Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/06/2018, 09:04 AM

Đáng đời vợ ngu giả chết

Con người là tối linh trong muôn vật, có lí trí, có tình cảm, lại còn có đạo đức, có lương tâm; nhưng cũng rất gian xảo, dối trá và tàn nhẫn. Vì sao? Bởi vì từ vô thỉ đến nay, họ luân hồi trong sáu đường, tiêm nhiễm tính thiện, lí trí và đạo đức thì rất ít; nhưng thói xấu gian trá, tàn nhẫn, tính ác lại rất sâu nặng. Chúng ta trồng nhân gì thì gặt quả ấy, cho nên có sự khác biệt giữa gian trá và lương thiện.

Xưa kia có một chàng trai cưới được cô vợ rất xinh đẹp. Anh ta rất thương yêu và chiều chuộng vợ; nhưng cô ả thương yêu chồng không thật lòng vì ả ngoại tình. Do thế, cho dù anh ta thương yêu, chiều chuộng cỡ nào, nhưng ả vẫn không hài lòng.

Ban đầu cô ả và gã tình nhân lén lút qua lại, nhưng thời gian gần nhau quá ngắn làm họ cảm thấy không được thỏa mãn với giây phút bên nhau.

Một hôm, người chồng đi buôn bán rất xa. Cô ả cho rằng đây là cơ hội rất tốt để cùng người tình xa chạy cao bay. Nhưng ả sợ người chồng về tìm không thấy, truy tìm sự việc thì biết phải làm sao. Vì thế, ả bàn tính với người hàng xóm: “Sau khi tôi đi, bà hãy tìm giùm một thi thể phụ nữ để thay tôi, nói dối chồng tôi là vợ anh đã chết”.

Trải qua thời gian không lâu, người chồng trở về. Bà hàng xóm làm theo lời ả dặn, khuyên can: “Vợ của anh đã chết rồi. Anh đừng đau buồn quá, cuộc đời là vậy!”. Quả nhiên, người chồng tin thật chẳng chút nghi ngờ, đau đớn khóc kể rất lâu mới lo hậu sự cho vợ. Anh ta đem thi hài hỏa táng, rồi nhặt hài cốt đựng trong hũ mang theo bên mình, để bày tỏ sự chung thủy.

Cô ả đi theo tình nhân bôn ba xuôi ngược ở không cố định, chịu bao cực khổ thiếu thốn. Gã tình nhân thỏa mãn dục vọng đâm ra chán chê ả. Do đó, ả hối hận, lặng lẽ trở về nhà, đến trước chồng, nói:

- Thiếp chính là vợ yêu của chàng.

Người chồng nói:

- Vợ tôi đã chết rồi.

- Đó là thiếp giả chết, thi hài này là của người khác.

- Tôi không tin. Vợ của tôi rõ ràng đã chết rồi; chính tôi lo hậu sự cho nàng. Làm sao có chuyện thi hài người khác được? Đừng gạt tôi, cô hãy đi đi!

Bất luận cô ả cầu xin, giải thích như thế nào, anh ta vẫn không chịu tin, vẫn giữ vững lập trường của mình. Cuối cùng, hai người cãi nhau ồn ào. Cô ả đành gạt lệ ra đi.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bài học đạo lí

Con người là tối linh trong muôn vật, có lí trí, có tình cảm, lại còn có đạo đức, có lương tâm; nhưng cũng rất gian xảo, dối trá và tàn nhẫn. Vì sao? Bởi vì từ vô thỉ đến nay, họ luân hồi trong sáu đường, tiêm nhiễm tính thiện, lí trí và đạo đức thì rất ít; nhưng thói xấu gian trá, tàn nhẫn, tính ác lại rất sâu nặng. Chúng ta trồng nhân gì thì gặt quả ấy, cho nên có sự khác biệt giữa gian trá và lương thiện.

Thế gian có đúng-sai, tà-chính, công có công lí; bị cáo, nguyên cáo ở tòa án đều có lí nhất định. Tất cả mọi việc đều y theo pháp luật mà xử cho công bằng chính trực; chúng ta dựa theo công lí mới có thể xét xử sự việc đúng hay sai. Cho nên mọi việc đều có công lí và chân lí, nếu không thì thế giới này nổi loạn; người, trời trong sáu đường cũng trở thành luận bàn suông.

Nhưng kiến chấp vẫn là chứng bệnh nặng nhất của nhân loại. Bất luận là người thông minh hay kẻ ngu si không có tài năng đều có kiến chấp. Họ khăng khăng cố chấp đến chết vẫn không chịu mình sai. Trái lại, họ còn nói: “Nếu tôi không có kiến chấp thì bị người khác sai khiến, lợi dụng và không có lập trường của mình”. Họ làm việc thì do dự không quyết định. Gió đông thổi đến thì ngả bên tây, gió tây thổi đến thì ngả bên đông. Làm sao tài giỏi được?

Đức Phật dạy: Có bốn thứ y theo:

1/ Y theo pháp chẳng y theo người.

2/ Y theo trí chứ chẳng y theo thức.

3/ Y theo nghĩa chứ không y theo ngôn ngữ.

4/ Y theo kinh Liễu nghĩa chẳng y theo kinh Bất liễu nghĩa.

Lời bậc Thánh nói chắc chắn lợi ích cho thiên hạ thì Ngài mới nói, cho nên lời nói không có dối gạt, không có sai lầm. Nhưng người bình thường nói thì rất khó tin, vì lời họ nói ra bao nhiêu đi nữa đều có xen lẫn sự khoe khoang và danh lợi. Vả lại trí thức cũng có giới hạn, cho nên phần đông mọi người y theo người mà không y theo pháp. Đức Phật là bậc Thánh đứng đầu, pháp Ngài nói ra không có sai lầm.

Theo trí chứ chẳng dựa vào thức. Vì thức chỉ là biểu hiện những điều thấy nghe, chưa đạt đến cứu cánh thật sự. Trí là thâm nhập, trong đó có nhân trước quả sau mà nghiên cứu đạt đến nhận thức triệt để; vì vậy phải theo trí chứ chẳng dựa vào thức.

Theo nghĩa chứ không theo ngôn ngữ. Ngôn ngữ như ngón tay, nghĩa như mặt trăng; chúng ta theo phương hướng ngón tay mà thấy được mặt trăng, chẳng phải thấy ngón tay. Cho nên phải theo ý nghĩa lúc đó đã nói, không thể y theo ngôn ngữ mà bỏ bớt lời văn.

Đức Phật thuyết pháp dựa vào người, dựa theo nơi chốn mà nói ra nhiều pháp môn. Rất nhiều kinh điển, Ngài nói theo phương tiện; cho nên nói y theo kinh Liễu nghĩa, đừng theo kinh Bất liễu nghĩa. Giống như chúng ta đi học từ tiểu học, trung học lên đại học; nếu như chúng ta chấp cứng kiến thức thời tiểu học thì không thể tiến bộ được. Vì thế, y theo kinh Liễu nghĩa, chẳng theo kinh Bất liễu nghĩa. Câu chuyện vợ ngu giả chết lừa chồng là ý nghĩa chỉ kiến chấp sai lầm của con người.

(Trích từ Chuyện bách dụ - SC.Viên Thắng dịch, TT.Thiện Thuận hiệu đính)

Nguồn: https://vienchuyentu.com/chuyen-4-dang-doi-vo-ngu-gia-chet/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm