Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/06/2020, 08:49 AM

Một câu 'A Di Đà Phật' là thiện pháp cao tột của thế gian và xuất thế gian

Phàm phu chúng ta nếu còn một phẩm vô minh chưa dứt đoạn, muốn chứng vào cảnh giới cao cấp này chỉ còn cách nương theo pháp môn tiện lợi nhất, đó là: “Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ”.

Làm phước là pháp hành tạo niềm vui an lạc 

Quý vị được đọc kinh, sách, thường nghe nói đến những người tu hành chứng quả A La Hán là hàng Thánh đã đạt đến mức chánh định, thân tâm an ổn không còn thối chuyển.

Quý vị được đọc kinh, sách, thường nghe nói đến những người tu hành chứng quả A La Hán là hàng Thánh đã đạt đến mức chánh định, thân tâm an ổn không còn thối chuyển.

Quý vị được đọc kinh, sách, thường nghe nói đến những người tu hành chứng quả A La Hán là hàng Thánh đã đạt đến mức chánh định, thân tâm an ổn không còn thối chuyển. Tất cả những người do công phu thiền định mà tâm không ô nhiễm chuyện buồn lo, thân xa lìa cảnh vui khổ của thế gian, đều được chứng nhập vào cảnh giới Tam Ma Địa tức là cảnh giới không còn sanh diệt.

Phàm phu chúng ta nếu còn một phẩm vô minh chưa dứt đoạn, muốn chứng vào cảnh giới cao cấp này chỉ còn cách nương theo pháp môn tiện lợi nhất, đó là: “Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ”. Chỉ cần sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc quý vị sẽ chứng được cảnh Tam Ma Địa, tức là cảnh bất sanh bất diệt này. Sự chứng đắc này thật ra không phải hoàn toàn do ở công phu của chính mình mà do một phần Tha Lực của đức Phật A Di Đà hỗ trợ, cho nên pháp môn Tịnh Độ còn gọi là “Pháp môn Nhị Lực”. Nói một cách rõ hơn, Tự Lực là năng lực của chính mình, y theo lời dạy của Phật mà niệm Phật để có thể hàng phục những tập khí. Một khi công phu niệm Phật thành khối, nhờ sức gia trìcủa Phật A Di Đà sanh về thế giới Cực Lạc, vào được cảnh giới phương Tây gọi là tha lực. Pháp môn Nhị Lực này là một pháp môn duy nhất được chư Phật đề cập trong Tịnh Độ Tông.

Ngoài sự chứng nhập vào cảnh Tam Ma Địa còn đạt nhất thiết Đà la ni. Đà La Ni là tiếng Phạn, người Trung Hoa dịch là Tổng Trì. Tổng là hợp tất cả các pháp, Trì là giữ, làm theo tất cả giáo lý của Phật. Nói theo danh từ hiện nay Tổng Trì Đà La Ni là: “Toàn bộ nguyên tắc dạy chúng ta làm tất cả điều thiện, xa lìa tất cả việc ác”.

Người niệm Phật lúc lâm chung có được vãng sinh hay không?

Người niệm Phật vãng sanh có nhiều hình thức, có người đứng, có người ngồi, tự mình biết trước giờ ra đi, không một chút bệnh hoạn, ra đi một cách vui vẻ, tự tại đẹp đẽ, trang nghiêm. Kết quả vãng sanh này đều do công phu niệm Phật chuyên cần.

Người niệm Phật vãng sanh có nhiều hình thức, có người đứng, có người ngồi, tự mình biết trước giờ ra đi, không một chút bệnh hoạn, ra đi một cách vui vẻ, tự tại đẹp đẽ, trang nghiêm. Kết quả vãng sanh này đều do công phu niệm Phật chuyên cần.

Hôm nay, quý vị tựu về nơi này để niệm Phật cũng có thể gọi là Tổng Trì Đà La Ni, bởi vì suốt một ngày một đêm chỉ duy nhất giữ câu A Di Đà Phật, tất cả những vọng niệm suy nghĩ khác không còn nữa. Vọng niệm không còn thì những việc ác không thể xảy ra. Như vậy là xa lìa tất cả ác. Một câu vạn đức hồng danh, thiện pháp cao tột của thế gian và xuất thế gian, chúng ta chấp trì từng câu liên tiếp không ngừng để tăng trưởng thiện căn, đó là tất cả điều thiện. Ý nghĩa câu “Đạt nhất thiết Đà La Ni” là như vậy, Khi bước chân vào Niệm Phật Đường, quý vị đã đạt được nhất thiết đà la ni, nhưng vừa rời khỏi liền quên mất công phu niệm Phật!

Tuy nhiên, nếu trong một tuần bảy ngày, quý vị có được một ngày chuyên nhất niệm Phật, đạt được tâm không sanh không diệt và nhất thiết Đà la ni, như vậy quý vị cũng đã giỏi lắm rồi. Mỗi tuần một ngày đến niệm Phật, niệm liên tiếp ba năm, công phu của quý vị thật đáng nể phục lắm. Nếu có thời giờ rỗi rảnh, mỗi ngày đều đến niệm Phật trong vòng ba năm thôi, quý vị sẽ thành Phật ngay. Bao nhiêu nghiệp tội trong vô lượng kiếp đều dứt sạch.

Trong quyển “Vãng Sanh Truyện”, những người niệm Phật được vãng sanh ngay ở kiếp hiện tại này của chúng ta thật nhiều vô số kể. Người niệm Phật vãng sanh có nhiều hình thức, có người đứng, có người ngồi, tự mình biết trước giờ ra đi, không một chút bệnh hoạn, ra đi một cách vui vẻ, tự tại đẹp đẽ, trang nghiêm. Kết quả vãng sanh này đều do công phu niệm Phật chuyên cần.

Những lợi ích khi niệm Quán Thế Âm Bồ tát

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm