Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/11/2022, 12:14 PM

Đạo Phật ra đời với ý nghĩa như thế nào?

Một Phật tử hỏi: Mục đích của đạo Phật là gì? Xin thầy giải thích rõ ràng để cho chúng con vững niềm tin hơn trên bước đường tu học.

Audio

Thầy trả lời: Mục đích của đạo Phật là tìm ra lẽ thật của thân tâm và hoàn cảnh. Tự giác, giác tha và giác ngộ viên mãn. Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, giải thoát nên mọi hình thức mê tín dị đoan hiện có trong đạo Phật là do bên ngoài xen vào, không phải của Phật giáo chân chính.  

Mục đích của đạo Phật là sự giác ngộ viên mãn nên được ví như hạt châu Mani, ngọn đuốc, cây đèn. Chúng ta phải nói ra những gì chân thật để mọi người hiểu đúng Phật giáo mà không còn nghi ngờ!

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy vĩ đại của nhân loại, người đã truyền bá thông điệp từ bi và trí tuệ đến mọi người bằng con đường chuyển hóa thân tâm, giúp cho tha nhân biết cách làm chủ bản thân mà không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Người đến và đi trong an nhiên tự tại, giúp người thoát khỏi bóng tối vô minh để tìm đến ánh sáng chân lý.

Lời Phật dạy đúng chân lý nên gọi là hợp lý, song những lời dạy ấy cũng phải hợp với căn cơ, trình độ của người hiện tại thì họ mới ứng dụng và thực hành được.

Lời Phật dạy đúng chân lý nên gọi là hợp lý, song những lời dạy ấy cũng phải hợp với căn cơ, trình độ của người hiện tại thì họ mới ứng dụng và thực hành được.

Hãy tự mình làm chủ bản thân, hãy tự mình thắp lên với ngọn đuốc chánh pháp, hãy tự mình chuyển hóa thân tâm, nếu chính mình vấp ngã thì chính mình đứng lên đó chính là thực tại nhiệm mầu. Khổ đau là một sự thật của kiếp người, nguyên nhân dẫn đến đau khổ do si mê tham ái chấp ta là thật. Còn đường chuyển hóa đó là bát chính đạo, tâm trong sáng ngay nơi thân này mà chẳng phải tìm cầu đâu xa.

Chúng ta ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày sẽ được kết quả tốt đẹp tùy theo sự lựa chọn của mình. Trong giáo lý của đạo Phật có chia nhiều thứ bậc để mọi người tùy theo tâm tư, nguyện vọng mà áp dụng hành trì gồm Năm thừa Phật giáo, Tam thừa Phật giáo và Nhất thừa Phật giáo. Chữ “thừa” ở đây được ví dụ như chiếc xe chở người đi.

Chúng ta sau này muốn được tái sinh trở lại làm người thì phải quy y Tam bảo và thực hành 5 Giới. Từ vị trí con người chúng ta muốn được tái sinh về các cõi trời thì phải tu 10 Điều Lành và các bậc Thiền Định. Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị của Thanh Văn thì phải ứng dụng pháp Tứ Đế để tu hành.

Từ vị trí con người chúng ta muốn được quả vị Duyên Giác hay còn gọi là Bích-chi Phật thì phải tu pháp Mười Hai Nhân Duyên. Từ vị trí con người đến quả vị Bồ-tát chúng ta phải tu pháp Lục Độ Vạn Hạnh. Từ vị trí con người muốn tiến thẳng đến quả vị Phật thì chúng ta phải áp dụng phương pháp "tức tâm là Phật", tin tâm mình là Phật để tu hành.

Đạo Phật ra đời là tùy bệnh cho thuốc, tùy theo sở thích của mọi người mà lập ra nhiều pháp môn để chúng ta ưu tiên chọn lựa. Ðó là phương tiện thiện xảo của đức Phật trên đường hoằng hóa độ sinh. Mục đích cuối cùng của đạo Phật là muốn mọi người đều được thành Phật viên mãn. Ở đây chúng tôi chỉ nói thẳng vào các phương pháp tu hành và những lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh bởi hợp lý, hợp cơ và hợp thời.

Lời Phật dạy đúng chân lý nên gọi là hợp lý, song những lời dạy ấy cũng phải hợp với căn cơ, trình độ của người hiện tại thì họ mới ứng dụng và thực hành được. Hợp lý, hợp cơ là hai điều kiện cần thiết mà người hướng dẫn cần phải thông suốt chỗ này.

Nếu chúng ta chỉ hướng dẫn theo sự ham thích của mọi người thì sẽ đánh mất nền tảng nhân quả, vô tình chúng ta làm cho mọi người càng thêm mê tín và trở ngại trên đường tu. Người truyền bá đạo Phật phải có sự trải nghiệm trong lúc tu học, nhờ vậy thân tâm được thanh tịnh, sáng suốt thì mới có thể hướng dẫn mọi người thực hành đúng theo lời Phật dạy.

Bất cứ trong thời đại nào chúng ta cũng có thể vận dụng Phật pháp để giúp mọi người thoát khỏi biển khổ sông mê, đó là hợp thời. Lời Phật dạy là ngọn đuốc sáng đưa con người ra khỏi si mê, tối tăm, mờ mịt. Người Phật tử có sẵn trong tay ngọn đuốc sáng chắc chắn sẽ thoát khỏi rừng u mê, tối tăm.

Chúng ta phải làm sao cho ngọn đèn Chánh pháp được nối tiếp mãi trên cõi đời này. Ơn Phật tổ là ơn khó đền, muốn đền ơn chúng ta phải dấn thân vào đời để cứu độ chúng sinh. Sự cứu độ thiết thực nhất là cùng nhau chia vui sớt khổ với những người đang có mặt trong hiện tại để họ vươn lên vượt qua số phận tối tăm mà làm mới lại chính mình.

Phật giáo chân chính rất thực tế sẽ cùng đồng hành với tất cả mọi người trong vạn nẻo đường bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm