Nên hiểu đúng về Ban Tam Bảo trong chùa Việt
Lễ chùa là một tục lệ từ xa xưa của người phương đông nói chung và của người dân Việt Nam nói riêng. Thế nhưng không ít người khi vào chùa lại không hiểu hết được ý nghĩa của Ban Tam Bảo trong chùa.
Bài viết dưới đây của Phatgiao.org.vn sẽ đề cập đến ý nghĩa của Ban Tam Bảo trong chùa Việt:
Ban Tam Bảo có ý nghĩa gì?
Tam bảo là ba ngôi báu gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Trong nhân gian, người ta thường coi vật báu là lụa là gấm vóc ngọc ngà, những thứ có thể đem lại lợi ích, thỏa mãn lòng ham muốn. Thế nhưng trong Phật giáo, những thứ vật chất ấy lại thật tầm thường, bởi dù có bao nhiêu ngọc ngà vàng bạc cũng không thể giúp chúng sinh thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử.
Không thể vượt qua khỏi tam giới, tam đồ, lục đạo... Chỉ có ba ngôi báu của của Phật giáo mới đủ sức dẫn dắt những chúng sinh thoát khỏi những khổ đau ấy. Ba ngôi báu này giống như ngọn đèn sáng để chúng sinh tin và làm theo, từ đó thoát khỏi sự đau khổ, tìm được sự hoan hỉ.
Tam Bảo bao gồm: Phật bảo; Pháp bảo; Tăng bảo.
Phật bảo: Phật là “ngôi báu thứ nhất” hay Phật bảo, vì Ngài là người tìm ra nguồn Đạo giải thoát, đã vượt ra khỏi vòng Sanh tử Luân hồi dứt Khổ trọn Vui, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Chính từ ý nghĩa đó mà đức Thích-ca Mâu-ni được tôn xưng là Phật, bởi danh từ này vốn là do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là “bậc giác ngộ”.cũng là Thầy cả Chư Thiên và Nhơn Loại.
Pháp bảo: Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Trong ý nghĩa đó, Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Phật. Pháp là những phương Lương diệu dược nhiệm màu, có năng lực chữa trị Tâm bệnh Phiền não của chúng sanh trong Tam giới. Vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo.
Tăng bảo: Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng-già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa.vì các Ngài là người thay mặt ba đời chư Phật, có nhiệm vụ hướng dẫn, dắt dìu quần sanh thoát khỏi nẻo Tối, đường Mê, tu hành cho đến nới dứt Khổ. Vì vậy, các ngài được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.
Trong chính điện thờ Phật hay còn gọi là Phật điện, Đại điện, Tam bảo điện, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng thân”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ. Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc.
Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ Tát” và “Văn thù Bồ-Tát” đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng “Di Đà Tam tôn”.
Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh.
Tượng Tam thế Phật
Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy hình dáng giống nhau, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật.
Tam thế phật :
Chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai.
Phật quá khứ là Phật A Di Đà tượng trưng cho các đức Phật trong quá khứ
Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật tương lai là Phật Di Lặc tượng trưng cho các vị Phật tương lai
Nói rộng ra thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.
Chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni.... Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, ..., vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.
Hay “Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.
Theo giáo lý Đại thừa Phật giáo, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật dùng ba loại thân khác nhau để truyền pháp, tức “Tam thân”, chính là “Pháp thân”, “Báo thân”, “Ứng thân” hay còn gọi là “thân tự tánh”, “thân thọ dụng”, “thân biến hóa”. Một số hình thức của ba pho tượng Phật chính là biểu hiện của “Tam Thân Phật”.
Pháp thân Phật chính là bản thân của Phật, đại biểu cho chân lý tuyệt đối. Báo thân Phật là Phật thân biểu thị chứng đắc chân lý tuyệt đốì tự thọ pháp lạc, còn biểu hiện là thân được biến hiện để thuyết pháp cho Đại thừa Bồ Tát.
Ứng thân Phật là thân biểu thị Phật vì muôn độ thoát chúng sinh thế gian, nên ứng hiện tùy theo tình huống và nhu cầu khác nhau của tam giới lục đạo, hoặc là thân của đức Thích Ca Mâu Ni, hoặc biến hiện hòa trộn với thế gian của trời, người, quỷ…
Trong gia đình nhiều Phật tử cũng có thờ bộ tượng này, nhưng cần chú ý một số điểm như: không được thờ chung tượng Tam thế Phật với thần thánh bởi thực tế thần thánh vẫn còn nằm trong lục đạo luân hồi, vẫn chưa thực sự ngộ giác hoàn toàn như giới Phật. Do đó nếu như bạn thờ chung phật với thần thánh tức là không hiểu Phật pháp, được coi là điều phạm kỵ khi thờ Phật tại gia.
Bàn thờ Tam thế Phật phải được lập ở trên cao, ít nhất là phải cao từ đầu gia chủ trở lên. Đồ cúng cho Phật chỉ dùng hoa quả, đặt trên đĩa đựng trái cây riêng và đĩa đựng trái cây cúng Phật đó không được phép dùng cho việc khác, kể cả là dùng cho bàn thờ gia tiên. Không bày đồ mặn và vàng mã trên ban thờ Phật.
Nếu như có bàn thờ gia tiên thì đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc bên phải của bàn thờ Tam thế Phật, bởi Phật là thầy của chúng sinh khắp 10 phương 3 cõi, ngay cả những người đã khuất cũng cần sự giác ngộ của Phật, do đó cần đặt bên cạnh, không được đặt chính giữa cùng với bàn thờ Tam thế Phật.
Văn khấn lễ Ban Tam Bảo:
Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ..... Tín chủ (chúng) con là: ....................... Ngụ tại: ......................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn,
- Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ...
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm