Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/11/2014, 11:52 AM

Dâng Kinh và được nghe đức Pháp chủ ban pháp nhũ về giữ giới

PL.2558 là một năm vô cùng đáng nhớ của phật tử Việt Nam khi lần đầu tiên 45 bộ Kinh và Luật thuộc công trình ấn tống Tam Tạng song ngữ Pali - Việt đã được chuyển từ Sri Lanka về Việt Nam được tiến hành. Mỗi bộ có 19 tập gồm: 9 tập trọn bộ Tạng Luật và 10 tập Kinh Tiểu Bộ vô cùng quý giá được xuất bản.

Những người con Phật theo lời dạy của đức Thế Tôn nghiên cứu kinh điển, thực hành những lời day quý giá của Ngài mỗi ngày. Mà như chúng ta đã biết, trong 3 khâu văn tư và tu thì văn là đầu tiên. Chính vì vậy bộ Kinh và Luật trong công trình in ấn tống Tam Tạng đã kịp thời cung cấp thêm cho kho tàng Phật giáo Việt Nam những tài liệu quý báu phục vụ và đáp ứng được khát khao nghiên cứu, định hướng tu tập của hàng xuất gia và tại gia.
Đức Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Ngày cuối tuần, chúng tôi đã được may mắn đến đảnh lễ và dâng Kinh tới Pháp chủ GHPGVN Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ. Một duyên lành lớn và một may mắn hiếm có cho hàng cận sự chúng tôi.

Ngài Pháp chủ tiếp chúng tôi trong bộ áo âu giản dị và gần gũi. Ngài ngồi trên chiếc ghế nhựa đơn sơ và lắng nghe. Cách ứng xử giản dị và gần gũi, sự lắng nghe chăm chú của Ngài đã cho tôi 2 bài học đầu tiên. Tôi giật mình và tự phát quyết tâm: sống gản dị hơn nữa và học hạnh lắng nghe của Ngài. 
 
 
Hôm nay, đức Pháp chủ dành thời gian giảng pháp cho chúng tôi về chủ đề giữ Giới. Ngài nói về 5 giới và 10 giới rất giản dị và sâu sắc. Những ai chưa được và đã học về giới rồi cũng rất nên một lần được đảnh lễ và nghe đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ giảng về chủ đề này.

Đức Pháp chủ cho rằng thời nay giữ Giới rất khó. Rằng có người xuất gia mà 10 giới giữ còn chưa trọn nói gì đến 250 giới cho tăng và 348 giới cho ni. Ngài căn dặn chúng tôi thực hành giữ 5 giới cho hàng phật tử tại gia.

Đức Pháp chủ giảng cho chúng tôi ý nghĩa của việc giữ giới, rằng khi giữ giới, người giữ giới được có lợi ích đầu tiên. Viêc giữ giới không hẳn là bắt buộc mà chúng ta cần ý thức được giá trị của việc giữ giới và khi giữ giới chính chúng ta có hạnh phúc và bình an. 

Ngài giảng cho chúng tôi hiểu tại sao trong Tam vô lậu học thì giới lại đứng đầu, sau giới mới là định và tuệ. Tôi giật mình, không biết mình giữ trọn được mấy giới. Và tôi nhớ rằng, có một người bạn phương Tây đã từng xin với một thiền sư cho giữ 2,5 giới bởi bạn ấy không thể giữ nổi 5 giới. Tôi cũng nhớ rằng mấy người bạn rủ tôi giữ Bồ tát giới. Tôi thầm nhủ, mình giữ 10 giới còn chưa xong sao dám nghĩ đến chuyên giữ nhiều giới như Bồ tát.

Pháp chủ Thích Phổ Tuệ kể chuyện cho chúng tôi về ngôi chùa ngày xưa và về người thầy tuyệt vời của Ngài. Ngài kể về quãng thời gian phải canh tác, phải cày cuốc để sản xuất tạo ra lương thực để sinh sống. Và khi đó, trong môi trường lao động, giữ giới như thế nào.
 
Đoàn chúng tôi mang cúng dường tới Ngài 5 bộ Luật mới in nhưng Pháp chủ Thích Phổ Tuệ chỉ xin nhận một bộ. Ngài dạy rằng chỉ cần một bộ ở đây là đủ, nên mang cúng dường cho các quý thầy khác, các chùa khác. Kinh mà để đấy, để mối mọt ra là có tội. Ôi quý giá quá những lời Pháp nhũ của Ngài.

Sau thời Pháp, Ngài đứng nói chuyện thân mật với chúng tôi. Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ giảng thêm về lễ quán đảnh và hình thức xoa đầu cho phật tử. Thầy dặn rất kỹ về việc giữ giới, rằng cần lấy giới làm đầu, rằng cần lấy Pháp của Phật làm thầy.
 
Tôi rất xúc động khi đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ tự tay xách bộ Kinh đi vào, mặc cho chúng tôi muốn giúp ngài. Hôm nay, thêm một lần nữa được đảnh lễ Ngài, được nghe Ngài giảng pháp, được chứng kiến cách sống của Ngài, tôi càng khâm phục vị thầy cao quý của tất cả chúng ta. Ôi sức khỏe và trí tuệ của người thây đã gần trăm tuổi.

Qua mỗi lần dâng Kinh, tôi luôn cảm nhận được sự trọng thị và kính ngưỡng Pháp Bảo của chư tăng và đại chúng. Lần này tôi càng hiểu hơn nữa về tâm của những bậc thầy lớn, những vi cao tăng như đức Pháp chủ. Việc in và phát hành trọn bộ 9 tập trong bộ Tạng Luật bằng Việt ngữ để đáp ứng kịp thời nguyện vọng của đông đảo phật tử Việt Nam thật là quý báu.

Ban tổ chức và những người con Phật nguyện mong tiếp tục được tiếp tục cúng dâng bộ Luật này đến các quý thầy. Theo kế hoạch, trong số 1.000 bộ đã được in, 500 bộ sẽ ưu tiên cúng dường đến chư tăng thuộc hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy. 

Con thành tâm cầu nguyện ân đức Tam Bảo cùng phước thiện pháp thí thanh cao này, hộ trì cho quý phật tử đã phát tâm in ấn tống bộ Luật này cùng toàn thể thân bằng quyến thuộc thân tâm thường an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp để tạo duyên lành trên con đường giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Xin hồi hướng phần phước pháp thiện này tới tất cả chư thiên trong toàn cõi địa cầu. Mong cho tất các quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này để được tăng trưởng sự an lạc lâu dài, được giải thoát khỏi cảnh khổ tử sinh luân hồi. Kính mong các quý vị mách bảo cho thân bằng quyến thuộc đã quá vãng của chúng con từ kiếp hiện tại đến kiếp quá khứ hay biết tới hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này.

Xin hồi hướng phần phước pháp thiện này tới đến những bậc ân nhân thầy tổ, thân bằng quyến thuộc đã quá vãng từ kiếp hiện tại đến vô lượng kiếp trong quá khứ, nhất là cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ nội ngoại hai bên. Cầu mong quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này để thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Xin hồi hướng phần phước pháp thiện này tới tất cả chúng sinh đang luân hổi trong 31 cõi. Cầu mong quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này để thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Nguyện cho Phật giáo được trường tồn!

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm