Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/02/2023, 20:58 PM

Đạo Phật đã tái sinh và chữa lành đứa trẻ bên trong tôi

Sinh ra và lớn lên tại Tây Ninh - nơi đây được mệnh danh là “vùng đất thánh” – nơi khởi phát của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo đặc sắc không nơi đâu có được, tuy vậy nhà tôi thì không theo bất kì một tôn giáo nào, từ nhỏ tôi lớn lên trong những trận cãi vã, bạo lực của Ba và Mẹ.

Thế rồi khi tôi lên lớp ba cũng là lúc Ba và Mẹ chính thức ra tòa, tôi sống cùng Mẹ và Anh trai. Trong tôi luôn có những  áp lực, nỗi sợ, sợ thua kém bạn bè, sợ nghèo đói, sợ bị làm dụng rồi các vấn đề tâm lý tuổi mới lớn. Tâm trí tôi bị bao trùm bởi những nỗi sợ, tôi co ro mỗi tối, khi màn đêm buông xuống là những nỗi sợ bao trùm trong tâm tưởng, tôi không dám ngủ, sợ ngủ và thức là cách tôi đối phó với nỗi sợ, năm tôi lên lớp 10 áp lực việc học nặng hơn, tôi học điên cuồng để không ngủ và rồi tôi làm bạn với những cuốn sách giáo khoa và những quyển tập trắng, ngỡ là mọt sách chăm ngoan học giỏi nhưng không tôi bắt đầu mệt mỏi, những con chữ không vào đầu, học trước quên sau,  xuất hiện những cơn đau đầu, ảo giác. Tình trạng nghiêm trọng bắt đầu xảy ra là tôi nói lắp, nói chậm, có muốn ngủ không ngủ được nữa. Mẹ tôi lấy thuốc để tôi ngủ cũng chẳng ích gì.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Cơ duyên đã đến với tôi khi được đi chùa, tụng kinh, những bài giảng của Thầy và một số bài tập Thầy hướng dẫn tôi nên tập trước khi ngủ - Tôi dần ngủ được, khỏe hơn, ý thức hơn về nhiều mặt trong cuộc sống. Đạo Phật đã chữa lành tôi, khai sáng tôi, tìm hiểu và có cái nhìn đúng hơn về giấc ngủ, mất ngủ, tinh thần và nội lực con người, tôi cũng bắt đầu đi chùa, đọc kinh, đọc sách về Phật pháp nhiều hơn.

Nhân duyên lại đến với tôi, từ khi biết đến Phật Pháp, tôi biết đến yoga và chánh niệm khi gặp được sư Cô Chánh Kiến. Cô là người thầy thứ hai hướng dẫn thêm cho tôi về sự nhiệm màu của Phật Pháp, và tôi phát triển hơn trong yoga. Tôi cùng cô tập yoga, cùng mở những workshop về sức khỏe, chánh niệm ở Vũng Tàu, Phú Quốc, nhớ nhất là ở làng hạnh phúc hồ Tràm, được quan sát vui chơi lắng nghe các cụ kể chuyện, các cụ lớn tuổi đa phần đều có bệnh lý và có vấn đề về giấc ngủ lại hay buồn vì nhìn lại một thời tuổi trẻ đã qua. Trong mỗi ai cũng có một thời gian khó khăn khi còn thơ ấu và nhiều người đã trải qua những chấn động tâm lý, những tổn thương lớn mà vết thương còn lưu lại đến bây giờ. Ở đây khi nghe tôi chia sẻ không ai nghĩ một người trẻ như tôi hiện tại chỉ ngủ 3-4 tiếng một ngày,  tôi hay nói đùa giấc ngủ kém kéo dài cũng giống như một ca phẫu thuật thẩm mỹ thất bại: rủi ro, tốn kém và xấu xí hơn thôi - mất ngủ không đáng sợ bằng nỗi lo mất ngủ đâu ạ! Tôi thường chia sẻ cuốn sách “thiền sư và em bé 5 tuổi” của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh đến mọi người để hiểu hơn về chánh niệm và kết nối lại với chính mình để từ bi và cảm thông để thương mình, thương người, an lạc hơn. Giờ đây đứa trẻ bên trong tôi dần đã được chữa lành tôi thật sự được tái sinh và hạnh phúc hơn khi được chia sẻ chiếc chìa khóa ấy đến nhiều người.

Vậy chánh niệm là gì?

Chánh niệm hay chính niệm (tiếng Trung: 正念, tiếng Pali: sammā-sati, tiếng Phạn: samyak-smṛti): Chánh niệm là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Chánh niệm là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả; là cột trụ, là cốt tủy trong đạo Phật. Dù tu theo bất cứ pháp môn nào, điều tiên quyết là phải thực tập cho mình có chánh niệm.[1] Bốn nền tảng Chánh niệm là Tứ niệm xứ.

Để đơn giản hơn Tôi hiểu chánh niệm là biết rõ những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại.

Cuộc sống chúng ta thường bị cuốn vào tâm lý vướng vào rất nhiều các công việc khác nhau cuộc sống của chúng ta đầy bận rộn căng thẳng xung đột có và hối tiếc cũng có chúng ta vẫn thường vẩn vơ suy nghĩ về những sai lầm trong quá khứ chúng ta vẫn thường mang theo những suy tư lo lắng cho một kế hoạch một điều gì đó chưa xảy ra ở tương lai nhưng cần phải thừa nhận với mình một điều rằng những điều mà chúng ta đang suy nghĩ đó đang lo lắng. Dù là quá khứ hay là tương lai thì đều là sự tưởng tượng của chính chúng ta, quá khứ là những gì đã xảy ra rồi - tương lai thì chưa xảy ra đều là do chúng ta đang tưởng tượng về nó - cả quá khứ và tương lai nó đều không phải là của chúng ta,  tất cả mọi thứ mình có ngay bây giờ ngay lúc này chỉ có thể là hiện tại. Chính vì vậy thực hành trải nghiệm ý thức được những gì chúng ta đang làm có nghĩa là quan sát chính mình một cách có ý thức, khi có thể ý thức được hành động của mình chúng ta có thể thay đổi hành vi ở một mức độ nhất định đồng thời chống lại thói quen suy nghĩ miên man bằng sức mạnh của sự tập trung. 

Hãy ngẫm nghĩ thử xem có phải chúng ta thường như thế hay không khi thân bạn đang làm một việc mà ý thức của bạn nó lại đang nghĩ đến những việc khác cũng giống như là việc chúng ta đang lái xe cơ thể của chúng ta đang chăm chú lái xe nhưng tâm trí của mình thì lại thường nghĩ về những thứ khác công việc dạo này như thế nào ngày hôm nay mình sẽ phải làm gì đây tại sao thị trường chứng khoán lại giảm mạnh. Như vậy buổi tối nay đón con lúc mấy giờ vân vân vậy thì tu tập chánh nhiệm chính là để tâm thân trở về và song hành cùng giây phút hiện tại khi đi chúng ta biết mình đang đi, khi thở biết mình đang thở khi ăn cơm khi uống trà khi làm bất cứ việc gì chúng ta luôn có sự hiện diện của ý thức với hiện tại.

Trong cuốn sách “Thiền sư và em bé 5 tuổi” tôi đã nhắc ở trên thầy Thích Nhất Hạnh đã chỉ ra học cách thở chánh niệm giúp cho chúng ta nuôi dưỡng năng lượng chánh niệm mọi lúc mọi nơi và điều này giúp mình gieo những hạt giống chánh niệm từ ý thức vun trồng vào trong tàng thức, chú tâm vào hơi thở: khi hít vào biết mình đang hít vào, khi thở ra biết mình đang thở ra, việc này giúp cho chúng ta ý thức về cơ thể của bản thân giải phóng ra căng thẳng xác định lại nỗi đau và làm dịu cơn đau, nó làm cho bản thân bình tĩnh và thư thái cũng như là giúp tăng trưởng trí tuệ - tức là nhờ ý thức về hơi thở chúng ta có thể hướng tâm vé với thân từ đó có thể hiện hữu thực sự trong giây phút của hiện tại.

Sau này ngoài việc thở chánh niệm. Tôi còn đi bộ chánh niệm trở về với thiên nhiên, vẽ thiền, đan thiền, đối với tôi thì chánh niệm là một nghệ thuật sống tỉnh thức. Bạn không cần phải là một Phật tử hay một nhà yoga mới có thể thực tập chánh niệm, luôn hiện diện với thời khác hiện tại, hài lòng và biết đủ.

Một lần nữa biết ơn Đạo Phật! “Đạo Phật trong trái tim tôi”.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Lương Thị Thanh Thắm; địa chỉ: 22 tổ 1, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, TP. Tây Ninh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm