Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Dấu chân in trên sàn gỗ và sự kiên trì của nhà tu hành

Một nhà sư ở Trung Quốc đã để lại dấu chân sâu gần 3cm trên mặt sàn gỗ do cứ quỳ lạy liên tục mỗi ngày hàng ngàn lạy.

Câu chuyện nhà sư Trung Quốc lạy hàng ngàn lạy mỗi ngày

Nhà sư Trung Quốc này đến trước bệ thờ nhà chùa và lạy hàng ngàn lần mỗi ngày trong một thời gian dài. Mỗi ngày trước khi mặt trời mọc, thầy đến trước bệ thờ, đặt bàn chân của mình vào đúng vị trí như đã đặt hàng ngày và cúi xuống cầu nguyện một vài nghìn lần trước khi đi kinh hành xung quanh ngôi chùa.

Những dấu ấn của đầu ngón chân và gót chân thầy đã in sâu hơn 3cm vào trong lòng gỗ.

Những dấu ấn của đầu ngón chân và gót chân thầy đã in sâu hơn 3cm vào trong lòng gỗ.

Những dấu ấn của đầu ngón chân và gót chân thầy đã in sâu hơn 3cm vào trong lòng gỗ.

Khi còn trẻ, thầy có thể quỳ lạy từ 2.000 đến 3.000 lần trong 1 ngày. Khi đã có tuổi, thầy chỉ có thể thực hiện 1.000 lần mỗi ngày. Thầy từng tâm niệm: “Hy vọng những cống hiến của mình và cả sự cam kết trong những lời cầu nguyện sẽ giúp bản thân có cuộc sống thanh thản hơn ở thế giới bên kia”.

Khi còn trẻ, mỗi ngày nhà sư lạy 2000 - 3000 lạy.

Khi còn trẻ, mỗi ngày nhà sư lạy 2000 - 3000 lạy.

Thầy cũng là một bác sĩ y học cổ truyền, hy vọng sự thành tâm sẽ đưa thầy đến gần mục tiêu của mình - một sự tiến triển về tâm linh trong đời sống sau này.

Dấu chân của nhà sư đã in hằn xuống sàn gỗ sau một thời gian dài thực hành tâm kiên trì.

Dấu chân của nhà sư đã in hằn xuống sàn gỗ sau một thời gian dài thực hành tâm kiên trì.

Thành quả đáng kính mà Nhà sư Hua Chi đạt được hiện là nguồn động lực và cảm hứng to lớn cho các vị sư trẻ trong ngôi đền nằm ở Rongwo Gonchen Gompa, tu viện Tây Tạng chính của Tongren. Tu viện, xây dựng từ năm 1301, là "nhà" của hàng trăm Tăng sinh trẻ nghiên cứu kinh điển Phật giáo.

Thành quả đáng kính mà Nhà sư Hua Chi đạt được hiện là nguồn động lực và cảm hứng to lớn cho các vị sư trẻ trong ngôi đềnnằm ở Rongwo Gonchen Gompa

Thành quả đáng kính mà Nhà sư Hua Chi đạt được hiện là nguồn động lực và cảm hứng to lớn cho các vị sư trẻ trong ngôi đềnnằm ở Rongwo Gonchen Gompa

Ý nghĩa của sự kiên trì trong tu học

Người tu học cũng giống như cây, thân cây ngày càng phát triển, con người không thể thấy được sự sinh trưởng của cây, cây cứ cao lớn dần. Sau 10 năm, 20 năm thì cây đó sẽ trở thành vật vô cùng hữu dụng.

"Kỳ tấn duệ giả, kỳ thối tốc".

Bài liên quan

Người tu học cũng thế, không nên gấp gáp, không nên nghĩhôm nay tu hành thì ngày mai giác ngộ, giải thoát luôn. Sẽ không thể dễ dàng như vậy mà cần phải ngày ngày tu luyện, ngày ngày trau dồi, học hỏi với sự kiên trì, tinh tấn, siêng năng. Chỉ cần làm cho vọng tưởng, dục niệm, tam độc tham – sân – si  mỗi ngày giảm bớt, là đã là tiến bộ. Cho nên không được nóng vội trên bước đường tu học.

Bậc cổ đức từng nói: "Kỳ tấn duệ giả, kỳ thối tốc" Nghĩa là: "Tiến càng nhanh, thì lùi cũng rất mau". Cho nên cần phải có tâm hằng thường, kiên trì để tu hành, ngày ngày phải sám hối để sửa đổi lỗi lầm: "Nhất nhật vô quá khả cải, tức nhất nhật vô công khả tạo". Nghĩa là: "Một ngày chẳng sửa lỗi lầm, là một ngày chẳng tạo công đức".

Buổi cũng sáng cũng như buổi chiều, năm này tháng nọ đều phải kiên trì tu hành, hằng thường bất biến. Sau một thời gian tích góp rồi thì mới đạt tới được trí huệ Bát Nhã.

Buổi cũng sáng cũng như buổi chiều, năm này tháng nọ đều phải kiên trì tu hành, hằng thường bất biến. Sau một thời gian tích góp rồi thì mới đạt tới được trí huệ Bát Nhã.

Bài liên quan

Tu hành cần phải trừ bỏ tập khí, lỗi lầm xấu xa, bỏ đi những tư tưởng lầm lạc, khiến cho bản tính Phật, trí huệ có sẵn trong mình khởi phát. Bản tính Phật và trí tuệ sáng suốt này ai ai cũng có trong mình, nhưng bởi vô minh che phủ nên làm cho bản thân muốn trượt dốc, không muốn đi lên. Nếu biểu lộ được tâm Phật và trí tuệ sáng suốt thì sẽ tiến tới, đi lên mãi.

Việc tu hành không phải chỉ có một ngày một đêm, mà cần phải kiên trì hàng giờ hàng phút hàng ngày. Buổi cũng sáng cũng như buổi chiều, năm này tháng nọ đều phải kiên trì tu hành, hằng thường bất biến. Sau một thời gian tích góp rồi thì mới đạt tới được trí huệ Bát Nhã. Không nên một ngày tu hành rồi mười ngày nghỉ, nếu như vậy thì chẳng thể thành tựu phật quả Bồ đề. Hành giả tu học phải nghĩ mình như thân cây, mỗi ngày lớn lên một chút, kiên trì tu học để có thể đạt đến bến bờ Giác ngộ.

Thuận cảnh hay nghịch cảnh, mình đều phải tinh tấn, lắng nghe và coi mọi sự vật như đang nói diệu Pháp cho mình.

Thuận cảnh hay nghịch cảnh, mình đều phải tinh tấn, lắng nghe và coi mọi sự vật như đang nói diệu Pháp cho mình.

Bài liên quan

Trong quá trình tu hành, dù có gặp phải chướng ngại nào, nghịch duyên hay thuận duyên cũng phải thản nhiên, bình thản. Thuận cảnh hay nghịch cảnh, mình đều phải tinh tấn, lắng nghe và coi mọi sự vật như đang nói diệu Pháp cho mình. Nếu hiểu được mọi vật đều thuyết Pháp cho mình, mỗi diễn biến đều là bài Pháp, thì sẽ biết được sự kỳ diệu mà ngôn ngữ không thể diễn tả được. Nếu hiểu được biết được thì con đường đến bờ giác không còn quá xa xôi. Đó chính là mượn pháp thế gian mà vượt khỏi pháp thế gian.

Nguyên nhân mà tâmPhật, trí tuệ sáng suốt không khởi phát là do mình không chịu dấn bước tới trước mà tu; chỉ muốn thụt lùi! Gặp duyên lành thì lại nghi ngờ không quyết định, gặp phải duyên ác thì liền chạy theo. Cho nên mãi mãi lưu lạc trong Lục đạo luân hồi, mà không cách gì siêu thoát khỏi. Càng bị lún vào thì càng dấn sâu, càng dấn sâu thì chân càng lún, kéo không ra nổi.

Từ câu chuyện về nhà tu hành Trung Quốc và sự kiên trì trong tu học ta có thể thấy, việc chứng đắc đạo quả Bồ đề không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà như sự sinh trưởng của một thân cây, ngày ngày kiên trì, ngày ngày tích tụ thì sẽ đạt tới độ chín, đạt tới sự giải thoát khỏi Lục độ luân hồi, bến bờ giác sẽ không xa nếu mỗi hành giả luôn tinh thấn, kiên trì.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Phật giáo thường thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Phật giáo thường thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Phật giáo thường thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Phật giáo thường thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm