Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/08/2021, 11:43 AM

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Không biết bao nhiêu mùa Vu Lan đã qua trong đời tôi, tháng bảy trời cao nguyên luôn mưa dầm, khí thu lạnh gió thu hắt hiu như thầm nhắc cho những người con “Mùa Vu Lan báo hiếu" đã về, hãy nhớ đến các đấng sinh thành mà vuông tròn hiếu đạo.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

30 khám phá giúp bạn thức tỉnh vượt qua đại dịch

Cõi này mong manh quá! Cha mẹ sinh ta ra và nuôi dưỡng không biết bao nhiêu là khổ nhọc, vừa mới trưởng thành chưa kịp trả ơn thì cha mẹ đã rời xa, về nơi chốn tịch lặng nào đó. Bên ta trong ta là một hủ tro cốt mẹ cha mình, lũ chúng con không kịp nhìn thấy mặt không lễ nhập liệm thành phục, không di quan hạ huyệt, không người đưa tiễn phúng điếu….

Về đâu ba mẹ về đâu?

Nắm tro hủ cốt lệ sầu mang mang.

Cách đây hơn 2600 năm tại xứ Ấn Độ, thời Đức Phật còn tại thế vẫn xảy ra một trận dịch lớn còn ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ - Tập 6. (Khuddakapatha 6)

Kinh Châu Báu, Ratana Sutta, HT. Minh Châu dịch.

Trong kinh không mô tả số lượng người chết, chỉ nói chết nhiều. Nhưng chúng ta tin chắc rằng không thể nào chết nhiều bằng trận đại dịch cô vít mà Ấn Độ đã gặp phải hồi tháng 05/ 2021 và rộng ra là toàn cầu.

Tại sao ta lại suy đoán như thế? Bởi ngày xa xưa đó trái đất chưa nóng lên, trái đất chưa bị các loại ô nhiễm do con người tạo ra, cho nên tuy có “phi nhơn” gây ra dịch bệnh nhưng chắc chắn rằng “phi nhơn” hồi xa xưa đó không thể nào mạnh và gây tổn hại cho loài người như “phi nhơn cô vít” ngày hôm nay. Nhân quả trùng trùng như lời Phật dạy.

Những từ ngữ: Giãn cách, cách ly, phong tỏa….ngày nào cũng được nhắc đến trên phương tiện truyền thông, ai ai cũng thuộc nằm lòng, tại sao như thế? Bởi dịch bệnh thường lan truyền nhanh trong số đông, trong số đông đó nếu không có chánh niệm (khẩu trang, khoảng cách cần thiết, nước rửa tay sát khuẩn…) thì dịch bệnh sẽ tung hoành ngang dọc.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nẻo về bình an mùa đại dịch

Và lật lại kinh tạng Phật giáo chúng ta thấy được có bài kinh “Kinh người biết sống một mình - (Bhaddekaratta Sutta, Majjhima Nikaya, 131).

Sống một mình là tự cách ly, là một phương pháp để tránh sự lây nhiễm cô vít. Chuyện gì xảy ra cho nhân loại sau 26 thế kỷ đều có trong kinh Phật và Đức Phật đã nói bằng cách này hay cách khác, đó là tuệ giác siêu việt của Đức Phật.

Đức Thế Tôn dạy:

Đừng tìm về quá khứ

Đừng tưởng tới tương lai

Quá khứ đã không còn

Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống

Trong giờ phút hiện tại

Kẻ thức giả an trú

Vững chãi và thảnh thơi.

Phải tinh tiến hôm nay

Kẻo ngày mai không kịp

Cái chết đến bất ngờ

Không thể nào mặc cả.

Người nào biết an trú

Đêm ngày trong chánh niệm

Thì Mâu Ni gọi là

Người biết sống một mình.

Dịch bệnh đang hoành hành gây tổn hại khắp thế giới, và đất nước Việt Nam của chúng ta cũng không ngoại lệ. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2565 - DL 2021, chúng ta ôn lại lời Phật dạy và tập sống một mình để vượt thoát qua kiếp nạn cô vít, và biến thể khủng khiếp của chúng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm