Dấu vết nghiệp trong guồng quay luân hồi
Nghiệp là quy luật tự nhiên chi phối và dẫn dắt toàn bộ tiến trình đời sống và cái chết trong vòng quay luân hồi bất tận. Do nghiệp mà người ta có một cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau, cái chết có thể đến sớm hay muộn, là một trải nghiệm dữ dội hay bình an.
Câu chuyện cậu bé 3 tuổi có khả năng nhớ tiền kiếp
Nghiên cứu khoa học về dấu hiệu lạ xuất hiện trên cơ thể con người
Trong vòng vài thập kỷ qua, vấn đề con trẻ nhớ lại những gì gọi là tiền kiếp đã được xem như vấn đề có cơ sở khoa học chứ không đơn thuần là chuyện mê tín huyễn hoặc nữa. Tuy nhiên, có lẽ vấn đề khó giải thích và khó chứng minh nên từ xa xưa chưa có nhiều người, nhất là giới khoa học đứng ra nghiên cứu và phổ biến rộng rãi.
Nhà khoa học Stevenson thuộc Đại học Virginia (Hoa Kỳ) đã bỏ ra một thời gian dài nghiên cứu về các trường hợp tái sinh (Reicarnation) qua việc ghi nhận hơn 2.500 trường hợp đầu thai. Những người này đã nhớ lại cuộc sống trước đây của chúng một cách chi tiết, thậm chí còn có thể mô tả được thân thể trước đây của mình. Thông qua kiểm tra hồ sơ khám nghiệm tử thi hoặc nói chuyện với gia đình của người quá cố, Stevenson phát hiện rằng trẻ em thường có vết bớt tương ứng với vết thương trên thân thể được cho là có trong kiếp trước của chúng với độ chính xác đến kinh ngạc.
Trong cuốn sách “Luân hồi và Sinh học” (Reincarnation and Biology) của mình, tiến sĩ Stevenson đã đưa ra dẫn chứng về một thanh niên đã nhớ lại một cách sống động về trải nghiệm chấn thương trong kiếp sống trước. Hai cánh tay của anh đã bị buộc ra sau trong suốt trải nghiệm đó, và khi nhớ lại, hai bàn tay của anh dần hiện lên những vệt trông giống như vết dây thừng.
Tiến sĩ Stevenson cho biết, nếu suy nghĩ của một người có thể tạo nên dấu vết trên cơ thể của người đó thì những ký ức về một cuộc sống trong quá khứ có thể để lại dấu vết trên cơ thể hiện tại. Nhiều vết bớt dường như liên quan đến những trải nghiệm đau thương trong kiếp sống trước và mờ dần khi những ký ức trở nên phai nhạt. Thường thì trẻ em dường như có thể nhớ lại những kiếp sống trước nhưng ký ức trở nên mờ nhạt hơn khi chúng lớn lên.
Nhà thần kinh học Joe Dispenza, người được nói đến trong bộ phim tài liệu “Chúng ta biết những tín tức gì?” (What the Bleep Do We Know!?) cũng nói rằng suy nghĩ của một người có thể tác động lên cơ thể của người đó. Chẳng hạn, trong một thí nghiệm đã được thực hiện, những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu dùng một ngón tay liên tục kéo thiết bị lò xo trong vòng một giờ mỗi ngày trong bốn tuần. Sau đó, ngón tay dùng để kéo trở nên mạnh hơn 30%. Một nhóm khác được yêu cầu tưởng tượng thực hiện yêu cầu này trong cùng một lượng thời gian. Mặc dù không được rèn luyện, các ngón tay của họ cũng tăng 22% sức mạnh.
Tiến sĩ Tucker đã viết: “Nếu tinh thần tiếp tục tồn tại sau khi chết và sống trong một bào thai đang phát triển, vậy thì tôi có thể hiểu ý niệm có thể tác động như thế nào lên bào thai. Không phải là vết thương trên cơ thể trước đây tạo ra các vết chàm hay dị tật bẩm sinh mà là những ký ức về vết thương trong tinh thần của người đó đã tạo ra chúng”.
“Dấu vết” để lại do Nghiệp
Những bằng chứng của sự luân hồi: Bí ẩn thiên tài từ kiếp trước
Một sinh vật sống bao gồm thể xác và ý thức, sau khi chết, thần thức sẽ chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác chứ không đoạn diệt. Thể xác có thể “trở lại với cát bụi” nhưng tinh thần (thần thức) trong Đạo Phật gọi là Nghiệp (thói quen, việc làm tốt hay xấu khi sống).
Con người từ đâu sinh ra? Chết rồi đi về đâu? Tại sao giữa đời lại có những kẻ giàu, nghèo, sang, hèn, đẹp, xấu, trí, ngu sai biệt? Tại sao có người hiền lành mà thường gặp việc khổ sở không may, kẻ hung ác lại được an vui phát đạt? Những câu hỏi này chưa một môn khoa học nào có thể trả lời được một cách xác đáng.
Tuy nhiên, nhân quả, nghiệp báo, một trong những đạo lý căn bản mà Đức Phật tuyên thuyết đầu tiên trong bài Tứ diệu đế, giúp con người nhận ra được bản chất chân thật của cuộc sống hỉ, nộ, ái, ố với vô vàn câu hỏi tưởng như mâu thuẫn nói trên. Bằng cách chỉ ra nguyên nhân của khổ, Đức Phật đã chỉ ra con đường để mỗi người tự giác ngộ, giải thoát chính mình. Theo giáo lý của đạo Phật, mỗi tác ý (nghiệp) – dưới một điều kiện nhất định sẽ tạo thành một quả. Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại người tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải tốt (Thiện) hay xấu (Bất thiện) và được xem hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại dấu vết nơi tâm thức của người tạo ra nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người cứ lưu giữ mãi trong luân hồi.
Một nghiệp được gây ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngôn ngữ. Như thế khi người ta có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết việc làm đó có xảy ra hay không. Chính tư tưởng đã tạo tác nghiệp. Một hành động sẽ không gây nghiệp nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tâm tham, sân, si.
Nghiệp tốt có thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh. Nhưng tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt tái sinh. Muốn thoát khỏi luân hồi, con người phải từ bỏ cả nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Bởi nhân quả trong luân hồi như bánh xe quay tròn, vay trả trả vay, không biết khi nào là kết thúc.
Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài những hành động bất thiện của thân và khẩu, những hạt giống nghiệp tốt có thể bị tiêu hủy khi chúng ta nổi tâm sân giận hay có những quan điểm tà kiến, ví dụ không tin quy luật nhân quả, không tin vào khả năng đạt được giác ngộ nơi mỗi người.
Chính vì vậy, ngoài việc suy niệm để cảm thấy hối hận, ăn năn về những hành động bất thiện đã tạo; đặt niềm tin vào năng lực gia trì của những đối tượng quy y như Phật, Pháp và Tăng; thực hành thiện nghiệp để cân bằng ác nghiệp, bạn phải thực hành các pháp tu có năng lực tịnh hóa chướng ngại và nghiệp chướng: niệm Phật, hữu nhiễu Tháp Phật, sám hối Kim Cương Tát Đỏa, sám hồng danh 35 vị Phật, pháp Bát quan trai giới Nuyngne, pháp Trì tháp.
Nguồn: http://petrotimes.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm