Đạo Phật trong trái tim tôi là đạo chữa lành…
Đạo Phật trong tôi là đạo chữa lành. Đức Phật vốn là vị lương y, chữa lành tất cả bệnh trong tâm và thân, tùy người, tùy bệnh mà cho thuốc.
Tôi sinh ra ở một làng chài, trên một bán đảo, làng tôi có một ngôi chùa nhỏ, mà mọi người vẫn gọi là chùa làng, chùa Nam Thọ. Thuở 3,4 tuổi, tôi được vào chùa sinh hoạt Phật tử, cái tuổi mà đến bây giờ trong tôi chỉ còn ký ức nhạt nhòa, đứt quãng, nhưng mãi hơn 30 năm qua, tôi vẫn ghi nhớ bài học đầu tiên của mình: “Phật tử trong sạch từ lời nói đến việc làm”. Đây, chính là hạt giống đầu tiên trong tôi, đạo Phật đầu tiên trong tôi. Thật khó để diễn tả lời dạy này, chỉ biết, đây là ánh sáng đầu tiên mà tôi nhận được từ Đức Phật. Đạo Phật không phải là tôn giáo, mà là giáo dục.
Lớn lên, tôi xa rời Phật pháp, ngẫm lại, mình chẳng khác gì cái mầm sen bị ngập dưới bùn, đen tối, u ám, không ánh sáng. Rồi đến một ngày, giấc ngủ của tôi trôi qua trong đêm thanh tịnh của chùa Thiên Thuận, trong cái từ bi, dịu dàng, ấm áp của quý sư, trong tiếng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, mọi bóng tối trong tâm bị đánh bay đi một cách vô thức, kỳ lạ và mầu nhiệm. Vậy đó, đạo Phật trong tôi là đạo chữa lành. Đức Phật vốn là vị lương y, chữa lành tất cả bệnh trong tâm và thân, tùy người, tùy bệnh mà cho thuốc. Nói đến đây, tự dưng tôi lại nhớ đến ông trưởng giả trong Kinh Pháp Hoa. Ông trưởng giả, người cha già giả vờ không còn trên thế gian này nữa (thật ra ông vẫn thường còn)..Ôi, ông trưởng giả..sao ông lại từ bi, quãng đại đến vậy..vì muốn cứu con ra khỏi nhà lửa tam giới, mà ông đã tận tâm, tận lòng, tận trí dùng mọi phương tiện chỉ mong cứu con..Sao trên đời này lại có một vị Phật, một Thế tôn, một Đức Bổn Sư từ bi đến thế. Đạo Phật trong tôi là đạo từ bi.
Nói đến Kinh Pháp Hoa, tôi sẽ nhớ đến một người thầy, người thầy tôi chưa một lần được gặp..nhưng trong giấc mơ, có một vị đã hỏi: "Sư phụ của con là ai?” tôi đã trả lời:” dạ, là thầy Thích Trí Quảng”. Là người thầy tôi hằng ngưỡng mộ. Người cho tôi trí tuệ, lời giảng của thầy là kim chỉ nan trong cuộc sống của tôi. Chỉ cần nhìn thấy thầy là tôi thấy bình an. Tôi thấy đạo Phật qua hình ảnh của thầy. Không biết bạn cảm nhận ra sao, nhưng tôi cứ nghe lại đoạn thầy giảng: “Phật tử trong đạo tràng, thuộc kinh bổn môn, thi đậu thì được lên y nâu; ai chưa thuộc thì lần sau lại thi tiếp. Mà đến 80 tuổi mà chưa thuộc được thì thôi, thầy sẽ cho khỏi thi”, lại thấy thầy vừa nghiêm, vừa hiền, từ bi. Đạo Phật trong tôi là đạo của trí tuệ. Đức Phật thuyết pháp 49 năm và tất cả đều là trí tuệ. “Những gì Ta biết rõ bằng trí tuệ, giảng dạy dưới hình thức chân lý cho các thầy thật ra chỉ là những chiếc lá có trong lòng bàn tay thôi. Trong khi đó nguồn trí tuệ mà Ta biết, chứng ngộ, thấu hiểu nhiều như là những chiếc lá trong rừng này...”
Và đạo Phật trong tôi là đạo của sự bao dung. Đức Phật bao dung, thương sót chúng sanh đến kỳ lạ hay quá vĩ đại, khó thể nghĩ bàn. Vì thấy chúng sanh mãi khổ, mãi luẩn quẫn trong cái vòng sanh – già – bệnh – chết hay sanh tử luân hồi, không thể tự mình thoát ra được cái vòng lập đó, mà Đức Phật cũng biết chúng sanh trong cõi Ta Bà này rất khó giáo hóa (hay nói thô rát hơn là hai chữ cứng đầu), nhưng Đức Phật vì thương mà lăn bánh xe Chánh Pháp..Hơn 2500 năm đã trôi qua, bóng dáng Phật Đà đã xa rồi, nhưng bánh xe Pháp Luân vẫn được các trưởng tử của Như Lai, các đệ tử của Như Lai tiếp tục. Pháp của Đức Phật vẫn còn, quý thầy vẫn giảng pháp bằng nhiều hình thức cho các phật tử được nghe, được hiểu và thực hành. Phật tử nhờ đó vẫn biết đúng, sai, phải, quấy; cái gì nên làm, cái gì không nên làm; làm gì, tu gì để được lợi lạc, được giải thoát..; đường nào về với Đức Di Đà v.v...hay đơn giản, là đoạn tham sân si, mạn nghi, ác kiến, đối cảnh không sanh tâm, tu rèn cái tâm, ý, thân, khẩu v.v..Đạo phật chính là đạo giải thoát, đạo của tuệ giác.
Và, đạo Phật là đạo của sự vị tha. Dù tôi có trăm sai, ngàn sai, chỉ cần biết quay đầu, sám hối trước Phật Đà, thì ánh mắt từ bi, nụ cười hiền hậu của Đức Di Đà vẫn ở đó, Mẹ Quán Âm từ bi vô lượng vẫn ở đó, thầy Địa Tạng vẫn bao dung, Đức Thế Tôn vẫn dạy tôi con đường đi đúng đắn. Đôi khi trên bước đường tu, việc không thể thông suốt, quý thầy ở Tạng Thư Phật Học đã từ bi chỉ dạy cho tôi. Lời vàng thầy dạy, con mãi khắc ghi.
Đạo Phật trong tim tôi còn là đạo của chữ duyên, của sự kết nối vô hình. Nếu bạn đã có duyên với đạo, sợ dây kết nối sẽ giúp bạn gặp những người hữu duyên. Tôi thấy đạo Phật qua cái chân chất, mộc mạc, cái tâm sơ khai, thuần thiện của anh chị làm việc trên chùa (nụ cười an lạc của họ sẽ khiến bạn phải hạnh phúc theo đó) hay đơn giản hơn là qua giấc ngủ bình yên của con Mít, hay cái hiền lành, thiện lương của con Lucky, với tôi, tụi chó trên chùa cũng là bạn đồng tu. Hay xa hơn, tôi thấy Đạo Phật qua bóng dáng chuyên tu của quý thầy, cần mẫn, trang nghiêm nhưng từ bi, hiền hậu, hoan hỷ.
Một ngày nọ, sáu đứa bé cả trai lẫn gái, thân hình cũng như trạc tuổi xấp xỉ ngang nhau, chúng rủ nhau cùng chơi một trò chơi, trò chơi đi chợ, nấu cơm. Chợ là hàng rào hoa dâm bụt, hoa đỏ, lá xanh đều là những thức ăn ngon lành để mua. Gạo thì sẵn bên hè, chỉ cần xúc nấu: ấy là cát. Nấu nướng, bày biện xong, chúng mời nhau để khai mạc buổi tiệc. Lúc đó, đôi mắt tròn xoe của Lệ-xa hướng về những người đức hạnh trong những bộ áo cà sa vàng nghiêm trang. Lệ-xa chắp tay, vái chào Đức Phật. Bình thường vào giờ này, cha mẹ em sẽ cúng dường Phật và Chư Tăng đi ngang qua. Hôm nay, cha mẹ em đi vắng. Cô bé ngần ngừ không lui bước, em nhanh nhẩu về phía bạn, nhanh tay bưng bát cơm to nhất trên bàn đem dâng cúng Phật với tôi tay tín thành kính cẩn. Các đệ tử đứng sau đều lấy làm lạ và chính lũ trẻ, bạn của Lệ-xa cũng không hiểu em đang làm gì và rất lo ngại cho em. Đỡ lấy bát, Đức Phật nói với giọng trong thanh, hiền dịu: “Của tuy đất cát, lòng con kính thành. Như Lai nhận cho con”.
Nhìn khắp các đệ tử, Ngài dạy thêm: “Em bé này có tâm hoan hỷ cúng dường, nhờ công đức ấy, 100 năm sau Như Lai nhập diệt, em bé sẽ làm vị quốc vương tên là A-dục. Vị lãnh tụ này sẽ là một người hộ pháp đắc lực, tôn sùng Tam Bảo, biết phân chia Xá-Lợi, xây tám vạn bốn ngàn ngôi tháp để tôn thờ, biết đem Chánh Pháp áp dụng trong công việc trị dân, giúp nước, tiếng tăm lừng lẫy”. (trích Truyện cổ Phật giáo - Tập 1)
“Của tuy đất cát, lòng con kính thành. Như Lai nhận cho con”- đây chính là Đức Từ phụ, Đức Bổn Sư trong tôi, là đạo Phật trong trái tim tôi.
“Bình bát cơm nhà nhà
Thân đi muôn dặm xa
Mắt xem người trần thế
Mây trắng hỏi đường qua”
*Bài dự thi được gửi từ Phật tử Quãng Hiền - Trần Thị Minh Tâm. Địa chỉ: số 145 đường Phan Bá Phiến, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT - TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm