Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cuối năm đi chùa trên quần đảo Trường Sa

Cuối năm đi chùa đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống mỗi người Việt, nhưng đi chùa ở Trường Sa - nơi biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, trong mỗi người còn cảm thấy đặc biệt trong tim tình yêu Tổ quốc.

Bài liên quan

Một năm qua đi, biết bao may rủi tài vận đến với cuộc đời, người ta thường chọn dịp lễ Tết để hành hương lên chùa, vừa là thăm vãn cảnh thức, thả hồn vào tiếng chuông trầm chậm rãi, vừa là để cầu yên an. Đặc biệt, đến với 5 ngôi chùa ở Trường Sa (Khánh Hòa), mỗi người như tìm thấy trong tim mình có linh hồn của Tổ quốc.

5 ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa

Hiện nay, tại huyện đảo Trường Sa có 5 ngôi chùa là Trường Sa, Linh Sơn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn.

Hiện nay, tại huyện đảo Trường Sa có 5 ngôi chùa là Trường Sa, Linh Sơn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn.

Trên mảnh đất Trường Sa mang hồn Tổ quốc ở nơi đầu sóng ngọn gió, 5 ngôi chùa được xây dựng như một sự khẳng định lãnh thổ của Việt Nam. 5 ngôi chùa nằm ở 5 hòn đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca và Nam Yết.

Giữa biển trời mênh mông, những ngôi chùa này không những là địa điểm linh thiêng, mà còn khẳng định Phật giáo có mặt và đồng hành cùng người dân biển đảo. Ở đâu có người Việt sinh sống, ở đó có văn hóa tâm linh. Người lính, nhà sư, ngư dân cùng chung một tấm lòng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, biển đảo yên bình…

Tiến bước quân kỳ trước chùa Trường Sa Lớn.

Tiến bước quân kỳ trước chùa Trường Sa Lớn.

5 ngôi chùa ở Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết có quy mô xây dựng thoáng đãng, đón được tia nắng sớm nhất lúc bình minh.

Nếu chùa Song Tử Tây tọa lạc trước ngọn hải đăng cao vút, thì chùa ở Trường Sa Lớn tọa lạc cạnh đường băng, còn chùa Sinh Tồn sát bên cụm 7 hộ gia đình dân cư sinh sống. 

Chùa ở đảo Nam Yết sát cạnh bờ biển, in hình xuống bóng nước lung linh, còn chùa đảo Sơn Ca tọa lạc giữa triền cát trắng, tiếp giáp với ngọn hải đăng, phía đón những tia bình minh đầu tiên của mỗi ngày.

Chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca tọa lạc ngay sát bờ biển.

Chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca tọa lạc ngay sát bờ biển.

Có một điều đặc biệt của năm ngôi chùa ở đây là sảnh chính diện đều hướng về thủ đô Hà Nội. Theo Đại đức Thích Đức Hỷ, việc đặt sảnh chính diện hướng về thủ đô Hà Nội có ý nghĩa tri ân chân thành đối với nhân dân Hà Nội.

Bởi những ngôi chùa được hiện diện ở Trường Sa, phần lớn được xây dựng từ kinh phí từ Hà Nội, do nhân dân thủ đô tự nguyện quyên góp, trong đó có công đức lớn lao của Công ty Trường Xuân đã xây dựng 4/5 ngôi chùa với tất cả lòng thành hướng về Tam bảo và nhân dân trên đảo.

Bài liên quan
Có một đặc điểm chung của các chùa ở huyện đảo Trường Sa là được xây theo phong cách chùa truyền thống của Việt Nam và đều hướng về Thủ đô Hà Nội.

Có một đặc điểm chung của các chùa ở huyện đảo Trường Sa là được xây theo phong cách chùa truyền thống của Việt Nam và đều hướng về Thủ đô Hà Nội.

Chùa Trường Sa là điểm tựa tâm linh của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân sinh sống ở đây và cả những ngư dân ra khơi khai thác, đánh bắt hải sản trên vùng biển này. Ở đâu có người dân sinh sống thì ở đó có cuộc sống tâm linh hướng thiện, mà chùa là biểu tượng của cuộc sống tâm linh hướng thiện ấy.

Đồng thỉnh chuông ở 5 ngôi chùa Trường Sa

Đoàn khách đến từ đất liền viếng chùa Trường Sa Lớn.

Đoàn khách đến từ đất liền viếng chùa Trường Sa Lớn.

Giữa ngàn khơi, mỗi sớm bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân nga trở thành điểm tựa tâm linh của quân dân huyện đảo. Có một điều đặc biệt, là giờ thỉnh chuông của 5 ngôi chùa trên đảo đều bắt đầu từ lúc 4 giờ 30 phút sáng và 18 giờ chiều.

Tiếng chuông chùa lúc 4g30 phút mỗi sáng không chỉ là tiếng chuông thức tỉnh lương tri con người hướng về nguồn cội, mà còn là báo hiệu một ngày mới an lành.

Tiếng chuông lúc 18 giờ chiều như khép lại sau một ngày làm việc mưu sinh, là thời gian mọi người nghỉ ngơi, lòng hướng về Tam bảo. Mỗi khi nghe tiếng chuông chùa ngân nga, cảm thấy Tổ quốc mình thiêng liêng và đẹp vô cùng. 

Bài liên quan
Bên cạnh những cây đa, cây bồ đề..., chùa ở Trường Sa còn có cây phong ba, cây bàng vuông tỏa bóng mát. Tác phẩm

Bên cạnh những cây đa, cây bồ đề..., chùa ở Trường Sa còn có cây phong ba, cây bàng vuông tỏa bóng mát. Tác phẩm "Dưới tán phong ba chùa Sinh Tồn".

Hàng năm, 5 chùa trên quần đảo Trường Sa đón hàng chục ngàn lượt khách từ đất liền tới thăm. Trong đó, những vị khách là Tăng Ni, Phật tử, cả những người Việt kiều xa quê hương, đặc biệt những người bạn Mỹ, Na Uy cách Việt Nam nửa vòng trái đất.

Các đại biểu khi ra thăm Trường Sa thường vào chùa xin viên đá nhỏ có đóng dấu nhà chùa về làm kỷ niệm.

Các đại biểu khi ra thăm Trường Sa thường vào chùa xin viên đá nhỏ có đóng dấu nhà chùa về làm kỷ niệm.

Mặc dù, những người không cùng màu da, sắc tộc và khác nền văn hóa với Việt Nam, nhưng khi nghe tiếng chuông chùa ở đảo Trường Sa ngân lên, họ đều cảm nhận được sự yên bình và càng khâm phục các chiến sĩ kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bởi, họ hiểu, dân tộc nào cũng vậy, sự cường thịnh gắn liền với yên bình, tiếng chuông chùa Trường Sa là biểu tượng của khát vọng hòa bình ấy. 

Trong các ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa, câu đối trong chùa được viết bằng chữ quốc ngữ trên chất liệu gỗ chịu được nắng mưa và độ mặn của nước biển.

Trong các ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa, câu đối trong chùa được viết bằng chữ quốc ngữ trên chất liệu gỗ chịu được nắng mưa và độ mặn của nước biển.

Trường Sa cách đất liền hơn 1.000km nhưng rất gần gũi, thân thương. Tất cả từ cột mốc chủ quyền, đến cây bàng quả vuông; từ đài quan sát đến nơi sinh hoạt học tập của bộ đội đều sâu lắng, thanh bình mà thiêng liêng.

Khuôn viên chùa Sinh Tồn trên đảo Sinh Tồn.

Khuôn viên chùa Sinh Tồn trên đảo Sinh Tồn.

Ai đã một lần đặt chân đến Trường Sa thì không thể không đến viếng chùa. Cuối năm đi chùa trên quần đảo Trường Sa, mọi người không chỉ tìm thấy sự thanh tịnh nơi cửa thiền mà còn cảm nhận được điểm tựa tâm linh vững chắc của người dân, chiến sĩ ở nơi biển trời mênh mông.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vụ cháy chùa Vạn Phật (Gia Lai) gây thiệt hại gần 6 tỷ đồng

Tin tức 10:50 23/09/2024

Vụ cháy chùa Vạn Phật (phường Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai) không gây mất mát về người, nhưng ước tính thiệt hại về tài sản gần 6 tỷ đồng.

Người đàn ông xin lỗi nhà chùa vì trộm tiền từ 27 năm trước

Tin tức 09:54 23/09/2024

Một người đàn ông Hàn Quốc đã gửi thư xin lỗi đến nhà chùa vì đã trộm tiền công đức ở chùa khi còn là một đứa trẻ.

Ban Trị sự GHPGVN H.Thanh Liêm thăm, động viên các chùa bị ảnh hưởng do bão lũ

Tin tức 02:47 23/09/2024

Ngày 19-9, chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện đến thăm các chùa trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng do bão số 3.

Chùa Vạn Phật (Gia Lai) bị cháy giữa lúc trời mưa lớn

Tin tức 18:15 22/09/2024

Chùa Vạn Phật ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đã bất ngờ bốc cháy dữ dội giữa lúc khu vực này đang mưa lớn.

Xem thêm