Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 24/11/2014, 20:05 PM

Đáp đền ơn Phật

Đức Phật thị hiện ở thế giới này khai thị, giáo hóa nhân sinh hướng tới con đường để sống an vui. Trải qua hơn 25 thế kỷ, con người dù thuộc vùng miền lãnh thổ nào, chỉ cần tinh tấn áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sẽ được bình yên trong tâm hồn. Cung kính và cúng dường Phật không chỉ là tỏ lòng biết ơn Phật, mà còn bắt đầu tạo ra những phúc duyên cho phật tử.

 
Một trong những tịnh vật mà phật tử thường kính cẩn cung tiến nhà chùa, đó là chuông đại hồng chung và chuông gia trì chung. Chuông đại hồng chung là loại chuông lớn thường làm bằng đồng với khối lượng trăm kilogam, trên thân chuông được điêu khắc những hoa văn có ý nghĩa sâu sắc của nhà Phật cùng bài Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật. Chuông đại hồng trở thành một trong những pháp khí quan trọng nhà Phật, vì nó có ý nghĩa và sức lan tỏa lớn đến đời sống tâm linh của mọi người.


Tiếng chuông chùa vang vọng buổi sớm mai, ngân nga buổi hoàng hôn trong cảnh chùa luôn giúp tẩy trừ phiền não làm tịnh tâm chúng sinh, gỡ đau khổ cho chúng sinh địa ngục, nhờ vào giá trị sâu xa của tiếng chuông là thẩm âm, cảm âm, mỗi tiếng chuông là âm thanh của tâm thức và tính linh chứ không phải đơn thuần chỉ là tiếng đồng vang vọng. Từ đó để tiếng chuông chuyển tải hết ý nghĩa của mình, phật tử tiếp xúc với chuông đầy kính cẩn, dùng tâm tĩnh lặng để mời chuông ngân lên những âm vang đánh thức tâm thế nhân xa rời sự điên đảo quay về với chính niệm:

“Ba nghiệp lắng thanh tịnh
Gởi lòng theo tiếng chuông
Nguyện người nghe tỉnh thức
Vượt thoát nẻo đau buồn

Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng, thân an, miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chính niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi".

(Nghe chuông Đại hồng – Làng Mai)
 
 
Thỉnh chuông và nghe chuông để hơi thở nương chuông về chính niệm, từ đó khu vườn tâm hồn của người học Phật nảy nở những bông hoa tuệ giác, phật tử cúng dường lên chư Phật những đóa hoa tuệ giác đó, thì công đức cũng vô lượng như cúng dường hoa tươi bình thường.

Đóa hoa tuệ giác trong vườn tâm thị hiện qua cái chắp tay búp sen thanh tịnh của phật tử trước Tam Bảo. Chắp tay búp sen là hai bàn tay với năm ngón khép kín lại chắp vào nhau đặt cái chắp tay đúng tầm trái tim, để phiền não không lọt vào trong tâm trí. Chắp tay hình búp sen trước ngực thật tự nhiên, đó là chuyển hóa trái tim mình đẹp thanh cao như một búp sen
 
Đó là hoa Giác ngộ để kết tụ thành quả ngọt của sự tu tập. Ý nghĩa của việc phật tử cúng dàng quả ngọt lên Tam Bảo trong chùa hàng ngày, là để tỏ lòng tri ân Phật đã đưa đường chỉ lối cho nhân sinh trong cuộc đời. Gốc rễ của sự tu tập đắng nhưng quả thì ngọt. Thiên nhiên mỗi mùa mang lại cho nhiều loại quả phong phú, cũng vậy, người tu dù sơ cơ hay đã thuần thành cũng đều có thể cúng dường quả tu nhân tích đức lên Tam Bảo, trước để tri ân, sau để phát tâm nguyện tiếp tục tinh tấn tu tiến lên, để nhân cách trổ thêm nhiều quả lành mai này.

Quả ngọt của niềm tin chân chính vào Tam Bảo, quả ngọt của những việc làm thiện lành trong cuộc sống của phật tử, nay đem hết tâm thành kính cúng dàng lên chư Phật, mong chư Phật chứng cho, họ không cầu mong được người đời trả ơn hay khen ngợi.

Vì nhân sinh yêu kính Đức Phật , nên họ nguyện làm điều gì có thể khiến Phật hoan hỷ:

“Quen sống từ bi dạ thảnh thơi
Câu kinh mang nặng nghĩa thương đời
Lên chùa cầu nguyện cho nhân loại
Nhìn phía đài sen Phật mỉm cười”
 
Trong các khóa lễ cầu an ở chùa chiền, những ống kính phóng viên không thể bỏ qua vẻ đẹp lung linh huyền ảo của hàng trăm cốc nến hoa đăng cúng Phật, cũng như ghi nhận khoảng khắc làn hương uyển chuyển bay bổng trong ánh nắng rọi vào thiền đường, những điều vi diệu này cũng là tâm nguyện của sự tu tập:

“Xin thổi ngọn gió từ bi thanh lương vào thế gian nóng bức
Đem mặt trời trí tuệ rạng rỡ về ngự giữa không gian âm u”
 
 
Hoa đăng là thể hiện cho trí tuệ, đây là một nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Chúng ta biết rằng, từ thời đức Phật còn tại thế, vua A Dục Vương từng tổ chức những buổi lễ phóng đăng cúng Phật, trong nước có một bà già nghèo đi ăn xin nên không đủ tiền mua dầu đèn cúng Phật, nhưng trong tâm bà luôn thao thức một niềm thành kính dâng đèn cúng Phật để cầu trí tuệ, vậy là bà đã ăn xin trong một ngày không biết là có được mấy xu, nhưng bà thành tâm mà nhịn ăn trong ngày đó để dành dụm tiền mua dầu đèn cúng Phật. Thế là trong một đêm, biết bao cây đèn trong cung vua hết dầu, đèn đã tắt, nhưng chỉ còn một ngọn đèn của bà lão nghèo vẫn âm ỉ sáng suốt đêm, và đêm nào cũng sáng mãi như vậy. Và mọi người hỏi tại sao cái đèn đó không bao giờ tắt? Đức Phật đã dạy rằng: Đó chính là lòng thành khẩn, tôn kính của bà già ăn xin dâng cúng lên đức Phật.
 
Thông điệp từ những bông hoa đăng rực rỡ xếp dưới chân đức Quán Thế Âm Bồ tát trong đêm trăng Rằm, đó là “Hãy thắp sáng cửa sổ tâm hồn mình bằng ánh sáng của trí tuệ và từ bi, để ánh nhìn của mình không còn nhìn thấy ranh giới phân biệt giàu nghèo, tốt xấu của người, vì đến với chư Phật Bồ tát, mọi người đều bình đẳng như nhau về Phật tính”.

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng,đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.

Ðã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Ðã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.
Ðã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập.
                                                           
Bài: Diệu Hòa
Ảnh: Eric Montarges

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm