Đặt pháp danh cho Phật tử cũng là một nghệ thuật
Pháp danh chỉ sử dụng trong phạm vi Phật giáo hoặc tự viện (nghĩa là nó không có giá trị pháp lý quan phương), nhưng giá trị tâm linh và đạo đức của chúng tác thành là rất lớn. Trong không gian Tam bảo thiêng liêng, thầy truyền trao giới pháp, bạn đã có một phiên bản mới cho nhân sanh quan cuộc đời mình.
Ở phạm vi rộng, pháp danh (hay giới danh) là người được “từ miệng Phật sanh ra, từ pháp hóa sanh, được pháp phần của Phật” (1). Đó là người được sanh ra lần 2 trong giáo pháp Thế tôn, là một Phật tử đích thực trong giáo pháp của ngài.
Ở phạm vi hẹp (hay tính quy ước) thì pháp danh được ban trong lễ truyền Tam quy và Ngũ giới (2)
Mặc dù pháp danh chỉ sử dụng trong phạm vi Phật giáo hoặc tự viện (nghĩa là nó không có giá trị pháp lý quan phương), nhưng giá trị tâm linh và đạo đức của chúng tác thành là rất lớn.
Trong không gian Tam bảo thiêng liêng, một vị thầy truyền trao giới pháp, lúc này bạn đã có một phiên bản mới cho nhân sanh quan cuộc đời mình.
Pháp danh được ban, thường có 2 âm tiết. Trong khoảng 30 năm đổ lại mới có trường hợp pháp danh có 3 - 4 âm tiết. Thí dụ: Đạt-ma Nguyên bản thì “Đạt-ma” là 1 từ có 2 âm tiết, “Nguyên” là chữ lót, còn “Bản” là tên (pháp danh).
Vị thầy đặt pháp danh cho giới tử cũng là một nghệ thuật, ít ra có nền tảng sở học và sở tu nhất định. Khi bạn có tên Đặng Đình Đốp thì không ai đặt pháp danh là Minh Chát cả, bởi vì Đốp – Chát nghe rất ù tai!
Pháp danh thường mang tính hô - ứng với tên thế gian. Thí dụ, bạn tên Nguyễn Thị Liên thì pháp danh thường sẽ là Diệu Hoa hoặc Diệu Hà (chẳng hạn)
Nhưng có đôi khi, tên thế gian của bạn đọc lên không được êm tai, thì người thầy sẽ tinh tế ban cho bạn một cái tên nghe nó tao nhã hơn, thí dụ bạn tên: Trần Tà Lọt thì pháp danh thường sẽ được ban là Minh Đắc (sở hữu ánh sáng) chẳng hạn.
Một Phật tử có thể có nhiều pháp danh, điều này không ảnh hưởng gì đến niềm tin và hành trì tu tập.
Nếu bạn quên pháp danh của mình, thậm chí thất lạc “chứng nhận thọ giới”, điều này cũng không có gì phải bận tâm, miễn là bạn không đánh mất “mình là Phật tử” là được.
Nhưng cũng có những Phật tử, sở hữu 2 - 3 pháp danh mà tín tâm như cháo loãng, tự chuyển hóa và báng bổ Như Lai thì đúng là gia môn bất hạnh…
Niềm tin thì dễ được, có thể sớm trồng chiều gặt, nhưng giữ được “hạt giống” thì cả một đời.
Chú thích:
(1) HT Thích Trí Tịnh dịch,
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm