Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/07/2019, 19:00 PM

Giác ngộ, bến bờ trở về trong Phật giáo

Sau 49 ngày đêm tinh tấn thiền định dưới cội cây Bồ Đề thì Sa môn Gô Ta Ma cũng đã thành tựu Phật Quả - hạnh nguyện Vô Thượng Bồ Đề Chánh Đẳng Chánh Giác mà từ hàng triệu kiếp trước Người đã phát nguyện.

Tâm linh, tín ngưỡng là một phần gắn liền với sự phát triển của lịch sử tiến hóa Nhân Loại. Sự ra đời của các Tôn giáo trên Thế Giới đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng chính đáng cho mỗi quốc gia và dân tộc mà tôn giáo đó vươn tới. Tùy vào những mục đích, hoàn cảnh xã hội, chế độ chính trị mà hàng loạt tôn giáo ra đời trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Từ phong tục tín ngưỡng các vị thần Ai Cập ở vùng Bắc Phi và Lưỡng Hà xa xôi, tới tín ngưỡng thờ các vị thần bảo hộ Olympus…cho tới Trung Hoa, trước khi Phật Giáo du nhập, cũng có nhiều đạo giáo ra đời và phát triển. 

Từ khi Đạo Phật được truyền sang nước ta, không biết đã bao nhiêu lần cùng kề vai sát cánh với dân tộc, như một người Cha hiền lành chở che đất nước qua mấy ngàn năm khói lửa binh đao.

Từ khi Đạo Phật được truyền sang nước ta, không biết đã bao nhiêu lần cùng kề vai sát cánh với dân tộc, như một người Cha hiền lành chở che đất nước qua mấy ngàn năm khói lửa binh đao.

Nhưng đa phần, những đạo giáo và tín ngưỡng ấy, ra đời do con người tạo ra và dùng nó để làm một công cụ cai trị quốc gia, mà chúng ta hay gọi đó là Thần quyền. Không mục đích cao thượng, chỉ có mối quan hệ một chiều, là người dân, thần dân phải hết sức tôn thờ, cầu nguyện, lễ bái. Dần về sau, những người tự xưng đứng ra lập đạo, họ dựa dẫm vào uy danh và sự kính ngưỡng của người dân để “thay mặt” các vị thần ấy mà quản lí quốc gia…

Nhưng, trong lịch sử của loài người, cách đây hơn 2500 năm về trước, vào thời vua Tịnh Phạn, tại khu vườn  Lâm-tỳ-ni (Lumbini) thơm ngát hoa ưu đàm ngày xưa, đã ghi dấu sự kiện lịch sử chấn động khắp Pháp giới chúng sinh: Hoàng hậu Maya trên đường từ Ca-tỳ-la-vệ về lại quê bà là Devadaha đã dừng chân thưởng ngoạn và đản sanh Thái tử Tất Đạt Đa, Người đã vì chúng sinh thị hiện và mở ra con đường giải thoát, giác ngộ cho pháp giời chúng sinh ra khỏi khổ đau của luân hồi, sinh tử…

Sau 49 ngày đêm tinh tấn thiền định dưới cội cây Bồ Đề thì Sa môn Gô Ta Ma cũng đã thành tựu Phật Quả - hạnh nguyện Vô Thượng Bồ Đề Chánh Đẳng Chánh Giác mà từ hàng triệu kiếp trước Người đã phát nguyện. Đắc vị Phật Quả hiệu Ta bà giáo chủ điều ngự bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khai sinh Đạo Phật. Bắt đầu cuộc đời hoằng pháp của mình. 

Những người con theo dấu chân Từ Phụ, mang trong mình những ý nguyện cao cả, cứu khổ chúng sinh, là chỗ dựa vững chãi cho cả dân tộc quốc gia, tinh tấn tu tập, hoàn thiện vô lượng công đức lành để lấy đó làm hành trang đi trong sinh tử luân hồi, hạnh nguyện tu tập và trở về mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo: diệt trừ cái tôi, chấp ngã, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi

Những người con theo dấu chân Từ Phụ, mang trong mình những ý nguyện cao cả, cứu khổ chúng sinh, là chỗ dựa vững chãi cho cả dân tộc quốc gia, tinh tấn tu tập, hoàn thiện vô lượng công đức lành để lấy đó làm hành trang đi trong sinh tử luân hồi, hạnh nguyện tu tập và trở về mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo: diệt trừ cái tôi, chấp ngã, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi

Bài liên quan

Có thể nói rằng, Phật Giáo khi du nhập vào quốc gia nào, lãnh thổ nào, cũng đều làm nền tảng phát triển và đồng hành cùng quốc gia dân tộc đó. Không độc tôn, không bạo động, luôn nhu hòa dựa vào đặc điểm văn hóa và thể chế chính trị mà tùy cơ phát triển. Riêng ở Việt Nam chúng ta, điều này là sự thật hiển nhiên không thể chối cãi. Từ khi Đạo Phật được truyền sang nước ta, không biết đã bao nhiêu lần cùng kề vai sát cánh với dân tộc, như một người Cha hiền lành chở che đất nước qua mấy ngàn năm khói lửa binh đao. Trong thời kì Đất Nước hòa bình ổn định, Phật Giáo lại một lần nữa thể hiện vai trò của mình với người dân và đất nước. Khép mình lại sau cửa Tam Quan, nhưng là hậu phương vững chãi, như những người âm thầm khâu vá lại vết thương giữa cuộc đời đầy thương đau, dòng mưu sinh và kinh tế không cùng tận của xã hội hiện đại ngày nay. 

Những người con theo dấu chân Từ Phụ, mang trong mình những ý nguyện cao cả, cứu khổ chúng sinh, là chỗ dựa vững chãi cho cả dân tộc quốc gia, tinh tấn tu tập, hoàn thiện vô lượng công đức lành để lấy đó làm hành trang đi trong sinh tử luân hồi, hạnh nguyện tu tập và trở về mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo: diệt trừ cái tôi, chấp ngã, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, trở thành một vị Bồ Tát đầy từ bi để làm đảo cồn nương tựa cho chúng sinh giữa bể đời mênh mông đau khổ. 

Tìm về Chân Như đạo pháp, giáo lý của Bồn Sư cũng nên hiểu rằng, đích đến cuối cùng của Phật Giáo, là trở về với bản thân, diệt trừ chấp ngã, hoàn thiện vô lượng công đức hạnh lành, tinh tấn thiền định và hướng về Giải Thoát Giác Ngộ

Tìm về Chân Như đạo pháp, giáo lý của Bồn Sư cũng nên hiểu rằng, đích đến cuối cùng của Phật Giáo, là trở về với bản thân, diệt trừ chấp ngã, hoàn thiện vô lượng công đức hạnh lành, tinh tấn thiền định và hướng về Giải Thoát Giác Ngộ

Dù là Tây hay Ta, hiểu sâu hay chỉ biết về Đạo Phật qua câu hồng danh A Di Đà Phật, thì có một điều chúng ta không thể chối cãi được rằng: Thế giới rồi cũng phải có ngày ngồi lại với nhau, nhìn nhận và công nhận về những giá trị xuyên suốt theo thời gian mà Phật để lại cho nhân loại, trừ những người ngoan cố và quá cứng đầu mới không công nhận những giá trị ấy, con đường trở về Chân Như để xa lìa bến bờ vô minh ấy mà thôi. 

Bài liên quan

Con đường đi ra khỏi lục đạo luân hồi mà Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chỉ ra cho nhân loại chúng ta thật vi diệu và không thể nghi bàn. Nó vượt xa vô lượng thiên đàng hay chức vị thần tiên mà các tôn giáo khác đã hứa hẹn. Bằng lòng từ bi, nỗ lực gây tạo phước lành, tinh tấn thiền định… những cốt lõi tu tập này sẽ dìu dắt chúng ta từng bước đi lên cao hơn trong cuộc sống, tâm thức, mở ra cho chúng ta một chân trời từ bi và trí huệ. Xin được trích một đoạn trong Kinh Bát Chánh Đạo mà Bổn Sư đã truyền dạy rằng:

“Ai hiểu đời là khổ

Tức là đã hiểu rằng

Có một cõi Niết Bàn

Vượt ra ngoài sinh tử”

Rõ ràng, ngay từ đầu bài Pháp, Đức Phật đã chỉ ngay ra rằng, tồn tại giữa tam giới, lục đạo luân hồi này là Khổ. Mà nguyên nhân gây Khổ ở đây là sự Vô minh và Ngã chấp. Và Ngài cũng chỉ ra rằng, chỉ có tu tập đến cảnh giới Niết Bàn, là nơi an vui tuyệt đối, từ bi trùm phủ khắp Vũ Trụ, trí huệ siêu việt, không còn bị chi phối bởi qui luật tự nhiên và luân hồi mới là nơi kết thúc khổ đau, mục tiêu cốt lõi của người nào tu tập theo Phật giáo. 

Vì ý trên, nên những tôn giáo thần quyền nào hứa hẹn một cuộc sống an vui trên thiên đường các cõi, cũng chỉ là một dạng tái sinh, hưởng phước, rồi cũng sẽ chấm dứt cảnh giới an vui tạm bợ đó, theo dòng nghiệp mà tiếp tục trầm luân trong biển luân hồi. Vẫn còn Chấp ngã, vẫn còn Vô minh. Chưa phải là tuyệt đối chấm dứt khổ đau, chưa phải là đích đến cao cả của đạo Phật. 

Vì vậy, người Phật tử tu tập theo nhà Phật, thường hướng công đức họ làm đến Vô thượng Bồ Đề, và thường hồi hướng công đức cho toàn Pháp giới chúng sinh, để gieo duyên đủ đầy, dù sinh vào cảnh giới nào cũng có cơ hội tiếp tục tu tập, hướng về Giải thoát Giác Ngộ. 

Đạo Phật đến với giữa cuộc đời của chúng ta, không chỉ bằng giáo lí Từ Bi Hỷ Xả, hòa thuận chúng sinh và bất bạo động. Mà những ai tìm về Chân Như đạo pháp, giáo lý của Bồn Sư cũng nên hiểu rằng, đích đến cuối cùng của Phật Giáo, là trở về với bản thân, diệt trừ chấp ngã, hoàn thiện vô lượng công đức hạnh lành, tinh tấn thiền định và hướng về Giải Thoát Giác Ngộ.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm