Đại Hồng Chung, một biểu tượng văn hoá – tâm linh của nhà Phật
Tiếng chuông chùa (Đại hồng chung) chư Tổ dạy là tiếng chuông tỉnh thức, nó làm cho con người ta phải thức tỉnh bản giác của mình, khơi dậy tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha.
Huyền sử về Đại hồng chung
Tiếng chuông từ lâu đã trở nên một biểu tượng tâm linh đầy ý nghĩa của Phật giáo:
Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ Trí huệ lớn, giác đạo sinh Lìa Địa ngục, khỏi hầm lửa Nguyện thành Phật độ chúng sinh.
Trong văn hóa Ấn Độ cổ đại, chuông được gọi là Ghaṇṭā và tồn tại từ thời Đức Phật. Sách Ngũ Phần Luật, quyển 18 có ghi: “Thời Phật, có một lần tăng đoàn làm lễ Bố Tát chưa thể kịp thời tập hợp, bèn tới một nơi hoang vắng tọa thiền hành đạo. Khi đó đức Phật bèn bảo rằng phải gõ Ghaṇṭā, hoặc gõ trống, thổi ốc để tập hợp”.Một chương khác trong sách này cũng có kể lại: “Các vị Tỳ kheo không biết làm thế nào để dùng gỗ làm Ghaṇṭā, vì thế bạch với Đức Phật. Đức Phật dạy: “Trừ cây sơn và các loài cây độc ra, còn các loại cây gõ phát ra tiếng,đều có thể làm được”. Vì thế, những nơi không có kim loại thì họ dùng thân cây rỗng để thay chuông và sau này người ta làm bé đi thành mõ để giữ nhịp tụng Kinh.
Theo cuốn A Dictionary of Symbols (London, 1962, trang 23), âm thanh của chuông là biểu tượng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng tượng trưng cho sự huyền bí của trời và đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời.
Các hình thức nghệ thuật như điêu khắc chùm chuông xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật giáo có thể được tìm thấy ở những bức phù điêu trên các trụ đá của vua Asoka và các tháp tôn trí xá lợi của Đức Phật. Không phải tại Ấn Ðộ mà ngay nhiều nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn nền văn hóa tư tưởng Ấn Ðộ như Sri Lanka, Myanmar cũng sử dụng chuông, và sau này có cả trống, để biểu hiện lòng thành của người cầu nguyện, và đặc biệt dùng khi hoàn mãn một khóa lễ.
Trong các dịp tưởng niệm Đức Phật, các chuông được sử dụng cùng với một số nhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính Thế Tôn.
Tác phẩm Saddharmàlankàra, một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại của người Tích Lan ghi rằng: chuông được sử dụng đầu tiên ở Sri Lanka vào những dịp đặc biệt như triệu tập tăng chúng. Sau này dần dần nó trở thành một phần của nghi lễ cúng dường âm nhạc (sabda-pùjà) cho Đức Phật.Tín đồ Phật giáo Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họ mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời. Cho nên Phật giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ pháp khí cầm tay cho tín đồ trì niệm, trong đó có cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay.
Dĩ nhiên, các loại chuông trống ở Ấn Độ thuở ban đầu không giống với các loại chuông trống ngày nay ở Trung Quốc hay Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Trung Quốc, trống chỉ được sử dụng để thúc quân ra trận. Chuông cổ vào thời gian này (một hình thức của chiêng) được sử dụng như dấu hiệu của rút quân. Trong các buổi lễ tế giao của Thiên tử Trung Hoa không thấy đề cập đến sử dụng các loại nhạc khí này. Trống phần lớn cũng để triệu tập tướng sĩ hoặc kêu oan ở cửa quan.
Một số loại chuông trong Phật giáo và quy củ thỉnh chuông Nhìn chung chuông gồm hai loại: phạn chung và hoán chung.Phạn chung còn gọi là đại chung, điếu chung, hồng chung, hoa kình, hoa chung, cự chung, v.v… Phần lớn làm bằng đồng xanh, rất ít làm bằng sắt. Thông thường, chuông cao khoảng 150cm, đường kính 60cm. Phía trên có quai chuông khắc hình đầu rồng. Phần dưới là hình hai tòa sen đối nhau, gọi là bát diệp. Từ tòa liên hoa trở xuống gọi là thảo gian. Mép viền dưới gọi là câu trảo. Ở trên có hai phần là ao chứa và núm. Núm có hình nhỏ nhô lên, bọc vòng quanh, lại liên kết với chàng tòa (tòa hoa sen) tạo ra góc giao thoa, gọi là cà sa, lại gọi là lục đạo. Ngoài ra, bên cạnh núm tay quai có một lỗ hình tròn, thông với bên trong. Loại chuông này treo ở lầu chuông. Vì nó báo thời gian toạ thiền sớm tối nên còn được gọi là định chung. Dùng báo cho mọi người đến tăng đường nên gọi là nhập đường chung. Nếu căn cứ vào âm thanh của nó còn được gọi là kình âm. Đời sau hay khắc chữ trên mặt trơn nhẵn của chuông.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuông, Mõ, Khánh trong Phật giáo
Hoán chung còn gọi là bán chung, tiểu chung, phần lớn đúc bằng đồng thau, cao khoảng từ 60- 80cm, được treo trong góc của Phật đường. Nó được dùng để thông báo sự bắt đầu của công việc hội họp trong chùa nên cũng được gọi là Hành sự chung.
Hiện nay, mỗi chùa, viện thường và có 3 loại chuông: chuông đại hồng, chuông báo chúng và chuông gia trì.
Chuông đại hồng hay còn có tên gọi là chuông u minh, là chiếc chuông lớn thường được gióng vào đầu đêm và cuối đêm. Tiếng chuông đầu đêm nhắc nhở mọi người buông bỏ cơn vô thường, an yên bản thân để nghỉ ngơi. Tiếng chuông cuối đêm thức tỉnh mọi người, tỉnh táo trở dậy để tấn tu, bắt đầu một ngày mới.
Mỗi lần chuông đại hồng vang lên, đánh 108 tiếng, đại diện cho tiêu trừ 108 phiền não. Nghe chuông này tâm hồn thanh tịnh, tâm trí nhẹ nhàng, trút bỏ khổ não, tiến tới an vui.
Chuông báo chúng hay còn gọi là chuông tăng đường, dùng để thông báo trong nội bộ chùa viện khi họp nhóm, thọ trai và khóa tụng.
Nếu tu tại gia, có thể tự sắm một chiếc chuông nhỏ, đánh lên mỗi sáng tối hoặc khi có khổ não, khi bắt đầu tụng kinh niệm Phật. Tiếng chuông sẽ mở ra không gian tịnh tu, yên ổn tâm hồn, hướng tâm tới thiện, có rất nhiều lợi ích.
Ngoài ra, trong chùa, tiếng chuông còn được sử dụng giống như phương tiện báo giờ. Mọi người thống nhất dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, tuân thủ thống nhất về thời gian tu tập, duy trì và bảo vệ truyền thống của nhà chùa và sự tôn nghiêm của Phật giáo.
Ý nghĩa của tiếng chuông tỉnh thức
Theo Đại Tỳ Kheo Tam Thiên Uy Nghi, quyển Hạ thì có 5 việc cần gõ chuông: Khi hội họp thường kỳ; khi ăn sáng; lúc ăn tối; khi trở về thị tịch; mọi chuyện vô thường.
Lệ thường, chúng ta gọi là thỉnh chuông (chứ không gọi là đánh chuông). Xưa ở Trung Quốc, tuỳ mỗi Tông phái, từng địa phương mà quy định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức.Ngoài ra, trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường gọi là “chuông tăng đường”, “chuông trai”; chuông để tại chánh điện gọi là “chuông điện”… Những vị lo việc chuông này gọi là “chung đầu”. Theo quan niệm, tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.
Thêm nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Á Đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sang, tùy theo quy định của mỗi chùa.
Mỗi lần thỉnh chuông, âm thanh của chuông lan tỏa khắp nơi, lên tới trời xuống tận địa ngục, đánh thức tâm linh của những chúng sanh bị giam cầm trong ngục tối, khiến ma quỷ biết mà hồi tâm chuyển tính tu hành. Tiếng chuông chùa trở thành một biểu tượng của giá trị văn hóa – tâm linh nhà Phật.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm