Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/07/2020, 08:52 AM

Đạo Phật trong đời sống dân tộc

Đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng những năm trước Tây lịch, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc ta.

Làm theo lời dạy của đức Đệ Nhất Pháp chủ GHPGVN 

Đạo Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử của dân tộc, hòa nhập cùng dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất gần gũi, thân thương với dân tộc và con người Việt Nam.

“Mái Chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông…”

Có thể nói, đây là sự hòa mình của đạo Phật, là quá trình đạo Phật dần dần được Việt Nam hóa, biến thành một phần của cơ thể  xã hội Việt Nam. 

Ngược dòng lịch sử, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, giữa lúc xã hội Ấn Độ đang rối ren, nhân dân cơ cực lầm than, bởi chế độ phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt, Thái tử Tất Đạt Đa, một Thái tử có lòng vị tha rộng lớn, chiêm nghiệm về nỗi khổ ở đời, đã quyết định hy sinh đời sống vương giả, để tìm cách giải thoát đau khổ cho nhân loại. Tất Đạt Đa, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia nước Ca-tỳ-la-vệ, xứ Ấn Độ. 

Sau năm năm tầm đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày ngồi thiền định đưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã thành bậc chánh đẳng chánh giác, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Đạo Phật quan niệm bản thể của vũ trụ là chân như, có có, không không. Các hiện tượng là vô thường, luôn luôn chuyển động. Trong sự sống có cái chết, chết là điều kiện cho sự sinh thành mới. Thời gian là vô cùng, không gian là vô tận.

Đạo Phật quan niệm bản thể của vũ trụ là chân như, có có, không không. Các hiện tượng là vô thường, luôn luôn chuyển động. Trong sự sống có cái chết, chết là điều kiện cho sự sinh thành mới. Thời gian là vô cùng, không gian là vô tận.

Đạo Phật quan niệm bản thể của vũ trụ là chân như, có có, không không. Các hiện tượng là vô thường, luôn luôn chuyển động. Trong sự sống có cái chết, chết là điều kiện cho sự sinh thành mới. Thời gian là vô cùng, không gian là vô tận. Trong vũ trụ có đến ba ngàn thế giới, đời thì có nhiều kiếp, một tiểu kiếp có đến mười sáu triệu năm. Và con người ở trong vòng luân hồi sinh tử.

Vào những năm đầu Tây lịch khi nước ta đang nội thuộc Trung Quốc, Phật giáo đã dung hòa với hệ tư tưởng và tín ngưỡng dân tộc. Dựa vào các sử liệu, hiện nay hầu hết các sử gia đều đồng ý với những điểm cơ bản như đạo Phật đã đến Việt Nam trước hết là đường biển, theo bước chân của các doanh nhân và tăng sĩ Ấn Độ; đạo Phật được truyền đến Việt Nam trước khi đến Trung Hoa, cũng như trong giai đoạn khai sinh, Phật giáo Việt Nam cũng đã hưng thịnh hơn Phật giáo Trung Hoa cùng thời.

Đến thế kỷ thứ II đã có một nền Phật giáo và Phật học hưng thịnh tại Việt Nam, nghĩa là đạo Phật đã truyền bá trước đó khá lâu, ít nhất cũng phải hàng mấy trăm năm trước, nghĩa là ít nhất cũng vào khoảng trước Tây lịch 2 thế kỷ hay sớm hơn. Trong “Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, truyện Nhất Dạ Trạch - còn gọi là truyện Chử Đồng Tử - đã viết: “Hùng Vương truyền tới đời thứ ba thì sinh hạ được người con gái là Tiên Dung Mỵ Nương, đến tuổi mười tám dung mạo đẹp đẽ nhưng Công chúa chỉ mải mê vui chơi, chu du khắp thiên hạ. Hồi đó ở làng Chữ Xá, cạnh sông lớn có người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử, Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trong một tình huống thật đặc biệt và cho đó là duyên trời định nên hai người kết duyên chồng vợ. Bây giờ ở núi Quỳnh Viên, trên núi có am nhỏ, Đồng Tử lên am chơi gặp tiểu tăng là Ngưởng Quang (còn gọi là Phật Quang) giác ngộ cho Đồng Tử, Đồng Tử trở về giảng lại đạo Phật cho Tiên Dung và Tiên Dung giác ngộ…”

Bảy việc thiện làm tăng trưởng phước đức

Một sử liệu khác chứng minh rằng đạo Phật đã đến và đã hưng thịnh ở Việt Nam trước khi du nhập và phát triển tại Trung Quốc được ghi trong “Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục”, chuyện trong một lễ Trai Tăng vào ngày rằm tháng hai năm 1096, tại Kinh thành Thăng Long, bà Hoàng Thái Hậu Phù Cẩm Linh, tức Vương Phi Ỷ Lan hỏi Thiền sư Trí Không (sau được tôn làm Thông Biện quốc sư): “Đạo Phật đến nước ta hồi nào?” Các vị sư ngồi im lặng, riêng Thiền sư Trí Không đã trả lời như sau: “Xét chuyện Đàm Thiên pháp sư, ta thấy từ đời Tùy Cao Tổ, Phật pháp được nâng đỡ rất nhiều. Vua Văn Đế nói: “Ta muốn làm chùa Tháp ở Giao Châu để cho phước được thấm nhuần đại thiên thế giới…”. Pháp Sư Đàm Thiên liền tâu: “Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc (Ấn Độ). Khi Phật giáo mới tới Giang Đông chưa đầy đủ thì ở Thủ Phủ Luy Lâu của Giao Châu đã có tới hai mươi ngôi chùa, độ được hơn 500 vị Tăng già và dịch được 15 cuốn Kinh rồi. Như vậy, Phật giáo được truyền đến Giao Châu trước khi đến Giang Đông”.

Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng hầu hết các Tôn giáo được truyền bá bằng con đường chính trị, được áp đặt bằng vũ lực, bằng chiến tranh hoặc làm công cụ cho các thế lực xâm lược. Ngược lại, đã hai mươi sáu thế kỉ qua, trên bước đường truyền bá khắp thế giới, Phật giáo chưa bao giờ để lại một vết máu. Điều đó xuất phát từ bản chất từ bi, vô ngã, vị tha của đạo Phật, bởi vì đạo Phật ra đời vì cuộc đời …

Trước khi Phật giáo du nhập, nước ta đã có một hệ thống tín ngưỡng, phong tục trong dân gian vô cùng phong phú. Người Việt quan niệm rằng: “Ông Trời ở trên cao có thể nhìn thấy mọi việc dưới đất, biết trừng phạt kẻ làm ác, giúp đỡ kẻ làm lành… Ông Trời có những thuộc hạ gần xa. Gần thì có ông Sấm, bà Sét, xa có Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần núi Tản Viên, thần cây đa, ông Táo, ông Địa… Linh hồn con người không hẳn là bất diệt, nhưng có thể tồn tại một thời gian khá lâu quanh quẩn bên xác người chết và có thể ở chung với người thân thích còn sống trong một thời gian để che chở, bảo hộ.” (Nguyễn Lang - Việt Nam Phật giáo Sử luận, tập I, trang 50).

Khi Phật giáo vào Việt Nam, tuy giáo lý nhà Phật không chấp nhận có một đấng ở trên cao, có thể nhìn thấy mọi vật dưới đất, nhưng thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật phù hợp với quan niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác, thuyết luân hồi phù hợp với quan niệm tồn tại sau khi xác thân tiêu hoại.

Khi Phật giáo vào Việt Nam, tuy giáo lý nhà Phật không chấp nhận có một đấng ở trên cao, có thể nhìn thấy mọi vật dưới đất, nhưng thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật phù hợp với quan niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác, thuyết luân hồi phù hợp với quan niệm tồn tại sau khi xác thân tiêu hoại.

Khi Phật giáo vào Việt Nam, tuy giáo lý nhà Phật không chấp nhận có một đấng ở trên cao, có thể nhìn thấy mọi vật dưới đất, nhưng thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật phù hợp với quan niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác, thuyết luân hồi phù hợp với quan niệm tồn tại sau khi xác thân tiêu hoại. Vì vậy, Phật giáo ứng hợp ngay với quan niệm văn hóa nhân gian. “Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng phương tiện hòa bình chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ cho những thế lực xâm lược. Cùng với phương châm từ, bi, hỷ, xả, trí tuệ, vị tha và nền giáo lý phù hợp với tín ngưỡng truyền thống, nên đạo Phật thấm vào nền văn minh Giao Châu tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào lòng đất.” (Nguyễn Lang - Việt Nam Phật giáo Sử luận)

Như thế, ngay từ buổi mới du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã hòa quyện, hội nhập trong lòng dân tộc. Khi đất nước trải qua ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo cùng chung số phận khổ nhục, đau thương, ẩn nhẫn, chịu đựng. Đến nửa thế kỷ thứ X, khi dân tộc vùng lên giành độc lập thì tức khắc Phật giáo đã cùng dân tộc đồng hành xây dựng, phát triển quê hương.

Rồi các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần là thiên sử anh hùng ca dài bốn trăm năm mươi năm, chẳng những chứng minh tinh thần độc lập, hào hùng, bất khuất của dân tộc mà đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền Đạo pháp với dân tộc của Phật giáo Việt Nam, là điểm son, là dấu ấn truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc.

Thế kỷ XX, cả dân tộc đứng lên chống Thực dân và Đế quốc giành lại chủ quyền cho dân tộc thì Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa khẳng định vai trò của mình, kề vai sát cánh cùng nhân dân để đấu tranh thực thi khát vọng hòa bình, hạnh phúc.

Trong đời sống thường ngày, chúng ta không lạ gì với những biểu tượng của Phật giáo. Những hình ảnh đó được thể hiện trong đời sống một cách tự nhiên, đó là hình ảnh ông Bụt, mái Chùa, nhà Sư, tiếng chuông…

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương…”

Hoặc:

“Dù ai buôn bán ở đâu

,Đến ngày Phật đản năm châu đều về.

Dù ai buôn bán trăm bề.

Đến ngày Phật đản ta về chùa ta…”

Năm phận sự của Đức Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm