Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/05/2020, 11:58 AM

Thiêng liêng thay tiếng chuông chùa

Mỗi lần nghe tiếng chuông ngân nơi cửa Phật là lòng tôi như được thức tỉnh, chở che giữa chốn Thiền định, thanh tịnh. Đó là suối nguồn của yêu thương, nơi ta tìm về với bản thể nguyên sơ, thiện lành...

Tiếng chuông nơi cửa thiền

Tự lâu đời, hình ảnh chiếc chuông chùa trở nên gần gũi và là một pháp khí, biểu trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất. Tiếng chuông chùa tăng thêm vẻ uy nghiêm giữa chốn Thiền môn. Chuông được treo trang trọng ở lầu chuông hoặc góc Phật đường. Bởi thế, các Tăng Ni, Phật tử và du khách có thể dễ dàng nhìn thấy mỗi khi có dịp tìm về cõi tịnh.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, một ngày làm việc trong chùa bắt đầu bằng tiếng chuông và kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Tiếng chuông dùng để thông báo với các tín đồ Phật giáo về giờ giấc thức tỉnh và làm việc; không u mê và ngủ say. Nhắc nhở những người con của Phật vào trạng thái khoan thai, tĩnh lặng.

Đồng thời, đó cũng là tín hiệu thông báo về giờ giấc thỉnh kinh, tiếp nhận, giác ngộ ánh sáng của Phật trên con đường tu tập. Hoặc triệu tập mọi người, thông báo Pháp hội cho tín đồ Phật giáo.

Tiếng chuông ngân buổi chiều, từ nhặt đến thưa, nhắc nhở một ngày qua đi, cuộc đời khép dần theo bóng hoàng hôn tàn úa. Tiếng chuông ngân buổi sớm với đồng vọng của tiếng gà gáy canh khuya, từ thưa đến nhặt, thúc giục hành giả tinh cần tu học, đánh thức dân làng chỗi dậy đón chào một ngày mới tinh khôi…

Tiếng chuông ngân buổi chiều, từ nhặt đến thưa, nhắc nhở một ngày qua đi, cuộc đời khép dần theo bóng hoàng hôn tàn úa. Tiếng chuông ngân buổi sớm với đồng vọng của tiếng gà gáy canh khuya, từ thưa đến nhặt, thúc giục hành giả tinh cần tu học, đánh thức dân làng chỗi dậy đón chào một ngày mới tinh khôi…

Nghe chuông và chắp tay

Ngoài ra, tiếng chuông chùa có sức mạnh kỳ diệu, làm thức tỉnh tâm hồn chúng sinh, từ bi hỷ xả, hướng thiện, làm lành tránh dữ để cuộc sống trở nên hoà hiếu, chan chứa tình yêu thương. Đánh thức những gì tốt đẹp có trong mỗi con người chúng ta, mà đôi khi chúng ta ngỡ đã lãng quên giữa bao bộn bề lo toan trên hành trình mưu sinh vạn nẻo.

Bên cạnh đó, theo như đạo Phật, tiếng chuông cũng là thể hiện tâm can của người đánh chuông. Nếu những người dính muộn phiền thì tiếng chuông thể hiện những nỗi u ám, oán thán, bi ai. Ngược lại, tiếng chuông sẽ vang xa và thanh tịnh cho những tâm can hướng Phật hoàn toàn, mang những nét đẹp thanh tao.

Mặc dù tôi không phải là người xuất gia nhưng cũng là một người mộ đạo Phật và từng có duyên đến với chùa chiền mỗi khi lòng bất an. Thậm chí đã từng được các Sư cô dang rộng vòng tay che chở, cho tôi được tá túc, lánh nạn.

Chính nhờ ăn chay, niệm Phật, ngày ngày nghe tiếng chuông ngân và các bài thuyết pháp của các Sư cô mà tâm tôi dần trở nên thanh tịnh, thấm thía lẽ vô thường và quy luật nhân quả ở đời.

Còn nhớ, lúc ấy, tôi đang bụng mang dạ chửa thì gặp biến cố lớn trong đời. Giữa lúc bấn loạn, bi quan, tôi đã từng có ý nghĩ tự sát để kết thúc chuỗi ngày bất hạnh đau khổ cùng những nỗi ai oán. Nhưng rồi nhờ ơn trên đưa đường dẫn lối, tôi được một ân nhân đưa vào Tịnh thất Phước Bảo (Xuân Lộc – Đồng Nai), gửi gắm cho Sư cô Hiếu và Sư cô Thảo.

Pháp khí này, về mặt diệu dụng, có công năng phá trừ phiền não, khởi sinh bồ-đề tâm; về mặt hình thức là một biểu tượng văn hóa Phật giáo có chu kỳ tồn tại ở đời dài lâu hơn những động sản hay bất động sản khác của chùa.

Pháp khí này, về mặt diệu dụng, có công năng phá trừ phiền não, khởi sinh bồ-đề tâm; về mặt hình thức là một biểu tượng văn hóa Phật giáo có chu kỳ tồn tại ở đời dài lâu hơn những động sản hay bất động sản khác của chùa.

Chùa nghèo và lòng từ của một Sư cô

Hằng ngày, tôi được nghe Kinh Địa Tạng, Quan Thế Âm Bồ Tát, học Chú Đại Bi và Kinh Nhật Tụng... Ngoài ăn chay, niệm Phật, tôi còn phụ giúp các cô lau chùi tượng Phật, quét dọn tịnh thất, thay nước, hái rau, bó sả, phơi nhang...

Cứ thế, cuộc sống của tôi trôi qua thật nhẹ nhàng, thanh thản. Trong đầu óc tôi không còn ai oán hay uất hận bất kỳ ai nữa, kể cả những người đã từng gây đau khổ, đối xử tàn nhẫn với mẹ con tôi. Thay vào đó là ý niệm cầu mong cho tất cả mọi chúng sanh được bình an, cầu mong con trai của tôi được chào đời trọn vẹn hình hài, trí huệ như hải, lòng từ bi bác ái như Phật.

Mỗi ngày, tôi đều lặng lẽ chắp tay lạy Phật và ngồi nhìn ngắm tượng Phật A Di Đà nơi Chánh điện, hàng giờ đồng hồ, bao nhiêu bụi trần được gột rửa. Theo thời gian, cùng với tiếng chuông ngân và ánh sáng nơi cửa Phật đã rọi chiếu tâm hồn tôi, che chở cho mẹ con tôi vượt qua những ngày giông bão một cách diệu kỳ...

Mặc dù đã mấy năm trôi qua, nhưng mỗi lần có dịp đi ngang qua cửa chùa hoặc nghe tiếng chuông ngân là trong tôi lại chợt bừng tỉnh, nước mắt trào dâng một niềm biết ơn vô bờ và sự tôn kính vô lượng dành cho đấng Thế tôn, các Sư cô và cả những người con của Phật...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm