Đại oai thần lực của Chú Lăng Nghiêm
Tôi muốn đời đời không ngừng giữ gìn giáo pháp phi thường và sự tu tập này, bởi vì sự tiêu vong của chúng chính là bước mở đầu cho sự hủy diệt của Phật giáo!
Tín đồ Phật Giáo quyết định phương pháp tu hành như thế nào? Trong tất cả các pháp môn thì phương pháp nào là thích hợp với tôi, với chúng ta, với họ nhất? Chúng ta nên theo tiêu chuẩn nào để lựa chọn phương pháp tu hành cho mình trong đời này? Đó chính là vấn đề mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều sau khi gặp được Phật giáo. Lúc đó là vào những năm cuối của thập niên 60, sự “tìm kiếm ”Phật giáo của tôi trong đời này đã dẫn dắt tôi đến với ngôi Giảng Đường Phật Giáo tại khu phố Hoa kiều (China town) ở San Francisco. Lúc đang cùng với một nhóm người ngồi tĩnh tọa dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Tuyên Hóa trong một thính đường nhỏ, tôi tự hỏi không biết là do một đoạn nhân duyên nào đó trong đời quá khứ, đã bắt đầu dẫn dắt tôi hướng đến Phật giáo vào thời điểm này trong đời này? Quan trọng hơn nữa là tôi bắt đầu kiểm điểm, để ý xem tôi nên gieo xuống hạt giống gì trong đời này, ngõ hầu có thể bảo đảm trong đời sau và những đời vị lai của mình, tôi đều có thể tiếp tục kết nhân duyên với Phật giáo.
Trên băng ghế dài trong thính đường bày biện đơn sơ, tôi ngồi thiền từ giờ này qua giờ khác, hồi tưởng về ấn tượng ban đầu của tôi đối với vị Thượng sư thông thái của chúng ta – Tuyên Hóa Thượng Nhân — mà sự giáo huấn đầy trí huệ của Ngài đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần của tôi, đến nỗi dư âm vang vọng lại thì có một số vẫn còn có thể nhớ rõ rệt được, song còn có một số thì mờ nhạt không thể nào tìm thấy. Hòa thượng vô cùng khiêm tốn, hòa nhã hiền từ; vả lại, không còn nghi ngờ gì nữa, tuy đối với trong ngoài gì của mỗi chúng ta, Ngài đều rất thấu rõ, nhưng Ngài lại dùng phương thức chính diện để giáo dục chúng ta, khiến cho chúng ta vẫn giữ được sự tự tôn.
Mùa hè năm đó, Sư Phụ giảng giải Kinh Lăng Nghiêm, và khuyến khích mọi người chăm chỉ học bộ kinh này. Trong phần bổ sung nói rõ thêm, Ngài đặc biệt chú trọng Chú Lăng Nghiêm, việc ăn chay trường và ngồi thiền (tĩnh tọa). Ngoại trừ rất nhiều lời dạy dỗ khai thị Ngài để lại cho chúng ta ra, Ngài từng nói rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dạy cho chúng ta rằng ngay trong thế giới và thời đại mà chúng ta đangsống này, đối với nhân loại mà nói, pháp diệt thật ra vẫn là xu thế tất nhiên!
Sau khi học Kinh Lăng Nghiêm, tôi ngồi thiền trở lại, và khám phá ra tầm nhìn của bản thân không chỉ mở rộng đến việc tương lai trong Phật giáo tôi phải nỗ lực như thế nào, mà cho đến việc tôi nên làm gì để có thể thực sự bảo vệ được tương lai của Phật giáo. Tự suy gẫm, thì đó phải chăng chính là thời khắc mà sơ phát tâm của tôi vừa mới sanh khởi?
Tôi là một tín đồ Phật giáo, cũng nguyện cho đời hiện tại và đời vị lai,người người đều có cơ hội trở thành tín đồ Phật giáo, làm cho chúng ta cuối cùng đều được cùng nhau đến Viên giác.
Hiện tại tôi đã biết được đời này mình nên nỗ lực trong việc tu tập như thế nào. Tôi phải làm cho giáo pháp phi thường và sự tu luyện này được giữ gìn đời đời, không bị mất đi, bởi vì sự tiêu vong của nó chính là bước khởi đầu cho sự hủy diệt của Phật giáo. Sư Phụ nói với chúng tôi rằng giáo pháp này chính là: Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm.
Bản thân tôi đã làm gì để giữ cho Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm không bị suy tàn? Mỗi ngày, tôi lật kinh điển ra, đọc tụng, nghiền ngẫm, rồi học thuộc lòng. Tôi đã gia nhập hàng ngũ dịch kinh từ Hoa ngữ sang Anh ngữ; tôi cũng đã học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm, sau đó còn chuyên cần tụng đọc thêm. Tôi lấy kinh giáo làm quy tắc chuẩn mực để làm việc, nguyện cùng chia sẻ với những người hữu duyên muốn nghe những điều này.
Thế giới không tốt đẹp hoàn toàn, chúng ta cũng không hoàn toàn tốt đẹp. Chúng ta sống trong môi trường mà tất cả mọi sự đều là tương đối, không tránh khỏi lúc nào cũng phải đối mặt với việc phải đưa ra sự lựa chọn “cân nhắc chọn một trong hai điều hại.” Muốn tìm ra đáp án trong vô cùng vô tận pháp tương đối này, chúng ta phải mạnh dạn, phải có dũng khí “người sau tiếp bước người trước,” vượt qua gian khổ. Xoay chuyển tình thế khó khăn, bảo toàn thân mạng mà lùi bước, là những thách thức mà suốt đời chúng ta phải đối mặt. Nhưng để ứng phó với thử thách, năng lực chúng ta cần phải có chính là duy trì tâm thái linh động, luôn luôn sẵn sàng đưa ra những quyết định ngay thẳng công bằng, không thiên vị, phải giữ sự quân bình; làm việc tất nhiên phải nhanh nhẹn linh hoạt, một khi đề cập đến vấn đề nguyên tắc thì không còn chỗ để thương lượng.
Đối với tôi mà nói, tôi chưa từng làm chuyện vô ích, đây cũng chính là lý do vì sao kể từ ngày tôi được học Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm từ Hòa thượng, tôi bắt đầu phát nguyện lập chí đối với kinh chú, quyết không thay đổi. Kinh này nói rõ nơi chúng ta đang ở là một thế giới như thế nào, chúng ta phải làm sao để có thể sống chung được với nó, dứt khoát buông bỏ thói “muốn gì làm nấy” của người đời; tất cả những điều này đều là những chỉ dẫn trong cuộc sống thường nhật của tôi. Năng lực tiềm ẩn và không khí thanh tịnh của chú này mang lại cũng khiến cho tôi kinh ngạc vô cùng; từ âm đầu tiên cho đến âm cuối cùng, tụng đi tụng lại, biến này sang biến khác, giống như có một sợi dây, đem đại oai thần lực của nó đan kết thành những sợi ngang sợi dọc trong sinh mạng của chúng ta một cách chắc chắn vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cánh đồng tâm
Kiến thức 22:46 16/11/2024Sự hiện hữu của mỗi người khi sinh ra đều có giá trị riêng, trong mỗi người đều có đời sống vật chất và đời sống tinh thần hay còn gọi đời sống tâm linh. Mỗi người đều lựa chọn một cách sống, khi hướng về cái gì thì đó là nhân duyên của mỗi người sẽ chú trọng đến điều đó.
Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu
Kiến thức 22:26 16/11/2024Đức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Vangìsa. Thuở ấy, tại thành Vương Xá có một người Bà-la-môn tên Vangìsa, có tài biết được người chết sanh về đâu.
Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử
Kiến thức 20:49 16/11/2024Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Săn sóc cha mẹ khi già bệnh
Kiến thức 19:00 16/11/2024Không có nỗi đau nào lớn bằng nỗi đau của người con khi mất cha mất mẹ, và cũng không có nỗi xót xa nào bằng nỗi xót xa khi hồi tưởng lại những năm tháng cha mẹ còn sống, mình đối xử chưa trọn vẹn đối với các đấng sanh thành.
Xem thêm