Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đặt tiền lẻ khi đi lễ chùa: Quan niệm sai nên loại bỏ ngay

Dùng tiền lẻ đặt lễ ở chùa vốn không đúng với đạo lý của Phật giáo. Tuy nhiên, với quan niệm sai lệch, nhiều năm gần đây thường xảy ra hiện tượng người dân vẫn cố tình dùng tiền lẻ đi lễ, gây nên hình ảnh phản cảm tại nơi tôn nghiêm cửa Phật.

>Xuân muôn nơi

Đặt tiền lẻ khi đi chùa là quan niệm sai

Hiện nay, nhiều người dân vẫn có quan niệm sai lầm rằng, đặt tiền lẻ (hay còn gọi là tiền “giọt dầu”) vào các mâm lễ thì Phật mới chứng giám “lòng thành”, càng rải nhiều tiền thì càng được thần, Phật ban nhiều lộc. Với suy nghĩ đầy tính thực dụng, “trần sao âm vậy” ấy, cho đến nay, dù đã được ban quản lý các chùa hướng dẫn cách đặt lễ nhưng nhiều người vẫn cố tình rải tiền “vô tội vạ” ở các ban thờ, thậm chí gài tiền vào tay Phật, gốc cây…

Bài liên quan
Cứ mỗi dịp lễ chùa lại xảy ra hiện tượng có quá nhiều người cùng đi lễ và đặt tiền, tiền rơi vãi cả xuống sàn nhà…, gây nên hình ảnh phản cảm, lộn xộn, chen lấn, xô đẩy của người đi lễ. Ảnh :Internet

Cứ mỗi dịp lễ chùa lại xảy ra hiện tượng có quá nhiều người cùng đi lễ và đặt tiền, tiền rơi vãi cả xuống sàn nhà…, gây nên hình ảnh phản cảm, lộn xộn, chen lấn, xô đẩy của người đi lễ. Ảnh :Internet

Theo Thượng tọa Thích Chiếu Huệ, Trưởng ban Hoằng pháp Ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội:

“Việc đi lễ chùa, hay các địa điểm tín ngưỡng, thánh tích của người Việt vào những ngày đầu tháng, ngày rằm hay vào đầu xuân năm mới là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn. Tuy nhiên, người dân đi lễ hiện nay cũng có nhiều mục đích khác nhau. Có người đi lễ để mong tìm được sự thanh thản, có người lại mưu cầu nhiều mục đích khác nhau. Việc bày tỏ những ước nguyện lên bậc bề trên là điều chính đáng nhưng để thực hiện điều đó thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Việc người dân để tiền lên ban thờ, gài tiền vào tay tượng, ở các giỏ lễ là hình ảnh rất xấu, không đúng với văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Hiện nay, người dân cũng có hình thức “cúng dường”, tức là đặt tiền lễ lên Tam Bảo để cúng. Nhưng tôi cho rằng với một người hiểu đạo Phật thì không ai làm thế. Không nên đặt tiền lên ban thờ, hành động đó không khác gì “mua - bán” thần, phật.

Bà con, phật tử nếu có lòng muốn đóng góp cho nhà chùa thì hãy bỏ vào hòm công đức hoặc gửi lại Ban quản lý đền, chùa ghi sổ công đức. Đây vừa là hành động có văn hóa, vừa tránh được tình trạng lộn xộn, thậm chí là trộm cắp xảy ra ở nơi thờ tự”.

Cũng bàn về hiện tượng này, GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam - cho rằng, đồng tiền tượng trưng cho vật chất, chưa kể có nhiều đồng tiền lẻ đã được dùng qua tay bao người, khi đặt tiền, đặc biệt là tiền lẻ lên ban thờ không khác gì mang thứ tầm thường của trần gian dâng lên thần, Phật.

GS Trần Lâm Biền cũng lý giải, suy nghĩ “trần sao âm vậy” là điều dễ nảy sinh trong tâm lý của người đi lễ. Nó xuất phát từ lòng tham, những đố kỵ trong đời sống, thấy người khác có gì thì mình phải có hơn. Với tâm thế ấy, suy nghĩ ấy khi đi lễ chùa, cùng hành động gài tiền lẻ vào lễ, chẳng khác nào hối lộ thần, Phật. Đó là điều cấm kỵ. Chưa kể, hành động bon chen, cố gài, nhét tiền vào lễ rất phản cảm, xấu xí, thiếu văn hóa.

Bài liên quan

Cửa chùa không phải là nơi để xin xỏ, đổi chác, cầu xin những điều rất thực dụng như “buôn may bán đắt”, “công thành danh toại”… Những người thấu hiểu đạo Phật để hiểu rất rõ luật nhân - quả của Phật giáo, chẳng gì là tự dưng mà có nếu không cố gắng từ bản thân.

Chính tâm lý "xin - cho" hằn sâu vào ý thức của nhiều người ở đời thực nên cũng bị lây lan sang cả đời sống tâm linh. Người đi lễ phải hiểu rằng, những điều mà họ bày tỏ mong muốn giống như là lời phát nguyện để tự bản thân phấn đấu hơn mà thôi.

Hạn chế tiền lẻ có phải là giải pháp?

Trong hội nghị triển khai công tác tổ chức lễ hội năm 2019 vừa diễn ra tại Bộ VH,TT&DL, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Trịnh Thị Thủy nhận định, công tác tổ chức lễ hội những năm qua có nhiều chuyển biến, nhưng một số hiện tượng xấu vẫn chưa được khắc phục triệt để, như tình trạng đổi tiền lẻ đi lễ chùa với giá chênh lệch cao. Nhiều hình ảnh phản cảm, chưa đẹp của người đi lễ còn diễn ra, như việc người dân chen lấn, xô đẩy để đặt tiền lẻ lên các ban thờ, đặt tiền công đức không đúng nơi quy định...

Bài liên quan

Những năm qua, Bộ VH,TT&DL cũng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân khi tham gia lễ hội, đặc biệt là sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ để đi lễ.

Đã như một thói quen ăn sâu, không biết từ lúc nào, những người đi lễ cảm thấy không yên lòng khi chỉ đi lễ bằng cái tâm và tay không, nếu không bỏ một chút tiền “lễ” e sợ bị quở phát hay những gì mình cầu nguyên không ứng nghiệm.

Đã như một thói quen ăn sâu, không biết từ lúc nào, những người đi lễ cảm thấy không yên lòng khi chỉ đi lễ bằng cái tâm và tay không, nếu không bỏ một chút tiền “lễ” e sợ bị quở phát hay những gì mình cầu nguyên không ứng nghiệm.

Cụ thể là nhiều năm nay, vào mỗi dịp Tết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã không phát hành những loại tiền mệnh giá nhỏ, như các loại mệnh giá 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng. Việc làm này được xem là giải pháp tình thế, góp phần hạn chế người dân sử dụng tiền lẻ không đúng mục đích.

Thế nhưng đã như một thói quen ăn sâu, không biết từ lúc nào, những người đi lễ cảm thấy không yên lòng khi chỉ đi lễ bằng cái tâm và tay không, nếu không bỏ một chút tiền “lễ” e sợ bị quở phát hay những gì mình cầu nguyên không ứng nghiệm.

Nhưng nếu hy vọng vào giải pháp tình thế này thì sẽ rất lâu nữa người dân Việt mới bỏ được thói quen đặt tiền lẻ khi đi chùa. Bởi ý thức người đi lễ mới là quyết định. Việc hạn chế tiền lẻ với việc giáo dục ý thức người đi lễ hạn chế dùng tiền lẻ để “lễ” thật sự chưa song hành. Thần Phật vẫn cứ bị ép buộc nhận hối lộ bằng tiền lẻ, bị xem như đối tượng trao đổi rẻ rúng…

Theo PGS.Tiến sĩ Trần Đình Hượu trong tác phẩm “Đến hiện đại từ truyền thống” có viết: “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là Thiết thực, Linh hoạt, Dung hòa” theo nghĩa đẹp nhất của các từ này. Song xem ra, chưa mấy ai hiểu đúng… Khi đi lễ phải cốt ở mộ đạo, thành tâm chứ không thể “trần tục” thậm chí “thực dụng” hóa các Thần Phật, trong khi thực tâm lại rất tôn sùng. Vô tình hóa ra có khi ta làm khổ thêm cho các bậc tu hành mà mình rất nể trọng”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Tin tức 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Xem thêm