Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/10/2021, 15:48 PM

Đau khổ không vì thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều

Trong thực tế, chúng ta khổ đau không phải do thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều, tham vọng quá lớn...

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại vườn xoài Jivaka, gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, ví như một người câu cá trong hồ nước sâu, quăng xuống nước một lưỡi câu có mắc mồi. Một con cá đớp mồi, nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ kheo, con cá ấy vì nuốt lưỡi câu nên đi đến bất hạnh, đi đến ách nạn, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, có sáu lưỡi câu trong đời, đưa đến bất hạnh cho loài hữu tình, đưa đến tai hại cho các loài chúng sanh. Thế nào là sáu?Này các Tỷ kheo, có những sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ái, hấp dẫn, liên hệ đến dục. Nếu hoan hỷ, tán dương, tham luyến và an trú vào sắc ấy, thì này các Tỷ kheo, được gọi là nuốt lưỡi câu của ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị ác ma muốn làm gì thì làm.

Này các Tỷ kheo, có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân nhận thức… Có những pháp do ý nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ái, hấp dẫn, liên hệ đến dục. Nếu hoan hỷ, tán dương, tham luyến và an trú vào pháp ấy, thì này các Tỷ kheo, được gọi là nuốt lưỡi câu của ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị ác ma muốn làm gì thì làm. - (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, phẩm Biển, phần Người câu cá [trích], Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.264)

Chúng ta khổ đau không phải do thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều, tham vọng quá lớn.

Chúng ta khổ đau không phải do thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều, tham vọng quá lớn.

Các giác quan của con người là những công cụ để nhận thức thế giới khách quan và cả chiều sâu nội tại trong tâm thức của từng chủ thể. Những giác quan ấy, kinh Phật gọi là “căn” và phòng hộ, thu thúc sáu căn là một trong những pháp tu cực kỳ quan trọng trong Phật giáo. Có thể nói, từ nơi sáu căn này mà mỗi người tự xây dựng cho mình một thế giới an vui tịnh lạc của giải thoát Niết bàn hay ngược lại là cảnh giới khổ đau, đọa lạc.

Khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng của nó, như mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngữi mùi thơm… thì tâm tham ái khởi lên và mong ước sở hữu hình thành. Và cũng từ đây, con người phải cố gắng bằng mọi cách để truy tìm, chinh phục nhằm thỏa mãn khát vọng chiếm hữu. Thế Tôn gọi hành vi này là nuốt phải lưỡi câu có gắn mồi dục vọng của ác ma và bị ác ma muốn làm gì thì làm.

Đành rằng, phấn đấu để xây dựng cuộc sống hoàn thiện, đầy đủ, sung túc là tiêu chí chung của nhân loại. Nhưng vì lòng tham không bao giờ thỏa mãn nên cuộc đời mãi là cuộc hành trình hướng về, hướng đến… trong chi phối của tham dục và vô minh mà thôi.

Trong thực tế, chúng ta khổ đau không phải do thiếu thốn mà vì mong ước quá nhiều, tham vọng quá lớn. Do vậy, giữ tâm chánh niệm khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần để không bị lôi kéo, không chạy theo, không đánh mất mình là tránh được lưỡi câu của ác ma. Sống trong trần thế mà chẳng nhiễm bụi trần chính là nhờ sự tu tập giữ gìn, phòng hộ sáu căn này.

Chấp ngã là nguồn gốc của đau khổ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm