Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/10/2022, 16:05 PM

Con cháu hiếu thuận, học Phật, tổ tiên cũng hưởng được phước

Bạn độ người đã mất, bạn độ họ đến cõi nào, họ được lợi ích lớn nhỏ hoàn toàn dựa trên công phu tu hành của bạn, công phu của bạn sâu thì người mất được lợi ích lớn, bạn tu học có công phu thấp thì họ được lợi ích nhỏ.

Con cháu làm Bồ Tát, họ là Tổ Tiên của Bồ Tát, bất kể họ ở cõi nào cũng được kẻ khác tôn kính.

Ở đây chúng ta thấy mẹ của cô Bà La Môn, cô Quang Mục đều đọa trong ác đạo, con gái hiếu thuận, con gái học Phật, như lý như pháp chứng được quả vị Bồ Tát, do đó mẹ của họ lập tức được những quỷ thần này đưa đến cõi trời Ðao Lợi để hưởng phước.

Tại sao vậy?

Làm sao có thể giam cha mẹ của Bồ Tát trong tam đồ!

Cho nên trong nhà Phật thường nói Nhất tử thành Phật, cửu tổ sanh thiên, khi một người con thành Phật thì Tổ Tiên chín đời quá khứ đều sanh lên trời, lời này là thật chứ chẳng giả.

Hiện nay chúng ta làm sao thành Phật?

Nói cho chư vị biết, Vãng Sanh Cực Lạc Thế Giới chính là thành Phật.

Cho nên niệm Phật thực sự cầu Vãng Sanh, sanh tới Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thì chín đời Tổ Tiên của bạn đều sanh lên trời, như vậy mới là báo ân thực sự.

Chúng ta muốn cầu siêu cho Tổ Tiên, cứu bạt Tổ Tiên, thì phải làm sao?

Phải niệm Phật, nhất định tự mình phải có thành tựu.

Gia đình có người biết tu là đại phước báo

41

Trong Kinh Văn chúng ta thấy cô Bà La Môn niệm Phật đắc định, trong Pháp Môn niệm Phật thì ít nhất là Sự Nhất Tâm Bất Loạn, cô đắc được Niệm Phật Tam Muội.

Trong lúc nhập định cô nhìn thấy địa ngục, đi đến địa ngục, quỷ vương ở địa ngục nhìn thấy liền xưng cô là Bồ Tát, chính bản thân cô cũng không biết mình đã thành Bồ Tát, quỷ vương xưng cô là Bồ Tát.

Cô Quang Mục cũng niệm Phật, công phu ở mức thấp hơn, cảnh giới cô thấy là ở trong mộng chứ không phải trong định, hiệu quả chẳng thù thắng bằng cô Bà La Môn, nhưng cảm ứng cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Trong sự tưởng tượng của chúng tôi, đó cũng tương đương với công phu thành phiến, nếu không được công phu thành phiến thì đạt không được hiệu quả này.

Do đó bạn độ người đã mất, bạn độ họ đến cõi nào, họ được lợi ích lớn nhỏ hoàn toàn dựa trên công phu tu hành của bạn, công phu của bạn sâu thì người mất được lợi ích lớn, bạn tu học có công phu thấp thì họ được lợi ích nhỏ.

Chúng ta muốn báo ân thì phải báo ân như thế nào, đọc đến đoạn này thì có thể hiểu nhất định phải dứt ác, tu thiện, nhất định phải phát tâm làm Phật.

Kinh Vô Lượng Thọ nói về cảnh giới của Đức Phật A Di Ðà, Kinh này nói về cảnh giới của Ðịa Tạng Bồ Tát, từng câu từng chữ trong Kinh Vô Lượng Thọ chúng ta đều thực hiện trong đời sống thì chúng ta là A Di Ðà Phật, chính bạn đã làm Phật.

Thực hiện từng câu từng chữ trong Kinh này vào trong đời sống thì bạn đã thành Bồ Tát rồi.

Lời Phật dạy chúng ta phải làm theo, chứ không phải chỉ nói suông mà thôi, nói chẳng dùng được, phải sốt sắng mà làm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm