Thống đốc Hawaii ảnh hưởng bởi "kiên trì, tập trung và không bị phân tâm" trong giáo lý Phật đà
Thống đốc thứ 8 của tiểu bang Hawaii, Cư sĩ David Ige, một trong những Phật tử, chính trị gia nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ về Di trú, Biến đổi khí hậu, và từ bi tâm trong khi lãnh đạo.
Ông là người thứ hai gốc người Nhật Bản được bầu làm Thống đốc Hawaii (người đầu tiên là George Ariyoshi) và người đầu tiên của địa phương Okinawa được bầu làm Thống đốc bang của Hoa Kỳ.
Vào ngày 06/11/2018, Cư sĩ David Ige đương quyền Thống đốc tiểu bang Hawaii, thắng nhiệm, thắng cuộc bầu cử nhiệm kỳ lần thứ hai vào năm 2018. Ông sẽ đối phó với một vài thách thức duy nhất, bởi tiểu bang Hawaii với vị trí chiến lược giữa Hoa Kỳ và Châu Á, và gặp những đe dọa gay gắt bởi nạn biến đổi khí hậu. Năm ngoái, tiểu bang Hawaii đã có một cuộc báo động nhầm lẫn về phi đạn loại đạn đạo bắn tới (Hawaii) và trận bão lụt khủng khiếp trong lịch sử ghi lại. Hawaii cũng có một trong những mật độ tập trung cao nhất về di dân tại Hoa Kỳ, nhiều người trong số đó sợ hãi bởi chính sách chống di dân của Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump.
Nữ phóng viên Cristina Moon trò chuyện với Cư sĩ David Ige về cách ông dự tính điều hành tiểu bang Hawaii trong thời chính trị đầy biến động và thách thức này.
- Cristina Moon: Đối với ông Thống đốc, là cư sĩ Phật tử có ý nghĩa gì?
- David Ige: Là những người trưởng thành trong truyền thống Phật giáo tại Hawaii, chúng tôi vẫn là cư sĩ Phật tử, vì vậy tôi không nhìn từ vị trí một Phật tử mới. Không phải như chuyện tôi đã chuyển đổi tôn giáo.
Khi tôi nói chuyện với người Mỹ gốc Nhật khác trên khắp quốc gia Hoa Kỳ, những người di dân đến các nơi California, Seattle, Chicago, hay Washington, DC, điều quan tâm bởi, trong gần như tất cả các trường hợp, động lực chính yếu là quên đi nơi quê cũ, để tìm cách hội nhập càng nhanh càng tốt – thử nghiệm các tôn giáo Hoa Kỳ, tìm cách vào các trường học Mỹ, và là người Mỹ càng sớm ở mức có thể.
Tôi nghĩ Hawaii rất khác với Hoa Kỳ lục địa. Những người bản xứ Hawaii đã rộng lòng đón nhận và tôn trọng văn hóa di dân. Ở Hawaii, chúng tôi được khuyến khích kết nối với quê cũ. Vì vậy, tôi vẫn là cư sĩ Phật tử, và không phải là cái gì đó tách rời ra khỏi con người của bạn bây giờ. Đó là một trải nghiệm khác.
- Cristina Moon: Có những thói quen văn hóa hay hình thức văn hóa nào đến từ Phật giáo là một phần trong khoảng đời trưởng thành của Thống đốc?
- David Ige: Chúng tôi luôn ý thức về gia đình và cộng đồng trong truyền thống Phật giáo, như mừng lễ hội Obon (như Lễ Vu Lan thắng hội tại Việt Nam). Các cơ sở tự viện Phật giáo rất quan trọng. Có một Võ đường Judo (Nhu Đạo) trong ngôi già lam tự viện Phật giáo Nhật Bản chúng tôi. Nhiều thiếu niên và thiếu nữ học võ thuật Nhu Đạo sau khi ở trường về. Có trường dạy tiếng Nhật và giảng dạy giáo lý Phật đà. Trong nhiều trường hợp, ngôi già lam tự viện Phật giáo trở thành trung tâm cộng đồng, để giá trị Phật pháp thấm nhuần tất cả những gì chúng tôi làm.
- Cristina Moon: Trên cương vị Thống đốc, ông đối phó với các cuộc khủng hoảng, như dòng chảy dung nham trên núi lửa ở Big Island, bão lụt, và biến đổi khí hậu. Những khủng hoảng này có thể tạo ra nỗi lo sợ khủng khiếp. Phật giáo cho ông một phương pháp tuyệt diệu nào?
- David Ige: Tôi nhận thức rằng một phần trách nhiệm của tôi với cương vị Thống đốc, có thể trấn an nỗi sợ hãi của cộng đồng – để đảm bảo họ rằng chúng ta sẳn sàng và có thể hành động để bảo vệ họ an toàn. Trong những tình huống đó, cộng đồng thực sự muốn được đảm bảo rằng sự an toàn của họ là trên hết với các viên chức Chính phủ. Tôi cố gắng đảm bảo công chúng rằng, họ cần được sự an tâm và rằng các viên chức đang chung nhau làm việc để giữ an toàn cho mọi người.
Vài người chỉ trích tôi thiếu cảm xúc, gần như đến mức không quan tâm. Thực sự tôi rất quan tâm về cư dân. Có nhiều việc trôi qua trong tâm thức bạn, trong khi bạn đang đối phó với những thảm họa của thiên nhiên, nhưng điều quan trọng với các vị lãnh đạo chính quyền phải luôn bình tỉnh và kiểm soát (cảm xúc) ở mức độ có thể.
- Cristina Moon: Từ bi tâm trong khi cầm quyền có ý nghĩa gì đối với Thống đốc?
- Dvid Ige: Một phần trong Phật pháp được thể hiện tình yêu thương bao la đối với cộng đồng, về sự quan tâm chăm sóc, từ bi đối với những người kém may mắn, và rằng tất cả mọi người đều cần hưởng một cuộc sống đáng trân trọng.
Trong khi tôi phục vụ những người vô gia cư, tôi đã lắng nghe nhiều bình phẩm, “Tại sao chúng ta chăm sóc quá nhiều cho những người vô gia cư?”. Nhưng cảm thức dâng trào nói chung là chúng ta cần giúp đỡ họ, rằng người tâ không nên bị đẩy vào hoàn cảnh màn trời chiếu đất, lang thang trên hè phố. Chúng ta nên làm mọi thứ có thể để đảm bảo họ có một đời sống đáng trân trọng. Đó là từ trong giá trị thâm sâu của tôi phần nhiều giá trị cốt lõi với triết lý và niềm tin của Phật giáo.
- Cristina Moon: Những giáo lý Phật đà nào ảnh hưởng nhất đối với Thống đốc?
- Dvid Ige: Kiên trì, tập trung và không bị phân tâm. Và từ bi tâm, tôn trọng đối với mọi người. Chánh nghiệp, tận lực làm những việc chính đáng trong một cách đoan chính – nhưng tôn trọng tất cả mọi quan điểm. Tôi nghĩ đó là những gì thúc đẩy tôi quyết định, và về cách tôi chọn để quản trị công quyền.
- Cristina Moon: Thống đốc đã tích cực trong việc chống lại nhiều chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, như lệnh cấm người Hồi giáo du hành, và lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Khí hậu Rari. Tại sao Thống đốc thấy điều đó quan trọng đối với Hawaii?
- Dvid Ige: Tôi đã biết đó là những dị biệt với Chính phủ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Với tôi, đó là những song song lịch sử và nguyên tắc căn bản là tiểu bang và đất nước chúng ta mạnh mẽ hơn bởi vì chúng ta có di dân.
Như là một cộng đồng các di dân, vẫn làm tôi cảm hứng là lắng nghe về những kinh nghiệm di dân từ các quốc gia Philippine, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. . . Những lý do để di dân gần như giống nhau, và những kinh nghiệm có rất nhiều tương ưng. Nhiều người Mỹ gốc Nhật trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các sắc lệnh hành chính của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, các sắc lệnh này vi hiến. Do vậy, hiển nhiên, đứng lên bênh vực di dân là điều rất quan trọng. Chúng tôi không phải là kẻ thù. Cộng đồng chúng ta hưởng lợi từ di dân và từ các văn bản hóa và truyền thống mới họ mang theo vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Họ làm cho cộng đồng chúng ta tươi đẹp hơn.
Đó là một bài học tôn hãnh diện để chia sẻ khi tôi đó đây đi khắp Hoa Kỳ. Không có cộng đồng nào khác đã có những kinh nghiệm mà chúng ta đã hiện diện nơi đây, tại Hawaii. Và, tôi nghĩ chúng ta tốt đẹp hơn hầu hết các cộng đồng khắp thế giới trong việc hội nhập di dân. Chúng ta muốn giúp họ thành công và trở thành một phần trong cộng đồng chúng ta.
- Cristina Moon: Điều gì Thống đốc cảm thấy là thách thức lớn nhất đối với Hawaii đang gặp bây giờ?
- Dvid Ige: Tôi rất tích cực đối phó tình hình biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, vì rất rõ rằng địa cầu đang trên đường đến thảm họa lớn, đặc biệt đối với các cộng đồng hải đảo. Chúng ta thấy sạt lở tăng tốc nơi bờ biển khắp tiểu bang. Bây giờ rất là tồi tệ ở bờ biển phía bắc của đảo Oahu và chúng ta thấy sạt lở lan rộng thêm.
Đối với việc biến đổi khí hậu là điều quan trọng. Chuyển hóa nền kinh tế của chúng tâ và chuyển sang hệ thống năng lượng tái tạo là điều rất quan trọng. Hawaii tận lực làm phần việc của tiểu bang.
Đối phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi tầm nhìn dài hạn. Điều đó gợi tôi nhớ câu nói của Nhật Bản, “làm cho mấy đứa con”. Nhân dân Hawaii dường như sẵn sàng chọn quan điểm dài hạn.
Đã có sự sẵn lòng chọn quan điểm dài hạn và để lại cho tương lai sau chúng ta một cộng đồng tươi đẹp hơn là một cộng đồng chúng ta đón nhận. Như là một cộng đồng, có một giá trị cốt tủy để công nhận rằng những gì tôi làm ảnh hưởng đến các bạn tôi và hàng xóm. Nhưng quan trọng hơn, những gì chúng ta làm như một cộng đồng thực sự ảnh hưởng đến tương lai và các con của chúng ta.
Các con của con chúng ta xứng đáng một tương lai tươi đẹp hơn.
- Cristina Moon: Có một thông điệp nào Thống đốc muốn độc giả của chúng tôi nghe từ Hawaii và từ ông?
- Dvid Ige: Các cộng đồng chúng ta có thể luôn luôn hưởng lợi từ sự đa dạng. Điều bất hạnh là, trên tầm nhìn mức quốc gia, đã có một nỗ lực chia rẽ người dân dựa vào các di biệt. Bài học chúng ta đã học tại Hawaii luôn luôn là khi chúng ta cùng nhau làm việc, chúng ta có thể làm được những điều vĩ đại.
Để giá trị Phật pháp thấm nhuần tất cả những gì chúng tôi làm
"Chúng tôi luôn ý thức về gia đình và cộng đồng trong truyền thống Phật giáo, như mừng lễ hội Obon (như Lễ Vu Lan thắng hội tại Việt Nam - BTV chú thích). Các cơ sở tự viện Phật giáo rất quan trọng. Có một Võ đường Judo (Nhu Đạo) trong ngôi già lam tự viện Phật giáo Nhật Bản chúng tôi. Nhiều thiếu niên và thiếu nữ học võ thuật Nhu Đạo sau khi ở trường về. Có trường dạy tiếng Nhật và giảng dạy giáo lý Phật đà.
Trong nhiều trường hợp, ngôi già lam tự viện Phật giáo trở thành trung tâm cộng đồng, để giá trị Phật pháp thấm nhuần tất cả những gì chúng tôi làm" (Thống đốc Hawaii, cư sỹ Phật tử Dvid Ige).
Nhà báo Cristina Moon (thực hiện)
Nguồn: Riverspire Coaching & Consulting.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Pháp chủ: Lấy giới luật làm căn bản để giải quyết vấn đề của Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tin tức 16:35 04/11/2024Chiều nay, 4-11-2024 (4-10-Giáp Thìn), phái đoàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, tân Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu đã đến chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đảnh lễ Đức Pháp chủ GHPGVN.
Thả cá phóng sanh tại Tp.Hồng Ngự, Đồng Tháp
Tin tức 10:44 04/11/2024Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt, góp phần làm sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Sáng ngày 03/11/2024, TT. Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành (huyện Tam Nông) tổ chức lễ thả cá nhằm tái tạo và bảo vệ môi trường tại Tp.Hồng Ngự.
Về nhà nghiên cứu, Phật tử Phan Đăng
Tin tức 10:05 04/11/2024Nhà nghiên cứu Phan Đăng, pháp danh Tâm Quyền, dịch giả cuốn "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí" (tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2022) đã qua đời tại Huế vào ngày 31/10.
Lễ thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan
Tin tức 08:39 04/11/2024Tối 3/11/2024 (mùng 3/10/Giáp Thìn), tại Tổ đình Phật Bửu (Quận 3), trong bầu không khí nghiêm trang và lòng thành kính niệm Phật của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử, môn đồ đệ tử đã cung thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan.
Xem thêm