chay thơm ngon, dễ làm từ đậu phụ mà bạn có thể thử tại nhà.
Xem thêm