Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/05/2019, 15:43 PM

Đắc đạo dù chỉ thông suốt 1 câu kinh

Thời Đức Phật giáo hóa chúng sinh ở thành Phong Đức, có vị Khất Sĩ lớn tuổi tên là Tiểu Lộ, mới xuất gia, bẩm tính ám độn. Khi ấy Đức Phật sai 500 vị Ứng Chân thay phiên chỉ dạy ông ấy. Nhưng suốt 3 năm ròng mà thầy cũng không nhớ một bài kệ. Bốn chúng đệ tử đều biết Ngài tối dạ.

Với lòng từ mẫn thương cảm, Đức Phật liền gọi ông ấy đến trước và truyền dạy cho một bài kệ:

"Nhiếp ý gìn giữ lời

Thân cũng chớ vi phạm

Hành giả tu như thế

Sẽ vượt khỏi thế gian"

Bấy giờ ngài Tiểu Lộ hết sức cảm động trước ân đức từ bi của Phật, Ngài rất vui mừng, tâm khai mở, và miệng đọc tụng bài kệ chẳng ngớt.

Phật bảo Ngài rằng: "Ông nay đến già mới thuộc được một bài kệ mà ai cũng biết. Đó không có gì kỳ lạ hết. Ta nay sẽ thuyết giảng ý nghĩa của nó cho ông. Hãy nhất tâm lắng nghe!".

Ngài Tiểu Lộ vâng lời lắng nghe.

có vị Khất Sĩ lớn tuổi tên là Tiểu Lộ, mới xuất gia, bẩm tính ám độn. Khi ấy Đức Phật sai 500 vị Ứng Chân thay phiên chỉ dạy ông ấy. Nhưng suốt 3 năm ròng mà thầy cũng không nhớ một bài kệ. Bốn chúng đệ tử đều biết Ngài tối dạ

có vị Khất Sĩ lớn tuổi tên là Tiểu Lộ, mới xuất gia, bẩm tính ám độn. Khi ấy Đức Phật sai 500 vị Ứng Chân thay phiên chỉ dạy ông ấy. Nhưng suốt 3 năm ròng mà thầy cũng không nhớ một bài kệ. Bốn chúng đệ tử đều biết Ngài tối dạ

Bài liên quan

Đức Phật liền dạy: "Thân có ba nghiệp, ngữ có bốn nghiệp, và ý có ba nghiệp. Ông hãy quán sát sự sinh diệt của chúng. Hữu tình luân chuyển không ngừng ở năm đường trong ba cõi, do chúng mà sinh lên trời, do chúng mà đọa đường ác, và do chúng mà đắc Đạo tự nhiên của tịch diệt".

Sau đó Đức Phật lại phân biệt và thuyết giảng vô lượng diệu Pháp. Bấy giờ Ngài Tiểu Lộ hốt nhiên được tâm khai ý giải và liền đắc Đạo Ứng Chân.

Một ngày nọ, vua Thắng Quân thỉnh Phật và chư Tăng đến chính điện để thọ trai. Lúc ấy Đức Phật muốn hiện uy thần của Tôn giả Tiểu Lộ nên đưa bát cho Ngài cầm và bảo đi ở phía sau. Khi ấy có một kẻ gác cổng nhận ra Tôn giả Tiểu Lộ nên chặn lại không cho vào và nói rằng:

- Ông là một Đạo Nhân mà cả một bài kệ cũng chẳng hiểu thì làm sao đáng tiếp thọ cúng dường? Tôi là kẻ phàm tục mà còn biết kệ, hà huống là một Đạo Nhân. Cúng dường cho người chẳng có trí tuệ như ông chỉ là vô ích. Cho nên không cần ông phải vào.

Thế nên Tôn giả Tiểu Lộ đành phải đứng ngoài cổng. Khi Phật đã ngồi ở chính điện và rửa tay xong, Tôn giả Tiểu Lộ liền từ xa duỗi cánh tay ra để đưa bát cho Phật. Nhà vua cùng quần thần, phu nhân, thái tử và bốn chúng đệ tử trong chúng hội chỉ thấy cánh tay tiến vào mà chẳng thấy người đâu cả.

Tiểu Lộ đã liễu giải ý nghĩa của một bài kệ, nhất tâm tư duy, thân ngữ ý tịch tĩnh và thanh tịnh như vàng báu cõi trời. Có người tuy học rất nhiều nhưng chẳng thông hiểu và cũng chẳng tu hành, lãng phí tâm tư như thế thử hỏi có ích gì?

Tiểu Lộ đã liễu giải ý nghĩa của một bài kệ, nhất tâm tư duy, thân ngữ ý tịch tĩnh và thanh tịnh như vàng báu cõi trời. Có người tuy học rất nhiều nhưng chẳng thông hiểu và cũng chẳng tu hành, lãng phí tâm tư như thế thử hỏi có ích gì?

Bài liên quan

Họ kinh ngạc và hỏi Phật rằng:

- Đây là cánh tay của ai vậy, thưa Thế Tôn?

Đức Phật bảo:

- Đó là cánh tay của Khất sĩ Tiểu Lộ. Cách đây mấy hôm, ông ấy đã đắc Đạo. Vừa rồi Ta sai ông ấy cầm bát. Bởi người gác cổng không cho vào nên ông ấy đã duỗi cánh tay ra để đưa bát cho Ta vậy.

Khi ấy Tôn giả Tiểu Lộ liền được mời vào và uy thần của ngài lúc đó còn gấp bội hơn bình thường.

Nhà vua bạch Phật rằng:

- Con nghe bản tính của ngài Tiểu Lộ ngu độn, đến một bài kệ cũng chẳng biết, vậy nhờ duyên gì mà đắc Đạo?

Phật bảo nhà vua rằng:

- Muốn đắc Đạo thì không bắt buộc phải học cho nhiều, mà chủ yếu là thực hành. Tiểu Lộ đã liễu giải ý nghĩa của một bài kệ, nhất tâm tư duy, thân ngữ ý tịch tĩnh và thanh tịnh như vàng báu cõi trời. Có người tuy học rất nhiều nhưng chẳng thông hiểu và cũng chẳng tu hành, lãng phí tâm tư như thế thử hỏi có ích gì?

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:

"Dù tụng cả ngàn kệ

Chẳng hiểu có ích gì?

Đâu bằng hiểu một câu

Nghe rồi ý tịch nhiên

 Dù tụng cả ngàn kệ

Chẳng hiểu có ích gì?

Đâu bằng chỉ một câu

Nghe rồi liễu thoát khổ

 Dù tụng nhiều Kinh điển

Chẳng hiểu có ích gì?

Thông suốt chỉ một câu

Tu hành sẽ đắc Đạo"

Khi Phật nói kệ xong, 300 vị Khất Sĩ đắc Đạo Ứng Chân. Nhà vua cùng quần thần, phu nhân và thái tử, không ai là chẳng hoan hỷ.

(Lược trích: Kinh Pháp cú thí dụ

Hán dịch: Pháp sư Pháp Cự và Pháp Lập

Việt dịch: Nguyên Thuận)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm