Đại hội IX biểu quyết thông qua bản tu chỉnh Hiến chương Giáo hội
Trong cuối phiên làm việc chiều nay 28/11, Đại hội IX – GHPGVN đã chính thức biểu quyết thông qua bản tu chỉnh Hiến chương GHPGVN. Theo đó, Hiến chương sẽ có hiệu lực thi hành ngay sau khi các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước chấp thuận.
Quang lâm chứng minh buổi làm việc thứ 2 có chư tôn đức Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh: Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm, Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty, Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh; Chư tôn Trưởng lão thành viên Hội đồng Chứng minh: Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Thọ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Hồng, Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Ngộ.
Đoàn Chủ tịch có Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực, Trưởng Ban tổ chức Đại hội; Hoà thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực; Chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Hoà thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Hòa thượng Thạch Sok Xane, Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Đào Như, Hòa thượng Thích Quảng Xả, Hòa thượng Thích Khế Chơn, Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Hòa thượng Thích Quảng Hà, Hòa thượng Thích Thiện Thống, Thượng tọa Thích Đức Thiện (kiêm Tổng Thư ký) cùng các vị đại biểu đồng tham dự.
Báo cáo tại Đại hội, TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký HĐTS, Trưởng Ban Nội dung Đại hội IX cho biết: Việc lần tu chỉnh lần này để Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động Phật sự cũng như sự phát triển của Giáo hội trước điều kiện mới.
Trước đó, Bản dự thảo tu chỉnh Hiến chương đã được gửi đến các ban viện Trung ương 63 tỉnh thành và thông tin đến toàn thể Tăng Ni, Phật tử cả nước góp ý. Tất cả ý kiến gửi về bản soạn thảo đã được tiếp thu và bổ sung phù hợp. Vì thế, đây chính là lần tu chỉnh Hiến chương chỉnh chu và hoàn thiện nhất.”, TT.Thích Đức Thiện khẳng định.
Trình bày Tờ trình, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Nội dung Đại hội cho biết, việc sửa đổi Hiến chương nhằm hoàn thiện Hiến chương theo hướng phù hợp với Hiến pháp, pháp luật nhà nước liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định của pháp luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và tầm nhìn, định hướng tương lai hoạt động Phật sự của Giáo hội.
Dự thảo Hiến chương sửa đổi về căn bản kế thừa các nội dung, điều khoản của Hiến chương hiện hành. Dự thảo có 14 chương và 87 điều, nhiều hơn 1 chương và 16 điều so với Hiến chương hiện hành.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều 11 Hiến chương hiện hành quy định hệ thống tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 3 cấp: Cấp Trung ương (Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự); cấp tỉnh, thành phố (Ban Chứng minh và Ban Trị sự); cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Ban Chứng minh và Ban Trị sự).
Dự thảo Hiến chương sửa đổi bổ sung cấp cơ sở là Ban Quản trị chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường.
Trong dự thảo này, kiện toàn tổ chức và cụ thể hóa vai trò lãnh đạo tối cao của Hội đồng Chứng minh. Đổi tên Hội đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh thành Ban Giám luật. Xây dựng quy chế hoạt động, tiêu chuẩn hóa thành viên Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh để nâng cao vị thế lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh đảm bảo sự thống nhất tổ chức Giáo hội giữa hai Hội đồng theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sửa đổi Hiến chương lần này cho phép áp dụng trường hợp đặc biệt đối với chư tôn đức là lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự khi đủ điều kiện tiêu chuẩn theo Hiến chương và theo yêu cầu, đề nghị của hai Hội đồng được tham gia vào Hội đồng Chứng minh. Sửa đổi này nhằm khẳng định tính thống nhất trong tổ chức Giáo hội. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự là chủ trương thống nhất kỷ cương của Giáo hội.
Dự thảo Hiến chương cũng bổ sung quy định về thẩm quyền của Hội đồng Trị sự và Ban Trị sự cấp tỉnh trong việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc. Bổ sung quy định về thẩm quyền của Hội đồng Trị sự trong việc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Bổ sung quy định về thẩm quyền của Ban Trị sự cấp huyện trong việc đề xuất bổ nhiệm thành viên Ban Quản trị tự viện. Hủy bỏ quy định tại khoản 5 Điều 40 Hiến chương hiện hành về thẩm quyền của Ban Trị sự cấp huyện trong việc chuẩn y thành phần nhân sự, Nội quy hoạt động của Ban Hộ tự và các đạo tràng, câu lạc bộ sinh hoạt Phật giáo tại cơ sở tự viện trong địa bàn huyện.
Việc hủy bỏ quy định nói trên để chuyển thẩm quyền này lên Ban Trị sự cấp tỉnh nhằm tăng cường sự thống nhất quản lý các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử sinh hoạt trên địa bàn tỉnh của Ban Trị sự cấp tỉnh. Đồng thời, tăng cường sự quản lý của Ban Trị sự cấp tỉnh đối với việc thành lập Ban Quản trị tự viện trong hệ thống tổ chức 4 cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, dự thảo quy định rõ tài sản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Quy định về việc thành lập Ban khen thưởng – kỷ luật ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố. Quy định mức khen thưởng tuyên dương công đức cao bằng biểu tượng là “Tuyên dương công đức Phật Hoàng Trúc Lâm”.
Hiến chương sửa đổi cũng điều chỉnh một số câu chữ, nội quy phù hợp với thực tiễn điều hành Phật sự và sự ổn định phát triển Giáo hội lâu dài trong tương lai.
Nội dung quan trọng chủ yếu trong sửa đổi Hiến chương lần này, theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, là bổ sung Chương VIII về Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp cơ sở.
Trong đó quy định, chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (gọi chung là tự viện). Tự viện đang hoạt động hợp pháp theo quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước được thành lập Ban Quản trị tự viện.
Ban Quản trị tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội. Ban Quản trị tự viện do Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh bổ nhiệm sau khi thống nhất với Ban Thường trực Ban Trị sự cấp huyện về nhân sự để điều hành Phật sự. Ban Quản trị tự viện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự tại tự viện.
Ban Quản trị tự viện gồm 3 hoặc 5 thành viên thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Quản trị tự viện do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành, gồm các chức danh: Trưởng ban do trụ trì đảm nhiệm; phó trưởng ban; thư ký; thủ quỹ; kiểm soát.
Trưởng ban và Phó Trưởng ban Quản trị tự viện là tăng, ni. Các thành viên khác của Ban Quản trị tự viện là tăng, ni, hoặc cư sĩ, tín đồ Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
Ban Quản trị tự viện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự tại tự viện theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên. Tổ chức triển khai, đôn dốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại tự viện. Quản lý và sử dụng con dấu Ban Quản trị tự viện. Mở tài khoản tự viện tại ngân hàng; lập hệ thống sổ sách quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ cho tự viện. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị tự viện là 5 năm, tương ứng với kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Gốc rễ của chiến tranh
Giáo hội 18:24 30/10/2024Thật là vinh hạnh lớn lao cho tôi khi được tham dự Hội nghị Hòa bình Thế giới được tổ chức tại trụ sở UNESCO, tổ chức của Liên Hiệp Quốc luôn hướng tới mục tiêu cao quý vì nhân loại.
Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Giáo hội 17:41 24/10/2024Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký quyết định chính thức bổ nhiệm Bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cứu trợ bão lũ: Đức Pháp chủ kêu gọi người có ít đóng ít, người có nhiều đóng nhiều
Giáo hội 18:17 16/09/2024Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sáng 16/9 đã phát động đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra tại các tỉnh thành phía Bắc.
Ban TT-TT Tiền Giang sản xuất gần 1.000 tin bài, hơn 500 video mỗi năm
Giáo hội 17:22 24/07/2024Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012-2017) Trung ương GHPGVN đã thành lập Ban Thông tin Truyền thông để có tiếng nói chính thức của GHPGVN trong thông tin quản lý điều hành mọi Phật sự và truyền bá Chánh pháp.
Xem thêm