Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/05/2022, 13:51 PM

Đại lễ Phật đản 2022 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Đại lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm.

Ngày Rằm tháng 4 hằng năm, những người con Phật cùng hướng về kỷ niệm, tổ chức những hoạt động nhằm mừng ngày Phật đản sanh.

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngày lễ Phật đản ở Việt Nam

Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014, 2019.

Lễ Phật đản 2022 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Đại lễ Phật Đản năm 2022 rơi vào thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch? Theo Lịch vạn niên, lễ Phật đản năm 2022 sẽ rơi vào chủ nhật, ngày 15/5/2022 dương lịch, tức ngày Rằm tháng 4 năm Nhâm Dần.

Khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình

Khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thay mặt Hội đồng Chứng minh công bố Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566-Dương lịch 2022.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cắt nghĩa, mùa Phật đản là dịp để người con Phật khắp năm châu hân hoan chào đón ngày đức Đạo sư mang ánh sáng trí tuệ bao la và suối nguồn yêu thương bất tận đến cho nhân loại. Đây là dịp cho tất cả chúng ta ôn lại lịch sử của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, là cơ hội để Phật tử chiêm nghiệm, sống theo lời dạy vàng ngọc của Ngài, đi theo con đường giác ngộ của Ngài để đưa nhân loại đến hòa bình, an lạc và hạnh phúc.

Đức Phật dạy: Mọi sự vật, hiện tượng đều do duyên sinh. Theo đó, con người có trách nhiệm trong mỗi suy nghĩ, hành động của mình để bảo vệ sự tươi đẹp của hành tinh, và có vai trò quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng, tương lai của vũ trụ mà chúng ta đang sống.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Thế Tôn lại dạy: Người nào không thành tựu Thánh giới, Thánh tuệ, Thánh định và Thánh giải thoát thì người đó tự rời khỏi pháp và luật của đức Như lai. Tu tập Giới - Định - Tuệ là thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với chính mình, với tha nhân, với nhân sinh và với xã hội. Theo lời dạy của đức Phật, trách nhiệm xã hội là tiêu chuẩn của cả đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ hành động vì hạnh phúc, an lạc của nhân loại.

“Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người đệ tử Phật cũng phải nêu cao đạo hạnh, nghiêm trì giới luật và tuân thủ pháp luật; đồng thời siêng năng thực hành giáo lý từ, bi, hỷ, xả để nuôi dưỡng thân tâm. Đó chính là nền tảng thực hiện trách nhiệm xã hội, xóa bỏ điều ác, hận thù, vô cảm trong xã hội. Đây cũng chính là tiền đề và là động lực để mỗi chúng ta thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, cùng nhau xây dựng xã hội tốt đẹp hơn” - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nêu.

Mùa Phật đản năm nay trở về trong không khí hân hoan sau hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19 phải thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều mức độ khác nhau. Giáo hội đề nghị người con Phật càng phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành với dân tộc. Mỗi Tăng Ni cần nêu cao trách nhiệm và làm tròn bổn phận của mình trên tinh thần: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển, nỗ lực không ngừng làm cho Đạo Phật xương minh, xây dựng Giáo hội vững mạnh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc, tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm